Tác động của Bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ”

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 73)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.2.1.3. Tác động của Bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ”

Trước khi công bố bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, Tổng thống Abraham Lincoln đã nhận thấy việc giải phóng nô lệ tại các bang nổi loạn là một biện pháp thời chiến hợp lý và khả thi. Khi Liên minh miền Nam tố cáo rằng bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của ông là sự vi phạm Hiến pháp, xâm phạm quyền lực của các tiểu bang, Lincoln đã phản bác lại bằng một câu rất nổi tiếng về mối tương quan giữa Hiến pháp và sức mạnh quốc gia. Ông cho rằng: trong cuộc Nội chiến, ông sẽ làm tất cả để giữ gìn Liên bang cho dù ông có vi phạm Hiến pháp vì “Hiến pháp không là gì cả, nó như một cánh tay bị thương nặng một khi nó đã uy hiếp đến tính mạng, một bác sĩ giỏi cần phải chặt cánh tay đó đi, trước khi nó uy hiếp đến tính mạng của người bệnh” [6;

270]. Như vậy, phải khẳng định rằng bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln là một văn bản có giá trị pháp lý vì theo như ông giải thích: “những biện pháp này theo như tôi nếu không trái với luật pháp thì là hợp pháp bởi chúng là biện pháp không thể thiếu để bảo toàn Hiến pháp Hoa Kì và như vậy bảo toàn lãnh thổ nước Mĩ” [4; 161].

Trên thực tế, chế độ nô lệ ở miền Nam bắt đầu tan rã trước khi Lincoln công bố bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Bằng sự giúp đỡ của quân đội Liên bang khi chiếm đóng lãnh thổ miền Nam hoặc bản thân người nô lệ tự vận động, bằng cách đăng lính hay bỏ trốn... công cuộc giải phóng nô lệ đã diễn ra từ những ngày đầu của cuộc chiến. Nhưng phải đến khi bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ được công bố thì sự nghiệp đó mới trở thành sự nghiệp của cả dân tộc Mĩ, và những người nô lệ dù tự giải phóng hay được giải phóng mới được công nhận tự do về mặt hiến pháp. Giờ đây, Hiến pháp của Hoa Kì không chỉ bảo vệ quyền lợi của người da trắng mà nó đã và đang cố

74

gắng thực hiện đúng vai trò của một bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ theo đúng nghĩa. Như vậy, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã hợp pháp hóa việc xóa bỏ chế độ nô lệ tại các bang miền Nam được quy định trong bản Tuyên ngôn, đồng thời thúc đẩy quá trình giải phóng nô lệ ngay tại các bang không nằm trong quy định đó.

Trước hết, theo Hiến pháp, chế độ nô lệ đã bị chính thức xóa bỏ tại các bang: bang Arkansas; bang Dekersasi; bang Lovisiana (gồm: Saint James, Acre, Arimasu, Trima, Lafuane, Saint Marie, An Marino và Orleans, thành phố Neuorleans); bang Mississippi; bang Alabama; bang Florida; bang Ohojar; bang South Carlina; bang North Carolina và bang Virginia (trừ 48 huyện ở phía West Virginia và Berkeley, Achimaka, North Hâmdun, thành phố Elizabeth, York, Angaz và Norgolk bao gồm thành phố Morfolk và thành phố Pucimasi).

Ngoài ra, dưới tác động của bản Tuyên ngôn, các bang dù không nằm trong quy định cũng từng bước xóa bỏ chế độ nô lệ. Cụ thể như: cuối năm 1863, ở bang Tennessee, Johnson đã tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ trong tiểu bang. Đến năm 1864, Johnson đề cập đến vấn đề thăng tiến cho cả dân da trắng lẫn da đen tại bang Tennessee. Phát biểu trong một cuộc gặp mặt người da đen vào tháng 10/1864, Johnson đơn phương quyết định chấm dứt chế độ nô lệ ở bang Tennessee. Ông nói: “Tôi sẽ là một mô-xê của các bạn; tôi sẽ dẫn dắt các bang vượt qua Biển Đỏ của chiến tranh thoát khỏi cảnh nô lệ để tiến tới một tương lai sáng sủa hơn trong hòa bình và tự do” [7; 39].

Cũng giống như nhiều tiểu bang khác, những người ủng hộ Liên bang ở Louisiana cũng chia ra nhiều phe nhóm. Nhóm Bảo thủ gồm chủ yếu các điền chủ mía đường và các nhà buôn giàu có; lúc đầu họ muốn giữ lại chế độ nô lệ nhưng sau họ đòi hỏi bồi thường cho nô lệ được trả tự do và được giữ quyền lực chính trị truyền thống. Hiệp định tiểu bang tự do bao gồm những

75

người nhập cư, thợ thủ công, nhà buôn nhỏ, các nhà chuyên môn có xu hướng cải cách, và giới trí thức thì chấp nhận lý tưởng lao động tự do và cho rằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ là cần thiết để biến đổi miền Nam lạc hậu theo khuôn mẫu cấp tiến của miền Bắc. Tháng 08 – 1863, Tổng thống Lincoln phê duyệt chương trình của Hiệp hội tiểu bang tự do; ra lệnh cho tướng Nathaniel P. Banks tổ chức hội nghị lập hiến để bãi bỏ chế độ nô lệ ở tiểu bang Louisiana. Hội đồng lập hiến của bang đã thông qua dự luật xóa bỏ trật tự xã hội cũ, trong đó có quy định bãi bỏ chế độ nô lệ. Trong bài diễn văn của mình, vị chủ tịch hội đồng nói về sự bãi bỏ này: “Đây là sự khởi đầu một kỷ nguyên mới của nền văn minh… phân chia rạch ròi giữa quá khứ cũ kỹ và mệt mỏi với một tương lai mới và vinh quang” [7; 44].

Quan trọng hơn, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã tạo cơ sở cho sự ra đời của một loạt các văn bản pháp lý khác quy định cụ thể hơn về vấn đề giải phóng nô lệ và đảm bảo quyền bình đẳng của người da đen. Sau bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln, Tu chính án 13 của Hiến pháp được thông qua vào vào tháng 12/1865 với quy định: “Không một chế độ nô lệ hoặc lao dịch cưỡng bức nào có thể tồn tại ở Liên bang Mỹ hoặc ở một nơi nào thuộc thẩm quyền của Liên bang Mĩ trừ trường hợp trừng phạt đích đáng

đối với tội phạm hình sự mà đương sự phạm phải” [10; 215]. Ngày 18 – 07 – 1868, Tu chính án 14 của Hiến pháp ra đời, cho phép người da đen được làm công dân của bang họ cư trú cũng như là công dân của Hợp chủng quốc. Tu chính án nghiêm cấm tiểu bang công bố những đạo luật có hiệu lực cướp của bất cứ ai mạng sống, tự do và tài sản mà không có "quy định luật pháp theo đúng thủ tục" hoặc từ chối việc bảo vệ bất cứ ai đó trước pháp luật. Nếu như trước chiến tranh, 3/5 nô lệ được tính cho số đại diện tại Quốc hội thì giờ đây gồm tất cả các nô lệ đã được tự do. Đến ngày 30 – 03 – 1870, Quốc hội thông qua Tu chính án 15, trong đó nêu rõ quyền bầu phiếu của mọi công dân được

76

luật pháp Liên bang trực tiếp đảm bảo: “Cả Hoa Kì lẫn các bang đều không

được từ chối hoặc hạn chế quyền đầu phiếu của các công dân Hoa Kì vì lý do chủng tộc, màu da hoặc vì trước đây người đó là nô lệ” [17; 191].

Như vậy, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ là văn kiện pháp lý đầu tiên xác nhận việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở nước Mĩ đồng thời tạo cơ sở cho sự ra đời của một loạt các văn bản pháp lý nhằm tiến tới việc giải phóng hoàn toàn người nô lệ da đen ở Mĩ.

Tuyên ngôn giải phóng nô lệ làm thay đổi tính chất của cuộc Nội chiến

Vào thời điểm năm 1860, khi cuộc Nội chiến mới bắt đầu, người ta nhìn nhận đó là cuộc chiến tranh của riêng người Mĩ, một cuộc xung đột vũ trang của hai lực lượng xã hội đã không thể dung hòa được quyền lợi: tư sản công nghiệp miền Bắc và chủ nô miền Nam. Nhưng từ năm 1863, Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln đã biến cuộc Nội chiến Mĩ trở thành “cuộc

chiến tranh vĩ đại thứ nhất trong lịch sử hiện đại” [13; 425] - một cuộc chiến

khác hoàn toàn với những cuộc chiến tranh xâm lược, những cuộc xung đột nội bộ đã từng diễn ra trên thế giới. Văn kiện ấy đã đưa vấn đề giải phóng nô lệ trở thành mục tiêu của chiến tranh – một mục tiêu đạo đức cao cả.Giờ đây, mỗi bước tiến của quân đội Liên bang sau ngày 01 – 01 – 1863 trở thành một bước giải phóng. Mỗi hạt trong Mississippi, Alabama, Virginia và Carolina thông qua sự kiểm soát của quân đội đều trở thành những vùng đất tự do hợp pháp, trong đó sự ràng buộc về quân sự nhằm xác nhận và duy trì công cuộc giải phóng. Do đó, bản Tuyên ngôn làm cho cuộc Nội chiến “có ý nghĩa tiến

bộ và cách mạng vĩ đại” [25; 43].

Bản Tuyên ngôn giải phóng ra đời đã tạo nên nhiều phản ứng khác nhau trong xã hội Mĩ. "Nó đã biến cuộc chiến đấu của các đạo quân trở thành

một cuộc chiến của các xã hội" [8; 134], cuộc chiến giữa tự do và áp bức,

77

mà là sự tiếp tục cuộc chiến của các lực lượng tiến bộ trên thế giới nhằm xóa đi một tội ác của loài người. Khi bản Tuyên ngôn được công bố, lập tức xuất hiện cả hai xu hướng: ủng hộ và phản đối vấn đề giải phóng nô lệ. Cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng đó diễn ra giữa miền Bắc và miền Nam, giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; giữa các đảng phái chính trị quốc gia (giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa)…

Khi Tổng thống Lincoln công bố bản Tuyên ngôn, Liên minh miền Nam đã phản đối kịch liệt. Họ cho rằng Lincoln đã vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, lạm dụng quyền lực trong chiến tranh. Sự phản đối của họ thể hiện ở việc đối xử với những binh lính da đen bị bắt của Liên bang. Liên minh không coi đó là tù binh chiến tranh mà chỉ nhìn nhận những binh lính da đen như những nô lệ nổi loạn. Tổng thống Davis còn khẳng định rằng tất cả những nô lệ bị bắt trở lại sẽ được đưa về đúng tiểu bang mà ngày trước họ đã sống và bị xử theo đúng luật của tiểu bang đó. Trong khi chính phủ Liên bang yêu cầu công nhận những ngưới lính da đen như những tù binh chiến tranh thì Liên minh không chấp nhận quan điểm này cho đến tận năm 1864. Vì vậy, một số lính da đen sau khi bị bắt đã bị bán lại làm nô lệ hoặc bị giết để làm gương cho những người nô lệ còn lại.

Ở miền Bắc, bên cạnh sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân Mĩ, vẫn có một bộ phận phản đối quyết liệt đối với bản Tuyên ngôn vì họ lo sợ rằng họ sắp bị một làn sóng cựu nô lệ nhấn chìm. Ở ngay New York, nhiều cuộc bạo loạn nổ ra nhằm phản đối bản Tuyên ngôn cùng những người chủ trương và người da đen. Điển hình nhất là cuộc bạo loạn nổ ra vào tháng 07 – 1863. Đoàn biểu tình lúc đầu tấn công phòng trình diện nhập ngũ, sau đó họ đập phá tất cả biểu tượng về trật tự mới do Đảng Cộng hòa và cuộc Nội chiến đề ra. Mục tiêu tấn công của các đám biểu tình gồm các viên chức chính phủ, các nhà máy và kho bãi, bến cảng, dinh thự các đảng viên Cộng hòa giàu có,

78

kể cả những biểu tượng tinh thần cải cách như Nhà trẻ mồ côi da màu cũng bị thiêu rụi. Ban đầu chỉ là một cuộc biểu tình chống lại lệnh gọi nhập ngũ, nhưng sau đó cuộc bạo loạn chuyển thành cuộc tàn sát chủng tộc, rất nhiều người da đen bị giết ngay trên đường phố hoặc phải chạy trốn vào khu Công viên Trung tâm hay bơi qua sông, ẩn náu tại bang New Jersey. Đây là “cuộc xuống đường lớn nhất trong lịch sử Hoa Kì ngoại trừ cuộc nổi dậy của miền Nam” [7; 32]. Chỉ đến khi quân đội Liên bang chiến thắng trận Gettyburg trở

về dẹp loạn thì trật tự mới được tái lập.

Bản Tuyên ngôn đã làm tăng thêm mâu thuẫn sâu sắc giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ - tổ chức bảo thủ nhất của thời đại đã đưa ra chiêu bài “tính ưu việt của người da trắng” để kêu gọi chống lại Đảng Cộng hòa, chống lại Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Tờ Enquirer (Người tìm hiểu) ở Cincinnatti đưa tin: “Chế độ nô lệ đã chết; người da đen thì không.

Đó chính là điều bất hạnh” [7; 31-32]. Nhưng xu thế tiến bộ nhất định sẽ

thắng lợi. Những lực lượng ủng hộ giải phóng nô lệ, ủng hộ bản Tuyên ngôn cuối cùng sẽ chiến thắng.

Như vậy, không chỉ là cuộc chiến của quân đội miền Bắc với lực lượng ly khai miền Nam, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã biến cuộc Nội chiến thành cuộc chiến giữa các lực lượng xã hội, giữa các xu hướng phát triển của lịch sử, từ đó "khẳng định rằng chiến thắng của phe miền Bắc sẽ tạo ra một

cuộc cách mạng xã hội ở miền Nam” [8; 134]. Điều này đồng nghĩa với việc

phân chia cuộc chiến thành hai trận tuyến rõ ràng: chính nghĩa và phi nghĩa. Trong đó, Lincoln và phe Liên bang bằng việc công bố bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã “biến cuộc chiến tranh này thành cuộc đấu tranh cho quyền lợi

của người lao động theo đúng nghĩa”, “hợp nhất mục tiêu duy trì Liên bang và giải phóng nô lệ thành một mục đích chặt chẽ, toàn vẹn thay vì coi chúng là những mục đích khác nhau mà quốc gia có thể lựa chọn cái này hay cái kia”

79

[8; 134] và trở thành lực lượng đại diện cho sức mạnh và chiến thắng của nền dân chủ Mĩ cũng như sự tiến bộ của nhân loại.

Với bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, cuộc Nội chiến 1861-1865 trở thành cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai của nước Mĩ. Nó góp phần xóa bỏ chế độ nô lệ - một phương thức sản xuất cản trở sự phát triển xã hội, đưa giai cấp tư sản Mĩ lên nắm quyền tuyệt đối, tạo điều kiện cho sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn nước Mĩ.

Từ việc làm biến đổi sâu sắc tính chất của cuộc Nội chiến, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Abraham Lincoln đã sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến trình và kết quả của cuộc Nội chiến.

Chế độ nô lệ là một nhân tố vận động xung quanh cuộc Nội chiến, nó là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng của xã hội Mĩ suốt nửa đầu thể kỷ XIX và là một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc Nội chiến Mĩ năm 1861. Việc giải quyết vấn đề nô lệ sẽ tác động sâu sắc đến tiến trình cuộc Nội chiến, nói cách khác, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln là một nhân tố quan trọng chi phối tương quan lực lương hai bên, cũng như diễn biến, kết quả của cuộc chiến.

Bản Tuyên ngôn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận châu Âu, đặc biệt là quần chúng lao động. Những người dân chân chính ở Anh, Pháp và châu Âu coi sự nghiệp của Hợp chủng quốc là sự nghiệp của chính mình, là sự nghiệp của tự do. Bởi đã từ lâu, Hợp chủng quốc chính là mảnh đất tự do của hàng triệu người châu Âu không có ruộng đất, là mảnh đất màu mỡ đầy hứa hẹn của họ mà giờ đây cần phải dùng vũ khí để bảo vệ khỏi "sự xâm phạm dơ

bẩn của chủ nô" [13; 424]. Rất nhiều công tước Oóc-lê-ăng đã tuốt gươm của

mình để chiến đấu trong hàng ngũ của quân đội Liên bang. Họ đã gắn cuộc đấu tranh ủng hộ Liên bang với cuộc đấu tranh của cha ông họ nhằm xây dựng nền độc lập của Mĩ và trong con mắt của họ thì mỗi một người dân Pháp

80

ủng hộ chính phủ Liên bang chỉ là việc "thực hiện lời di huấn của La-phay-ét" [13; 424] mà thôi. Giờ đây, nhân dân châu Âu hiểu rằng “cuộc đấu tranh vì

sự tồn tại của Liên bang là cuộc đấu tranh chống lại sự tồn tại của chế độ nô lệ và trong cuộc đấu tranh ấy, hình thức tự quản cao nhất của nhân dân từ trước cho đến nay đang đánh vào cái hình thức áp bức nô lệ đê tiện nhất và trâng tráo nhất trong biên niên sử loài người” [13 ; 425].

Ở nước Anh, bản Tuyên ngôn giải phóng của Lincoln đã giúp giai cấp

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 73)