QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)
2.4.2. Những thay đổi về địa vị chính trị, kinh tế, xã hội cho người da đen
riêng và nhân dân Mĩ nói chung những hy vọng về một xã hội tự do, bình đẳng không còn phân biệt màu da, chủng tộc, từ đó góp phần tạo nên một cộng đồng, một dân tộc Mĩ thống nhất.
2.4.2. Những thay đổi về địa vị chính trị, kinh tế, xã hội cho người da đen đen
Với cựu nô lệ
Trước hết, giải phóng nô lệ và tiếp nhận người da đen vào phục vụ quân ngũ là một cặp bài trùng. Việc tham gia quân đội Liên bang, được cầm súng chiến đấu bảo vệ Liên bang đã đem đến cho những người da đen một cảm nhận thiêng liêng về trách nhiệm của những công dân thực sự đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Lần đầu tiên, họ được chiến đấu không phải với tư cách lính đánh thuê, không phải với tư cách phục vụ cuộc chiến của các ông chủ. Lần đầu tiên họ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc của họ, bảo vệ cuộc sống của họ. Những người nô lệ da đen hiểu rằng “Hoa Kì giờ đây là Tổ quốc của
chúng ta vì thật sự là nơi đã thấm máu của những người anh em chúng ta”
[9; 85]. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trên bước đường tiến tới tự do của những người nô lệ da đen.
Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kì, nhiều nhóm người da đen được đối xử bình đẳng trước luật pháp, ít nhất là luật pháp quân sự. Cũng trong
100
quân đội, mà rất nhiều người nô lệ trước đây được học đọc, học viết, dưới sự dạy dỗ bởi các giáo viên, các tổ chức cứu trợ xã hội của miền Bắc thuê mướn hoặc trong các lớp học và Hội đoàn giáo dục do chính các binh sĩ tổ chức và tài trợ. Đối với những ai có tài năng và tham vọng, quân đội đã thực sự mở rộng cửa để họ thăng tiến và được kính trọng. Qua nhiều nỗ lực của những sĩ quan như Eaton và nhân viên dưới quyền ông ta cũng như các tướng lĩnh khác, quân đội Liên bang mang đến cho những cựu nô lệ khẩu phần ăn, sự chăm sóc y tế và những kiến thức cơ sở của nền giáo dục đương thời. Người da đen được chào đón với lòng nhiệt tâm tại các lớp dạy học. Rất nhiều trẻ em và một vài người lớn đi những bước chập chững vào nền giáo dục chính quy trong hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời quân đội cũng đưa người da đen vào khu vực thuộc địa để làm việc trong các đồn điền được sung công hoặc bị bỏ hoang, để có thể tự nuôi sống bản thân. Thường thì họ trở thành nhân công được trả lương của các doanh nhân miền Bắc. Những doanh nhân này thuê đất hoặc được cấp đất ở miền Nam.
Như vậy, trong khi chiến tranh vẫn còn ác liệt ở các chiến trường xung quanh, người nô lệ được trả tự do ở miền Nam đã bước những bước đầu tiên trong hành trình dài và gian khổ để trở thành công dân Mĩ với đầy đủ ý nghĩa của từ này. Một vài người còn có cơ hội trở thành chủ đất. Những người khác tham gia vào những cuộc thử nghiệm đồng áng tập thể. Có người trở thành lao động theo hợp đồng tại những vùng đất rộng lớn của chủ đất da trắng và họ được trả công bằng tiền mặt hay hàng hóa. Có người làm việc trong những khu đất của các cá nhân được chia để tăng gia. Đây là hình thức khởi đầu của phong trào lĩnh canh sau này.
Người nô lệ bắt đầu được hưởng sự tự do xứng đáng với mình. Họ nâng niu cuộc sống giờ đây đã được thoát khỏi “bị giám hộ hoặc thống trị” của người da trắng. Thậm chí, khi họ định cư trong những phòng tuyến của
101
Liên bang, họ vẫn thường xuyên tổ chức những cuộc hội họp tôn giáo lớn bằng cách nhóm lửa trại. Tại đây, họ được nghe những bài thuyết giảng hùng hồn của những nhà hùng biện ủng hộ người da đen. Họ nhiệt thành cảm ơn Chúa Jesus, Đấng Tối cao và “Ngài Linkum” (ngài Lincoln) – người đã giải phóng họ khỏi cảnh đời nô lệ. Nhiều trường học nô lệ xây dựng những khu vực cố định để hành lễ. Trong đó có việc xây dựng những nhà thờ chỉ dành riêng cho người da đen miền Nam độc lập và chúng đã đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện của tộc người này sau chiến tranh.
Trong lúc Quốc hội đang thảo luận thì ngày 16 – 01 – 1865, tướng Sherman đã ký ban hành Lệnh chiến trường đặc biệt số 15, đặt vùng Sea Islands và một phần đất thấp ven biển trồng lúa ở phía Nam thành phố Charleston (bang Georgia) vào sâu nội địa khoảng 48 km, thành vùng định cư tuyệt đối của người da đen. Mỗi gia đình được nhận 40 mẫu Anh, sau đó Sherman còn cho phép họ được thuê mướn những con la của quân đội. Đến tháng 06, khoảng 40.000 nô lệ được tự do đã định cư trên 400.000 mẫu Anh “đất của Sherman”. Ngay lúc này, trên các vùng đất duyên hải các bang North Carolina và Georgia đã có sự hình thành một xã hội phương Nam cấp tiến.
Như vậy, quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ trong giai đoạn 1861 – 1865 đã làm cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của người da đen đã thay đổi mạnh mẽ. Nhờ vào các chính sách của chính phủ với người nô lệ được giải phóng và các biện pháp cụ thể của các tướng lĩnh quân đội Liên bang khi chiếm đóng các bang miền Nam, những cựu nô lệ đã trở thành những người lao động tự do, ít nhiều tự chủ về kinh tế, được nâng cao trình độ về văn hóa, được hưởng một số chính sách ưu ái của nhà nước… Đó là những biểu hiện cho địa vị mới của người nô lệ trong đời sống kinh tế - xã hội của nước Mĩ sau Tuyên ngôn giải phóng. Và bản Tuyên ngôn của Lincoln đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp giải phóng toàn diện người nô lệ: giải phóng khỏi sự đói nghèo để
102
tiến tới độc lập về kinh tế, giải phóng khỏi sự ngu dốt để nâng cao trình độ dân trí, hướng đến văn minh, giải phóng khỏi nạn phân biệt chủng tộc để đạt được các quyền công dân và sự bình đẳng… Tất cả chỉ mới bắt đầu.
Với người Mĩ gốc Phi nói chung
Bản thân người da đen tự do, dù có địa vị và cuộc sống khá hơn rất nhiều so với các nô lệ da đen, nhưng thực chất họ cũng chịu hậu quả nặng nề của một xã hội luôn khẳng định rằng “ý trời muốn giống người da trắng phải cao hơn và
lệnh trời đã định rằng người da đen sinh ra để làm nô lệ” [20; 82]. Họ chính là
nô lệ của dư luận xã hội, của nạn kỳ thị chủng tộc. Vì vậy, bản Tuyên ngôn không chỉ không chỉ là công cuộc giải phóng cho những nô lệ theo đúng nghĩa mà còn là công cuộc giải phóng cho những “người da đen tự do” và giải phóng cho những người Mĩ gốc Phi nói chung.
Chiến tranh cũng đem lại hy vọng về một sự đổi thay cho thiểu số người da đen tại các bang tự do. Năm 1860, dân số da đen ở miền Bắc không tới 250.000 người, dưới 2% dân số toàn miền; vậy mà họ cũng bị kì thị hầu như ở tất cả các bang: không có quyền bầu cử, không được tới trường và ở những nơi công cộng, chỉ được lao động chân tay; họ sống chui rúc tại các khu ổ chuột, kém vệ sinh tại các thành phố lớn như New York, Philadelphia và Cincinnaty. Cho tới năm 1850, dân da đen ở phương Bắc không dám nghĩ sẽ có một cuộc sống đảm bảo và bình đẳng. Cuộc Nội chiến, đặc biệt là bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã làm thay đổi đột ngột cách suy nghĩ của họ, từ sự bi quan của những năm 1850 sang một tinh thần yêu nước mới và niềm tin nơi một xã hội rộng mở. Ngay trước ngày có bản Tuyên ngôn giải phóng, một người da đen ở bang California đã tiên đoán cái ngày mới ấy cho dân da đen:
“Mọi sự cho thấy điều kiện sống của chúng ta rồi đây sẽ thay đổi; chúng ta phải chuẩn bị đón ngày ấy và có thái độ khác với cái chúng ta đã làm cho đến nay… Mối quan hệ của chúng ta với chính quyền này đang biến đổi từng ngày…
103
Những sự việc cũng như thành kiến cũ cũng đã qua. Cuộc cách mạng đã bắt đầu và thời gian sẽ chứng minh nó sẽ đi đến đâu” [9; 28].
Sự giải phóng càng làm cho người da đen gắn bó hơn với đất nước Hoa Kì. Frederick Douglass trong suốt cuộc đời chỉ cổ vũ cho cái mà một sử gia gọi là “Sự chống đối của người da đen là một truyền thống vĩ đại” – ý tưởng cho rằng dân da đen là một bộ phận gắn kết của Hoa Kì, do vậy họ phải được hưởng các quyền và vận hội như các công dân da trắng. Giờ đây, Douglass nổi lên như một người phát ngôn hàng đầu cho người da đen; ông được đón tiếp tại Nhà Trắng; các bài diễn văn của ông được báo chí phương Bắc đăng tải. Trong suốt cuộc chiến, Douglass luôn kêu gọi sự giải phóng nô lệ phải dẫn đến việc chấm dứt kì thị các dân da màu, thực hiện bình đẳng trước pháp luật và trao quyền bầu cử cho dân da đen – sự chấp nhận toàn diện và đầy đủ người da đen “vào cộng
đồng vĩ đại của đất nước Hoa Kì” [8; 29]. Sau Tuyên ngôn, quyền bầu cử,
quyền tham gia đời sống chính trị của người da đen cũng được quan tâm. Đến tháng 01/1864, Tổng thống Lincoln có vẻ như ủng hộ người da đen tự do được quyền ghi danh cử tri ở bang Louisiana. Ngày 12/03/1864, Lincoln đã viết thư cho thống đốc bang Louisiana là Michael Hahn đề cập tới đại hội Lập hiến sắp được tổ chức tại bang này. Trong thư ông viết: “Tôi chỉ muốn đề nghị riêng với
ông, có nên cho phép một vài người da đen thật thông minh, nhất là những người đã chiến đấu anh dũng trong hàng ngũ chúng ta, được phép đi bầu” [15;
43].
Bên cạnh việc cho phép họ giành được tự do và bình đẳng, họ nhận thấy đó là con đường để những người bị mất nhân phẩm bởi chế độ nô lệ sẽ được khôi phục lại. Bằng việc bẻ gãy xiềng xích nô lệ, Tuyên ngôn giải phóng đã bảo vệ sự thiêng liêng của quan hệ hôn nhân, sự trong sạch của gia đình, hạn chế sự dâm loạn, kiềm chế sự đối xử độc ác với phụ nữ, bảo vệ sự trong trắng của những thiếu nữ... đặt dấu chấm hết cho sự báng bổ và xuyên tạc
104
Kinh thánh, mở đầu cho những giá trị cao cả và linh thiêng, đem đến sự thịnh vượng cho tất cả con người và ban phúc lành cho mọi miền đất từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương.