Những phong trào đấu tranh giải phóng nô lệ trong thời kì Nội chiến

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 81 - 86)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.2.2. Những phong trào đấu tranh giải phóng nô lệ trong thời kì Nội chiến

nguy cơ kéo dài cuộc chiến, đồng thời còn đập tan hy vọng của miền Nam trong việc dùng "vua Bông" như một đòn bẩy ngoại giao để kêu gọi sự viện trợ từ các chính phủ châu Âu. Bản Tuyên ngôn đã góp phân tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến ngoại giao của Liên bang, tạo đà đưa đến những thắng lợi quân sự quyết định, chấm dứt một cuộc chiến tranh đẫm máu.

2.2.2. Những phong trào đấu tranh giải phóng nô lệ trong thời kì Nội chiến chiến

Ngay khi cuộc chiến bùng nổ, chế độ nô lệ đã có những biểu hiện tan rã. Trước khi quân đội Liên bang tiến sâu vào khu vực miền Nam, theo lời nhận xét của chủ nô thì nô lệ đã ý thức về cuộc chiến từ rất sớm, từ khi chiến tranh còn là một cái gì đó rất xa xôi. Và họ đã sẵn sàng cho việc giành lấy tự do khi có thời cơ. Việc đàn ông da trắng gia nhập quân đội đã buộc vợ con họ cùng những người già cả ôm yếu, tật nguyền phải trông nom việc đồng áng và quyền uy của họ bị chính những người nô lệ coi thường. Ngày càng có nhiều báo cáo về tình trạng mất tinh thần và hành vi bất phục tùng (của người nô lệ) khắp nơi toàn miền Nam. Rồi việc di cư liên tục của các gia đình da trắng từ những vùng bị đe dọa xâm chiếm đến các vùng đất mới cũng tạo ra nhiều cơ hội để nô lệ bỏ trốn. Những nô lệ đã chuẩn bị sẵn cho hành động bỏ trốn thường rất

82

thích chủ mình chuyển nhà. Cùng với đó là tình trạng khẩn cấp của chiến tranh đã thay đổi công việc và điều kiện sống đối với một số nô lệ. Bởi thiếu thốn nguồn nhân lực da trắng, rất nhiều nô lệ được tuyển dụng. Họ rời bỏ chủ nô và làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn dược, hoặc nhu yếu phẩm cho Liên minh. Điều này đã làm suy yếu chế độ nô lệ.

Việc quân đội Liên bang tiến vào lãnh thổ miền Nam đã nhanh chóng bác bỏ lời tuyên bố truyền thống của người miền Nam rằng: “Nô lệ sẽ mãi phải sống dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, ít nhất là trong các giai cấp nông nô”

[4; 363]. Như có người nói, chiến tranh là “bà đỡ” cho cuộc cách mạng, chế độ nô lệ đã bắt đầu phân hủy từ trước năm 1863. Khi quân đội Liên bang chiếm đóng các phần đất ngoại vi phe Liên minh, hàng ngàn người nô lệ da đen, đầu tiên là từ bang Virginia sau đến bang Tennessee, Louisiana và nhiều nơi khác đã lũ lượt kéo nhau qua phía chiến tuyến của quân đội Liên bang. Như vậy, bản thân những người nô lệ đã bước những bước đi đầu tiên để tiến tới tự do. Có khoảng 0,5 triệu nô lệ trong tổng số gần 4 triệu nô lệ ở miền Nam đã chạy đến các chiến tuyến của Liên bang và giành được tự do trong suốt thời kỳ chiến tranh. Nhìn chung, chính việc quân đội Liên bang đến chiếm đóng đã làm tan rã chế độ nô lệ vì người da đen nhanh chóng hiểu ra rằng sự hiện diện của lính chiếm đóng làm mất đi quyền lực áp bức của cá nhân người chủ cũng như cộng đồng chủ nhân của các nô lệ. Tại đồn điền Magnolia ở bang Louisiana, quân đội Liên bang đến chiếm đóng năm 1862 đã gây ra vụ đình công, và tệ hại hơn: “…chẳng những đám nô lệ da đen từ chối

làm việc mà chúng còn dựng những giá treo cổ ở các khu, nói rằng được lệnh đuổi cổ chủ nhân khỏi đồn điền, treo cổ họ thì sẽ được tự do” [7; 15]. Một nhà báo phương Bắc đã viết như sau vào năm 1862: “Chế độ nô lệ ở bang Louisiana đã biến mất vĩnh viễn và sẽ chẳng còn ý nghĩa gì, bất kể ngài Lincoln hay một người nào khác có nói gì chăng nữa về đề tài này” [7; 16].

83

Khi các lực lượng quân miền Bắc tiến sâu vào trung tâm của lãnh địa Liên minh, họ đã cho hàng ngàn nô lệ có cơ hội trốn thoát. Mặc dù còn rất trung thành với chủ, vô số nô lệ rời bỏ đồn điền và kéo nhau đến các trang trại của quân đội Liên bang trong những lễ mừng tự do được tổ chức lớn. Theo nhà sử học James M. Mc Pherson thì hầu hết nô lệ đều nhận thức được vấn đề của chiến tranh và ý nghĩa của nó cho tương lai của người Mỹ gốc Phi. Hàng ngàn nô lệ đã rời bỏ đồn điền và đến các doanh trại của quân đội Liên bang – cơ hội đầu tiên cho sự giải phóng của họ .

Trong quá trình chiếm đóng và kiểm soát các bang miền Nam, một số tướng lĩnh quân đội Liên bang đã từng bước tiến tới vấn đề giải phóng nô lệ. Bởi họ "hẳn đã không cầm súng nếu nghĩ rằng chế độ nô lệ còn sống sót sau

cuộc chiến tranh này" [13; 551]. Tướng Benjamin F. Butler tại pháo đài

Monroe ở bang Virginia đã thiết lập tiền lệ: sử dụng người da đen tị nạn đến từ các đồn điền như là nhân công phục vụ cho quân đội Liên bang. Ông né tránh vấn đề chính trị và hợp pháp hóa vấn đề rất khó giải thích là "giải phóng nô lệ", bằng cách gọi họ là những “thứ hàng lậu của chiến tranh” – một cái tên gắn liền với người da đen trong suốt cuộc chiến. Năm 1861, ông Edward L. Pierce của Boston đã xây dựng trường học cho người da đen, đưa những doanh nhân miền Bắc xuống vùng này để cai quản các đồn điền bằng cách sử dụng những người da đen là cựu nô lệ, biến họ thành người làm công ăn lương tự do. Đồng thời một số ít trong họ được ban cho đất đai để tự mình trồng trọt. Đến năm 1861, tướng Fremont đã công bố Tuyên bố Missouri vào ngày 30 – 08, với nội dung: trả tự do cho những nô lệ thuộc kẻ phiến loạn. Đến năm 1862, đại tá Gien-ni-xơn ở Kansas đã diễn thuyết trước binh lính của mình rằng: "Những nô lệ thuộc về bọn phiến loạn bao giờ cùng tìm được

sự bảo vệ ở doanh trại chúng ta và chúng ta sẽ bảo vệ họ cho đến người chiến sĩ cuối cùng và viên đạn cuối cùng" [13; 551]. Chính hành động đó của các

84

tướng lĩnh Liên bang đã thúc đẩy sự tan rã của chế độ nô lệ tại các bang miền Nam.

Như vậy, “sự va chạm và mòn mỏi của cuộc chiến… không tự nó hủy

hoại chế độ chiếm hữu nô lệ nhưng nó làm suy yếu nghiêm trọng chế độ này và chuẩn bị con đường diệt vong cho nó” [4; 361].

Sau khi bản Tuyên ngôn giải phóng của Lincoln được công bố, hàng loạt nô lệ đã bỏ trốn khỏi đồn điền để đi tìm sự tự do. Một chủ đồn điền Marbourne ở hạt Sprincess Anne đã viết trong nhật ký: Việc nô lệ bỏ trốn của nô lệ từ các vùng lân cận dường như đã chấm dứt, nay đã bắt đầu lại. Ông JB. Bland cách đây vài đêm mất thêm 17 tên – tính tất cả ông mất 27 tên – mặc dù đã bắt lại được 5 tên. Nhìn chung, cứ khi nào việc bỏ trốn là có khả thi thì nô lệ đều nhanh chóng nắm bắt cơ hội.

Bản cam kết về sự tự do của Tuyên ngôn không chỉ thúc đẩy những nô lệ rời bỏ các đồn điền, mà còn khuyến khích cho những hành động chống đối của nô lệ với chủ nô. Những người da trắng miền Nam đã than phiền rất nhiều về tính “xấc láo” và “bất trị” của “đám người được tự do” không còn ngoan

ngoãn như khi còn là nô lệ. “Tại đồn điền Bradford ở bang Florida liên tiếp xảy ra những vụ đụng độ. Đầu tiên là người đầu bếp da đen nói thẳng với bà chủ: “nếu bà muốn ăn cơm thì hãy tự nấu lấy”” [9; 62]. Còn những người nô

lệ cũ khác đang làm việc trên đồng ruộng cũng bỏ đi, đến gặp những binh lính miền Bắc đề nghe nói chuyện về “tự do”. Chị hầu gái trong gia đình cũng dắt con đi nghe. Khi bà chủ nói ở nhà làm việc thì chị nói lại “chúng tôi được tự

do rồi, chúng tôi muốn làm gì thì đó là quyền của chúng tôi” [9; 62]. Khi

quân đội Liên bang tiến về Richmond – thủ phủ của lực lượng ly khai, một người da đen ở đây đã nói thẳng với người chủ nô cũ rằng: “mọi cái đều bình đẳng… Đất đai nay đã thuộc sở hữu của người Yankee và họ chia đều cho người da màu chúng tôi” [9; 57]. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến

85

nền kinh tế miền Nam. Vì nô lệ bỏ trốn nhiều, thiếu sức lao động, đàn ông ra trận, đàn bà và trẻ nhỏ ở nhà quản lý nô lệ nên không hiệu quả, lại bị chống đối… nên năng suất lao động ở các đồn điền giảm sút. Nếu kéo dài chiến tranh, sức mạnh vật chất của quân đội Liên minh sẽ bị suy kiệt. Nhiều nô lệ da đen phía sau phòng tuyến của Liên minh công khai tỏ thái độ thù địch hoặc chống lại chủ của họ. Có nhiều trường hợp còn sử dụng cả đến bạo lực. Bà Chesnut có ghi lại một vụ giết người có nô lệ là thủ phạm tại một đồn điền miền nam Carolina. Khi hậu phương không còn ổn định, những người đàn ông da trắng miền Nam không thể yên tâm ra trận, cộng thêm sự mệt mỏi vì cuộc chiến kéo dài, tinh thần chiến đấu của quân đội Liên minh sẽ trở nên rệu rã.

Không chỉ khuyến khích các nô lệ tham gia chiến đấu cho Liên bang, bản Tuyên ngôn giải phóng còn động viên các nô lệ da đen ở miền Nam, phá hoại những tiềm lực tại chỗ của lực lượng Liên minh. Một vụ nổi tiếng nhất là vụ Robert Smalls ở Charsleston. Ông này là hoa tiêu cho một chủ tàu miền Nam. Ông ta đã đưa con tàu vào tay những đơn vị giám sát phong tỏa của Liên bang. Nhiều nô lệ khi trở thành trinh sát viên hoặc gián điệp của quân đội Liên bang đã gây nhiều khó khăn cho quân đội Liên minh. Với lợi thế thông thuộc địa hình, lại dễ dàng đi qua các vùng lãnh thổ với tư cách nô lệ mà không bị phát hiện, họ đã phá hoại nhiều hệ thống công sự và kho dự trữ của Liên minh. Như vậy, bằng việc giải phóng các nô lệ, Lincoln tạo ra mũi tấn công đột kích, đánh từ sau lưng địch, kết hợp với mũi tấn công trực diện của quân đội Liên bang, khiến cho quân Liên minh lúng túng.

Như vậy, trong cuộc Nội chiến kéo dài gần 4 năm, chính những người nô lệ da đen đã tham gia tích cực vào cuộc Nội chiến. Theo thống kê có khoảng 186.000 người da đen đã đứng về phe những người phương Bắc để chiến đấu. trong thời gian chiến tranh, ở các đồn điền có khoảng 500.000

86

người da đen bỏ trốn để chống lại chế độ nô lệ hay tham gia tích cực chống lại chế độ đó. Trong cuộc Nội chiến này đã có khoảng 37.000 binh lính da đen đã hi sinh…

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)