NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM XÓA BỎ HOÀN TOÀN CHẾ ĐỘ NÔ LỆ SAU NỘI CHIẾN

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 93 - 96)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.3. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM XÓA BỎ HOÀN TOÀN CHẾ ĐỘ NÔ LỆ SAU NỘI CHIẾN

LỆ SAU NỘI CHIẾN

Trong khi cuộc Nội chiến sắp chấm dứt, Linconl đã nghĩ tới chủ nghĩa bình đẳng cho công cuộc tái thiết. Tháng 3 - 1865, trong lúc Quốc hội ngưng họp thì nhóm cấp tiến nỗ lực thuyết phục nhân dân miền Bắc ủng hộ quyền bầu cử của người da đen. Năm 1864, Thượng viện đã thông qua tu chính án 13, bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn quốc. tháng 1 – 1865, Hạ nghị viện bằng số phiếu thuận/nghịch chênh lệch lớn, 119 – 56, cũng đã thông qua bản tu chính án này và gửi đến. “Vấn đề của thời đại đã được giải quyết các tiểu bang để phê chuẩn”. Nhiều đảng viên Đảng cộng hòa khi ấy tin tưởng tu chính án 13 sẽ đem lại cho người da đen quyền công dân với mọi quyền lợi căn bản được

94

chính phủ Liên bang bảo vệ. Nhưng liệu rằng chế độ nô lệ ở Mĩ đã thực sự bị thủ tiêu? Douglas nói rằng: Chế độ nô lệ chưa bị thủ tiêu chừng nào người da đen chưa được cầm lá phiếu. Chính vì vậy, Hội chống nô lệ Hoa Kì chưa thể giải tán và Wendell Phililips được bầu làm chủ tịch Hội. Một khẩu hiệu mới được đưa ra “Không có tái thiết nếu người da đen chưa được bỏ phiếu”.

Mặt khác, một nhóm người cấp tiến chủ trương chính phủ Liên bang phải can thiệp: phân chia đất đai cho người nô lệ cũ. Vị dân biểu ủng hộ ý kiến này nhiều nhất là George W.Julian, chủ tịch ủy ban công thổ Hạ nghị viện. Ông nói: nếu không cải cách ruộng đất thì người nô lệ được giải phóng sẽ lại bị ràng buộc bởi chế độ tiền công cũng tàn nhẫn chẳng khác gì chế độ nô lệ. Quốc hội cũng đã cho phép phân chia các đồn điền bị tịch thu và những khu đất bỏ hoang thành những thửa ruộng 40 mẫu Anh để cho người nô lệ được tự do và dân tị nạn thuê và sau cùng là mua.

Ở miền Nam, vấn đề mà các cơ quan lập pháp quan tâm và được đưa ra thảo luận ngay từ những phiên họp đầu tiên là vấn đề lao động da đen. Kết quả là Bộ luật lao động da đen ra đời, xác định quyền hạn và trách nhiệm mới của người da đen được tự do. Bộ luật cho phép người da đen có quyền sở hữu tài sản, kết hôn, kí kết hợp đồng khởi kiện và làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến người da đen. Tuy nhiên, những điều khoản này chỉ là thứ yếu; bộ luật thật sự nhằm ổn định lực lượng lao động da đen và hạn chế những đòi hỏi về kinh tế của họ. Trước tình hình đó, quần chúng miền Bắc phản ứng rầm rộ buộc các bang miền Nam thay đổi ngôn từ bộ luật.

Mặc dù người da đen được giải phóng nhưng hầu như toàn bộ các quy định luật pháp về lao động và tội hình sự trên đều nhằm thực thi và củng cố chế độ cảnh sát trị và tư pháp của người da trắng. Chế độ thuế khóa cũng không công bằng. Sự kì thị người da đen cũng xảy ra tương tự trong ngành tư pháp. Nhưng những điều này đã gặp phải những phản đối mạnh mẽ từ nhiều

95

phía, cuối cùng khoảng cuối năm 1866, nhiều bang phía Nam đã phải hủy bỏ các sắc luật kì thị người da đen.

Ở miền Bắc, những người cộng hòa cấp tiến đấu tranh mạnh mẽ cho quyền lợi của người da đen. Họ đều cho rằng: không thể có tái thiết nếu người da đen không được quyền đi bầu cử. Tháng 1 – 1866, chủ nhiệm ủy ban tư pháp Lyman Trumbull đưa ra Thượng viện 2 dự luật: một dự luật duy trì Cục vấn đề người tự do và cho phép các nhân viên cục khởi tố các vụ xâm phạm quyền dân sự của người da đen – đạo luật này gọi là Luật Dân Quyền. Đạo luật thứ hai cấp tiến hơn gọi là Luật Dân Sự, xem mọi người sinh ra tại Hoa Kì (trừ người da đỏ) đều là công dân và có quyền bình đẳng bất kể màu da về những việc như kí kết hợp đồng, thưa kiện, được hưởng sự đảm bảo về an ninh con người và tài sản. Không một tiểu bang nào được phép chối bỏ những quyền lợi này của mọi công dân.

Dự luật Dân quyền là cố gắng đầu tiên trong việc định nghĩa tu chính án 13 nói đến sự tự do của công dân. Như một dân biểu giải thích: Dự luật Dân quyền bảo đảm cho giai cấp lao động nghèo khổ quyền kí kết hợp đồng lao động, đòi hỏi mức lương thỏa đáng và những phương tiện làm chủ và có quyền hưởng thụ những thành quả lao động nhọc nhằn của họ. dự luật về Dân quyền cho thấy sự thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ giữa Liên bang và các tiểu bang và ý tưởng cấp tiến trong đời sống chính trị. Dự luật nhằm chủ yếu bảo vệ người nô lệ được giải phóng.

Thượng nghị sĩ bang Maine nhận định: “Dự luật này mang tính chất cách mạng mặc dù chúng ta không có cuộc cách mạng nào”.

Như vậy, mặc dù cuộc Nội chiến đã kết thúc, chế độ nô lệ về cơ bản bị xóa bỏ. Nhưng để xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ ở Mĩ, nhân dân lao động, những người nô lệ cũ và những người cấp tiến còn phải trải qua một quá trình

96

đấu tranh lâu dài, gần 10 năm sau Nội chiến chế độ nô lệ mới hoàn toàn bị xóa bỏ ở Mĩ.

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)