Những tiến bộ của văn minh loài ngườ

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 26)

Từ thế kỉ XIV – XV, mặc dù quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn chiếm địa vị thống trị ở châu Âu, nhưng quan hệ sản xuất mới, tư bản chủ nghĩa đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh. Càng ngày chế độ phong kiến Tây Âu càng khủng hoảng nghiêm trọng, sự phát triển của kĩ thuật càng tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất mới vươn lên mạnh mẽ. Sự ra đời của các công trường thủ công phân tán đến các công trường thủ công tập trung dần thay thế cho các xưởng thủ công mang tính gia đình. Ở Anh, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập sâu vào nông nghiệp. Nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ dần dần thay thế nền kinh tế lãnh địa khép kín. Nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ càng phát triển, càng thiếu vàng bạc, vốn liếng để kinh doanh, thiếu thị trường để trao đổi, buôn bán. Chính vì thế lược lượng sản xuất mới hình thành cần điều kiện ban đầu để phát triển – đó là tích lũy nguyên thủy tư bản.

Theo Mac, tích lũy nguyên thủy tư bản là quá trình bạo lực tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động làm cho người lao động tách khỏi lao động sản xuất, đồng thời tập trung tư liệu sản xuất và của cải bằng tiền vào tay một số ít người, biến chúng thành tư bản.

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và nhu cầu của việc tích lũy tư bản nguyên thủy đã thôi thúc các nhà thực dân Tây Âu đổ xô vào việc buôn bán nô lệ. Nhưng chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản lại khiến cho những

27

người từng là đầu sỏ trong việc buôn bán nô lệ trước kia quay trở lại phản đối và lên án gay gắt. Điều gì đã tạo nên sự thay đổi đó?

Buôn bán nô lệ mang lại sự giàu có và phồn vinh cho các nước tư bản Tây Âu và cảng biển ven bờ đông của châu Mĩ. Cùng với các thủ đoạn khác bóc lột nhân dân trong nước và bóc lột nhân dân thuộc địa, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản của các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt là ở Anh, cơ bản hoàn thành trong thế kỉ XVIII. Đến 30 năm cuối thế kỉ XVIII, Anh dần dần trở thành một nước đứng hàng đầu, một cường quốc thương nghiệp và thực dân, có một nền công nghiệp phát triển. Cuộc cách mạng trong công nghiệp không chỉ tạo ra vốn mà còn tạo ra cho nước Anh một lực lượng lao động đông đảo. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, ở Anh có 3 triệu nông dân biến thành vô sản, hầu như không có ruộng đất. Nhờ những điều kiện thuận lợi về kinh tế và chính trị, Anh nhanh chóng bước vào quá trình công nghiệp hóa, là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trong thế kỉ XVIII.

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong kĩ thuật sản xuất, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa từ sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng này diễn ra trước tiên ở Anh (những năm 60 của thế kỉ XVIII), sau đó lan ra các nước khác: Mĩ, Pháp, Đức…và kéo dài đến những năm cuối thế kỉ XIX.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bản đồ địa lí kinh tế của nước Anh. London trở thành trung tâm thương mại với 50 vạn dân, và cũng là thành phố đầu tiên tiến lên con đường công nghiệp hóa. Nguyên tắc trọng thương của chủ nghĩa tư bản nguyên thủy chuyển sang nguyên tắc tự do mậu dịch của thời đại công nghiệp. Bước chuyển đó kéo theo yêu cầu thay đổi tương ứng và hoàn toàn trong các phương pháp cai trị thuộc địa.

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Máy móc đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình đối với lao động thủ công

28

bằng tay. Sản lượng công nghiệp làm ra ngày càng nhiều. Chính sự phát triển của công nghiệp đã giúp cho thực lực kinh tế của tư sản công nghiệp phát triển nhanh chóng, vượt qua và áp đảo tư sản thương nghiệp. Càng ngày, tư sản công nghiệp càng chiếm ưu thế và trở thành lực lượng có địa vị thống trị trong bộ máy của giai cấp tư sản, có quyền đưa ra những chính sách đối nội và đối ngoại có lợi cho họ. Và chế độ “tự do cạnh tranh”, phá vỡ sự độc quyền của tư sản thương nghiệp, đã thắng thế.

Cách mạng công nghiệp, với sự xác lập các công xưởng lớn, dùng máy móc để sản xuất, áp dụng những thành tựu của khoa học và kĩ thuật, đã làm sức sản xuất tăng nhanh chóng chưa từng có. Yêu cầu về nguyên liệu sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm tăng lên. Thị trường trong nước và các thị trường cũ không đáp ứng được. Do đó, việc phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa mới cũng như vùng cung cấp nguyên liệu mới trở thành cấp thiết.

Trong khi đó, trước cuộc cách mạng công nghiệp, các nước thực dân lại thi hành chính sách lấy việc mua bán nô lệ làm chính sách đối với châu Phi. Họ không đi sâu thám hiểm vào nội địa, một phần vì các tù trưởng muốn giữ độc quyền cung cấp nô lệ nên không cho bọn lái buôn xâm nhập vào trong nội địa châu Phi, phần nữa là do bọn thực dân cho rằng châu Phi nghèo nàn, không có gì, họ khai thác Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico… có lợi hơn nhiều. Chính vì thế bọn thực dân chỉ xây dựng các thương điếm ven biển để có khu vực mua nô lệ.

Trước đó, hàng hóa làm ra còn hạn chế, ngoài cung cấp cho thị trường trong nước và các thuộc địa ở châu Mĩ, châu Á còn mang sang châu Phi để đổi lấy nô lệ. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, các thị trường cũ không đáp ứng được nên cần mở rộng thị trường tiêu thụ. Bọn thực dân nhận thấy châu Phi là nơi đầy tiềm năng và muốn biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp

29

nguyên liệu cho nền công nghiệp của chúng. Muốn vậy, chúng phải mở toang “cánh cổng” châu Phi và cần thiết phải xóa bỏ việc buôn bán nô lệ da đen và chế độ nô lệ – một chính sách mà chúng áp dụng cho châu Phi từ trước đến nay.

Mặt khác, việc sử dụng nô lệ và sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Âu – Mĩ và là nguồn gốc của các xung đột mới. Ở Anh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh của “công thừa”. Thợ thủ công và công nhân phá sản ngày càng nhiều và hầu hết đều thất nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân vì sao mà người châu Âu lại di cư ồ ạt sang châu Mĩ trong các thế kỉ XVIII – XIX. Trong hành trang cửa mình, họ mang theo những tư tưởng tiến bộ của các cuộc cách mạng tư sản. Đó là tư tưởng về “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của

Cách mạng tư sản Pháp (1789) đến với nhân dân châu Mĩ và làm dấy lên làn sóng đấu tranh đòi tự do của nhân dân thuộc địa và cả nô lệ da đen. Mặt khác, cuối thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cuộc đấu tranh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ và chế độ nô lệ ngày càng được đẩy mạnh. Khi chủ nghĩa đế quốc ra đời, chúng không chỉ có nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa và thị trường cung cấp nguyên vật liệu mà còn cần thị trường để xuất khẩu tư bản. Trong những hình thức xuất khẩu tư bản, đầu tư trực tiếp vào thuộc địa và các nước phụ thuộc là hình thức phổ biến nhất. Do đó, nhu cầu về thuộc địa tăng lên. Bên cạnh đó, khi đầu tư trực tiếp vào thuộc địa, nhu cầu về nguồn nhân công lao động tự do tại chỗ cũng không ngừng tăng. Chỉ có chấm dứt buôn bán nô lệ da đen và xóa bỏ chế độ nô lệ ở châu Mĩ mới đáp ứng được yêu cầu đó. Chính vì thế, cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống buôn bán và sử dụng nô lệ ngày càng triệt để.

Như vậy, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp kéo theo là nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa và thị trường cung cấp nguyên liệu, cung

30

cấp sức lao động tự do cho phát triển công nghiệp đã khiến các nhà tư sản (đặc biệt là tư sản công nghiệp) nhận ra chế độ buôn bán và sử dụng nô lệ da đen không còn đem lại cho họ nguồn lợi nhuận kếch xù như trong thời kì tích lũy tư bản nguyên thủy nữa. Trái lại, sự tồn tại đó lại là nguyên nhân kìm hãm sức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, những nhà công nghiệp, đầu tiên là ở Anh, sau đó là ở các nước khác cũng phụ họa theo, đã lên tiếng tố cáo sự dã man của việc buôn bán và sử dụng nô lệ. Phong trào đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ buôn bán nô lệ của các nhà tư bản bùng nổ từ những thập niên cuối thế kỉ XVIII.

Bên cạnh đó, thời kì này bắt đầu có những ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ đến Châu Âu và các nước thuộc địa nên công luận thế giới cũng bắt đầu lên án việc buôn bán dã man này.

Châu Phi, nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của chế độ buôn bán này cũng không ngừng đấu tranh chống lại nó. Châu Mĩ, nơi nô lệ da đen chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong dân cư, cũng không ngừng bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại chế độ nô lệ. Trong hoàn cảnh từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, phong trào này càng phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa to lớn.

Với chế độ nô lệ đã bác bỏ các quyền tự do dân chủ của con người. Người nô lệ không được xem là người mà chỉ là công cụ biết nói. Điều kiện lao động rất nặng nề, một ngày họ phải làm việc từ 18 – 19 giờ và bị bọn chủ đàn áp rất dã man. Nhưng xã hội loài người ngày càng phát triển. Nhận thức của những người nô lệ ngày càng cao hơn, họ dần biết đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho riêng mình, mặt khác, họ còn được sự ủng hộ của loài người tiến bộ trên thế giở trong cuộc đấu tranh giải phóng mình. Chính vì vậy mà chế độ nô lệ mất dần địa vị của mình.

Khi chủ nghĩa tư bản ra đời và trở thành một hệ thống trên toàn thế giới, với những ưu điểm vượt trội của nó so với các hình thái xã hội tồn tại trước

31

đó, đặc biệt là quyền tự do dân chủ của con người được nới rộng đã trở thành vật cản của chế độ nô lệ. Yêu cầu bức thiết phải giải phóng con người, giải phóng sức lao động được đặt ra cho mọi quốc gia tư bản, trong đó có cả Mĩ đã làm cho chế đọ nô lệ không còn chỗ đứng và dần bị diệt vong.

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 26)