Vai trò của Linconl trong cuộc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 89)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.2.3.2 Vai trò của Linconl trong cuộc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ

Ngay từ khi bắt đầu nhận thức được các vấn đề xã hội, Abraham Lincoln đã coi chế độ nô lệ là một tội ác của loài người. Ông nói rằng: “Ai cũng cho rằng buôn bán nô lệ da đen châu Phi là một hành động kẻ cướp, đáng phỉ nhổ, đáng treo cổ. Vậy tại sao lại có thể bằng lòng cho chế độ nô lệ bành trướng ở những bang mới?” [19; 131]. Lincoln nhận thấy chế độ nô lệ

đi ngược với truyền thống tự do, dân chủ của người Mĩ. Và ông khẳng định:

“Trên thế giới này không có lý do nào có thể giải thích được tại sao người Negro không có tất cả các quyền tự nhiên mà bản Tuyên ngôn độc lập đã đưa ra – quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của họ”

[23; 381].

Trên phương diện chính trị - xã hội: ông phản đối chế độ nô lệ vì cho rằng “dù là người da trắng cũng không đủ tư cách cai trị người khác nếu người đó không ưng thuận" [19; 132], điều này cũng đã được quy định rõ

90

trong Tuyên ngôn độc lập. Ngay từ khi bắt đầu bước chân vào con đường chính trị, Lincoln đã tỏ quan điểm của mình về vấn đề chế độ nô lệ. Năm 1837, lần đầu tiên Lincoln đứng ra chống lại chế độ nô lệ tại Quốc hội Ilinois, cho rằng chế độ này được “lập nên một cách bất công và là một chính sách tồi. Trong giai đoạn 1845 - 1847, Lincoln là đại biểu Quốc hội Đảng Whig. Tại kỳ họp thứ 30 của Quốc hội, ông khuyến khích cải cách nội bộ do Liên bang tài trợ và hoạt động chống việc mua bán nô lệ tại Colombia. Ông đã thảo ra một đề án nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ tại quận Colombia vì cho rằng đó là

“cái ung nhọt cần cắt bỏ” [19; 126]. Ông tích cực ủng hộ “Điều khoản

Wilmot chống chế độ nô lệ” ở các vùng mới chiếm được của Mexico. Năm 1854, ông lại được bầu vào cơ quan lập pháp bang nhưng ông từ chối để tham gia ứng cử vào Thượng nghị viện Mĩ. Sự phản đối quyết liệt của ông đối với vấn đề nô lệ đã khiến ông từ bỏ Đảng Whig và gia nhập Đảng Cộng hòa – một đảng mới chủ trương ngăn cản sự mở rộng chế độ nô lệ.

Năm 1854, trong lần ứng cử vào Thượng viện Mĩ tại bang Ilinois, Lincoln trình bày một cách hệ thống các quan điểm của mình về chế độ nô lệ. Khi đề cập đến cái gọi là “quyền tự trị thiêng liêng” mà Douglas đã đề cập đến trong bài diễn văn của mình, Lincoln chỉ rõ: “Khi một người da trắng tự

mình cai trị mình thì đó là tự trị. Nhưng khi anh ta tự mình cai trị mình đồng thời cai trị người khác nữa thì quá quyền tự trị mất rồi; đó là chuyên trị, chuyên chính cai trị” [19; 132]. Và “nếu người da đen quả thật là con người thì lòng tin sắt đá xưa kia của tôi dạy rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, người này không có quyền lợi tinh thần nào bắt người kia phải làm nô lệ cho mình” [19; 132]. Như vậy, theo Lincoln, nguyên tắc mà

Tuyên ngôn đề ra vốn trở thành niềm tin và truyền thống tốt đẹp của người Hoa Kì, nay đã bị phá vỡ. Vì nếu Hoa Kì còn tình trạng bóc lột người da đen, còn kì thị màu da, kì thị chủng tộc thì phải sửa lại Tuyên ngôn là: “Tất cả mọi

91

người sinh ra đều có quyền bình đẳng, trừ người da đen, dân ngoại quốc và dân Công giáo” [19; 132]. Quyết liệt hơn, Lincoln còn nói: “Đến nước ấy thì tôi sẽ phải cuốn gói đến một xứ nào khác mà dân chúng không giả vờ giả vịt yêu chuộng tự do gì cả, như nước Nga, chuyên chế là chuyên chế, chẳng cần pha trộn đạo đức gì hết” [19; 132].

Năm 1860, Lincoln trúng cử Tổng thống, các bang miền Nam quyết định ly khai, cuộc Nội chiến bùng nổ. Trong giai đoạn đầu, Lincoln đặt vấn đề giải phóng nô lệ dưới nhiệm vụ bảo toàn Liên bang vì đó là mục đích tối thượng của ông trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau của cuộc chiến, trước nguy cơ kéo dài chiến tranh và sự xói mòn của chế độ nô lệ do chiến tranh đem lại, Lincoln đã nhận thức được rằng: Không thể xóa bỏ chế độ nô lệ nếu không ưu tiên việc bảo toàn Liên bang. Cũng không thể bảo toàn Liên bang nếu không xóa bỏ chế độ nô lệ.

Chính từ những nhận thức trên, sau 18 tháng tiến hành chiến tranh đến ngáy 22 – 9 – 1862 ông ra bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ làm chấn động cả thế giới. Bản tuyên ngôn tuyên bố từ ngày 1 – 1 – 1863 tất cả những người nô lệ ở các tiểu bang nổi loạn đều được tự do.

Sự kiện vĩ đại này đã đánh dấu một sự chuyển biến mang tính bước ngoặt của cuộc Nội chiến Mĩ, một cuộc thập tự chinh của tự do chống chế độ nô lệ chính thức bắt đầu. Mac đã đánh giá rất cao bản tuyên ngôn này và gọi nó là: văn kiện quan trọng nhất trong lịch sư nước Mĩ kể từ ngày thành lập Liên bang cho đến nay. Bởi vì từ nay Hoa Kì mới mang bộ mặt thật sự dân chủ, xóa được một vết nhơ đáng xấu hổ. Lời tuyên bố giải phóng nô lệ của Linconl đã mang lại niềm vui cho hàng triệu người nô lệ da đen.

Ngay sau khi bản tuyên ngôn được công bố thì nó đã mang lại những hiệu quả hết sức to lớn. Hàng vạn nô lệ da đen miền Nam đang sống trong hoàn cảnh tối tăm mù mịt từ năm này qua năm khác bỗng nhiên nhìn thấy môt

92

tia sáng. Do vậy chỉ trong một thời gian ngắn, hàng vạn nô lệ đã rời bỏ những đồn điền miền Nam, dời bỏ hàng ngũ quân đội Hợp bang khiến cho lực lượng miền Nam vốn đã ít lại càng giảm, sản xuất bị tê liệt. Đồng thời những cuộc khởi nghĩa của nô lệ da den ở phía Nam liên tiếp xảy ra, quân đội miền Nam phần lớn là nô lệ da đen đã trồn lên miền Bắc tham gia vào quân đội miền Bắc, chiến đấu một cách anh dũng để xóa đi chế độ khổ đau đã thống trị mình từ bấy lâu nay. Tất cả những điều đó đã giáng những đòn nặng nề vào bọn chủ nô. Vì thế sắc luật giải phóng nô lệ như một đòn trời giáng vào chế độ nô lệ miền Nam – đây là điểm mạnh nhất của Liên bang miền Bắc nhưng cũng là điểm yếu nhất của Hợp bang miền Nam.

Đồng thời vào 5 – 1862 Chính phủ Linconl lại ban bố “Luật bất thổ

cư” mà nhân dân lao động phía Bắc đã chông chờ từ nhiều năm qua. Luật đất

thổ cư quy định tất cả những người trung thành với Liên bang và đã thành niên chỉ cần đóng mười mỹ kim phí đăng kí thì có thể tiến đến phía Tây lãnh 60 mẫu Anh ruộng đất. Sau 5 năm canh tác sẽ được quyền sở hữu vĩnh viễn. Luật đất thổ cư đã đáp ứng kịp thời nguyện vọng của đông đảo nhân dân miền Bắc và đẻ bảo vệ những quyền lợi vừa dành được của mình, nông dân tích cực tham gia vào cuộc chiến chống chủ nô, bảo vệ sự tồn tại của Liên bang.

Sau khi ban bố hai đạo luật này một không khí phấn khởi bao trùm lên các bang miền Bắc, hàng vạn nô lệ, nông dân, công nhân…đã tình nguyện ra nhập quân đội, những đội dân công ngày đêm vận chuyển phục vụ cho chiến trường… tất cả đoàn kết hợp thành một khối chiến đấu dười sự lãnh đạo tài tình của Linconl.

Ngoài hai đạo luật trên, Linconl còn thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính sách cách mạng như: vũ trang cho người da đen, trấn áp những phần tử phản cách mạng…

93

Tất cả những chính sách tiến bộ trên đặc biệt là Tuyên ngôn giải phóng nô lệ và phương lệnh chiêu mộ người da đen đi lính cũng như lập đất thổ cư…đã có một tác dụng vô cùng to lớn cho phép động viên một cách cao độ sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đồng thời tranh thủ được cảm tình của nhân dân và dư luận tiến bộ trên thế giới để đưa cuộc nội chiến đến thắng lợi và đưa chế độ nô lệ đến chỗ diệt vong.

Đặc biệt với bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, Lincoln đã “đi đến cái

mục đích chính của toàn bộ phong trào chống chế độ nô lệ. Đi đến việc nhổ tận gốc cái thứ quái vật đó trên toàn đất Liên bang” và “có công lao to lớn là đã xóa bỏ cho Liên bang mọi trách nhiệm về sự tồn tại tiếp tục của chế độ nô lệ” [22; 53]. Với bản Tuyên ngôn giải phóng, Lincoln được nhân dân Mĩ và

nhân dân thế giới biết đến như “một tấm gương sáng về sự vượt khó, một người đã cống hiến không biết mệt mỏi cho cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ và đặc biệt là đã đem lại sự vẹn toàn cho Liên bang Hoa Kì” [6; 111]. Và ông được tôn vinh là “vị tổng thống vĩ đại nhất trong mọi thời đại của Hợp chủng quốc”.

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 89)