Nội dung Bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ”

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 68 - 73)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.2.1.2. Nội dung Bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ”

Vào mùa hè năm 1862, Tổng thống Lincoln đã thắng trong cuộc tranh cãi rằng việc giải phóng nô lệ tại các bang nổi loạn là một biện pháp thời chiến hợp lý và khả thi. Đến tháng 07 – 1862, Lincoln kết luận rằng một bản Tuyên ngôn giải phóng là “điều hoàn toàn thiết thực cho việc cứu rỗi Liên bang” [12; 511]. Nhưng thời gian cho động thái ấy vẫn chưa chín muồi. Vì

thế, ông cho rằng tuyên bố giải phóng nô lệ sẽ là tùy cơ ứng biến và ông chờ đợi dòng chiến sự đổi chiều. Sự thay đổi ấy đến vào tháng 09 – 1862 trên những chiến trường đẫm máu ở Antietam. Ít nhất dòng chảy ấy cũng đủ thuyết phục Tổng thống Lincoln rằng: đây là thời gian thuận lợi cho lời tuyên bố của ông. Ngày 22 – 09, ông đưa ra lời Tuyên bố sơ bộ về giải phóng nô lệ với nội dung cơ bản rằng: Nô lệ tại các bang nổi loạn từ ngày 01/01/1863 trở đi sẽ được tự do vĩnh viễn. Và để hạn chế sự phản đối của dân chúng càng

69

nhiều càng tốt, ông giải thích bước tiến này như một biện pháp cần thiết cho quân sự.

Nội dung của bản Tuyên ngôn như sau:

“Kể từ ngày 01 – 01 – 1863 , bất kỳ bang nào hoặc những khu vực thuộc bang đó nếu vẫn còn nô lệ, thì người dân nơi đó sẽ bị coi là chính phủ Hợp chủng quốc phản động. Tất cả những người bị bắt làm nô lệ phải được giải phóng và mãi mãi được hưởng tự do. Chính phủ Hợp chủng quốc bao gồm hải quân lục quân phải thừa nhận và bảo vệ tự do của những con người nô lệ đó. Và phải cố gắng mang lại sự tự do thực sự cho những con người đó, và không thực hiện bất kỳ hành động áp chế nào.

Kể từ ngày 01 – 01 – 1863, Tổng thống nhận định và tuyên bố các bang hoặc những khu vực thuộc bang đó nếu không thực hiện sẽ là chính phủ Hợp chủng quốc phản động. Các bang khác cùng với nhân dân ở nơi đó vào đúng ngày này phải cử đại biểu được lựa chọn dân chủ và hợp pháp tham gia một cách chân thành vào Quốc hội Hợp chủng quốc và nếu như không có một chứng cứ làm đảo ngược thì bang đó và nhân dân ở bang đó sẽ được công nhận là chính phủ Hợp chúủg không phản động. Do vậy, tôi Abraham Lincoln – Tổng thống Hợp chủng quốc, giữa lúc chính phủ Hợp chủng quốc và quyền uy của nó gặp phải sự chống đối của cuộc phản loạn vũ trang, dựa vào chức quyền Tổng tư lệnh hải quân, lục quân của Hợp chủng quốc, tôi đã tổ chức các lực lượng quân sự thích hợp và cần thiết để tiêu diệt bọn phản loạn”

[23; 71].

Sau khi bản Tuyên ngôn này được công bố, các thành viên Đảng Dân chủ đã giành về từ tay Đảng Cộng hòa 32 ghế tại Hạ viện cộng với các ghế Thống đốc bang New York và New Jersey. Đồng thời họ giành quyền kiểm soát các cơ quan lập pháp tại bang Illinois và bang Indiana. Điều này buộc Tổng thống Lincoln đệ trình lên Hạ viện một điều khoản bổ sung cho Hiến

70

pháp. Điều khoản này đề nghị giải phóng nô lệ dần dần và có bồi hoàn lại cho tất cả các bang trước đây có chế độ nô lệ tồn tại. Điều khoản bổ sung này cũng chuẩn y cho những nô lệ được giải phóng tình nguyện trở thành cư dân thuộc vùng lãnh địa ngoài Liên bang. Có thể coi vùng lãnh địa này bao gồm bất cứ bang nào thuộc Liên minh hạ vũ khí quy hàng và tái bày tỏ lòng trung thành của họ với Liên bang trước khi việc giải phóng này thực sự xảy ra. Thêm vào đó, trong bài diễn văn đọc vào tháng 12 – 1862 của mình trước Hạ viện, Tổng thống Lincoln tìm cách làm giảm nỗi lo sợ của rất nhiều người miền Bắc rằng họ sắp sửa bị một làn sóng cựu nô lệ nhấn chìm. Ông chỉ ra rằng: hầu hết những người được giải phóng có lẽ vẫn sẽ ở lại miền Nam một khi chế độ chiếm hữu nô lệ không còn. Rằng thậm chí nếu tất cả bọn họ phân bổ đều trên khắp các bang thuộc nước Mĩ, thì tỷ lệ dân cư cũng chỉ là: 1 da đen, 7 da trắng. Cuối cùng, ông cũng nói rõ rằng miền Bắc có quyền quyết định có nên chấp nhận họ hay không. Nhưng ông không có ý định hoãn thời hạn hiệu lực của lời tuyên bố này. Vì thế ngày 01/01/1863, ông đưa ra lời tuyên bố cuối cùng về giải phóng nô lệ.

Vào ngày 01 – 01 – 1863, tức đúng dịp Tuyên ngôn sơ bộ công bố khoảng 100 ngày, Lincoln đã chính thức tuyên bố và nhận định các bang, các khu vực thuộc bang đó và chính phủ Hợp chủng quốc phản động nhân dân bao gồm: bang Arkansas; bang Dekersasi; bang Lovisiana (thì những khu vực dưới đây: Saint James, Acre, Arimasu, Trima, Lafuane, Saint Marie, An Marino và Orleans, thành phố Neuorleans); bang Mississippi; bang Alabama; bang Florida; bang Ohojar; bang South Carolina; bang North Carolina và bang Virginia (trừ 48 huyện ở phía West Virginia và Berkeley, Achimaka, North Hamadun, thành phố Elizabeth, York, Angaz và Norgolk bao gồm thành phố Morfolk và thành phố Pucimasi). Và quy định rõ ràng những khu

71

vực không thuộc bang kể trên trước mắt được đảm bảo giữ nguyên trạng trước khi bản Tuyên ngôn được công bố.

“Dựa vào mục đích trên cùng với quyền lực mà tôi chính thức ra lệnh và tuyên bố: trong các bang và các khu vực đã chỉ ra ở trên, từ hôm nay trở đi tất cả những người bị bắt làm nô lệ sẽ được tự do và mãi mãi tự do. Chính phủ Hợp chủng quốc bao gồm cả những nhà lãnh đạo hải quân, lục quân thừa nhận và bảo vệ tự do cho những con người đó. Tôi yêu cầu tất cả những người được hưởng quyền tự do trên ngoài việc tự vệ tất yếu ra, còn lại tránh sử dụng bất kỳ hình thức bạo lực nào. Đồng thời, khuyên họ rằng chỉ cần có khả năng thì trong bất sức tình huống nào cũng cần phải làm việc thật sự và phải lương thiện.

Tôi còn muốn tuyên bố với họ rằng nếu trong điều kiện cho phép, họ có thể sẽ được nhận vào làm việc ở các cứ điểm quan trọng, các binh trạm và cũng có thể phục vụ trên các con tàu quân sự.

Tôi thành thật cho rằng đây là một hành động chính nghĩa, hành động này là sự tất yếu của quân sự và được sự cho phép của Hiến pháp. Tôi yêu cầu nhân loại khi phán xét hành động này hãy hiểu rõ và lương thứ. Xin Đấng Thượng đế toàn năng, Người hãy từ bi và ban phúc cho chúng con!" [23; 72].

Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ năm1863 trở thành “văn kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Mĩ kể từ khi thành lập Liên bang cho tới nay” [13;

737]. Hành động vĩ đại này đã đưa cuộc Nội chiến Mĩ bước vào giai đoạn “dùng

phương thức cách mạng để tiến hành chiến tranh” [25; 33]. Từ đó về sau, việc giải phóng nô lệ đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong cuộc tác chiến của quân đội Liên bang.

Tuy nhiên, bản Tuyên ngôn này vẫn có một số hạn chế. Thứ nhất, sự quy định về giải phóng nô lệ trong bản Tuyên ngôn này không ứng dụng cho các tiểu bang trong vùng biên cương. Nó không đụng chạm đến chế độ nô lệ ở các khu

72

vực này. Những nô lệ tại đây vẫn chịu sự áp bức nặng nề của các chủ nô. Về sau, thông qua việc nô lệ bỏ trốn, chế độ nô lệ ở các tiểu bang này mới đi đến chỗ tan rã. Thứ hai, bản Tuyên ngôn cũng không trao quyền bầu cử cho những người nô lệ da đen ở phía Nam đã thoát khỏi gông cùm của chế độ nô lệ, nhưng về mặt chính trị vẫn bị áp bức, về mặt kinh tế vẫn chịu nghèo khó, đói rách. Và người lãnh tụ da đen - Frederick Douglass đã nhận xét: “Trong lịch sử chưa hề có chuyện như thế này. Tức điều kiện giải phóng lại không có lợi cho giai cấp được giải phóng như thế” [25; 33]. Trên thực tế, bản Tuyên ngôn này không có tác

dụng trực tiếp lên chế độ chiếm hữu nô lệ. Nó không trực tiếp giải phóng bất cứ nô lệ nào trên lãnh thổ mà Tổng thống Lincoln có quyền lực giải phóng cho họ cũng như ở các khu vực Tổng thống Lincoln không có quyền lực. Nhưng ý nghĩa vĩ đại và tiến bộ của nó trong lịch sử là không thể phủ nhận. Hơn nữa khi nó vừa được công bố thì ngay lập tức có những tác động tích cực và hiệu quả to lớn. Sau khi tin tức được truyền tới phía Nam, những người nô lệ da đen đang sống trong hoàn cảnh tối tăm mù mịt từ năm này qua năm khác, bỗng nhiên nhìn thấy một tia sáng. Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn có rất đông những người nô lệ da đen ở phía Nam bỏ trốn. Những cuộc khởi nghĩa của nô lệ da đen ở phía Nam cũng đã nối tiếp xảy ra. Tất cả những điều đó là một thứ sức mạnh to lớn, giáng những đòn nặng nề vào lực lượng ly khai. Bản Tuyên ngôn này cũng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh ngoại giao, góp phần đánh bại kế hoạch can thiệp của nước Anh và các nước châu Âu khác vào cuộc Nội chiến Hoa Kì, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân châu Âu đối với Liên bang miền Bắc trong cuộc chiến đấu này.

Như vậy, chỉ với một sắc lệnh ngắn gọn "giống như những giấy gọi ra

tòa thông thường mà các trạng sư của các bên thưa kiện gửi cho nhau" [13;

73

đã tác động sâu sắc đến tình hình nước Mĩ trong giai đoạn sau của cuộc Nội chiến (1863-1865).

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)