Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 64 - 68)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ

Việc Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ năm 1860 đã khiến cho việc North Carolina ly khai khỏi Liên bang là một kết cục đã được dự báo trước. Bang này từ lâu đã chờ đợi một biến cố sẽ đoàn kết toàn miền Nam để chống lại các lực lượng bài nô. Khi kết quả bầu cử đã rõ ràng, một hội nghị đặc biệt của North Carolina đã tuyên bố rằng mối liên kết tồn tại giữa North Carolina với các bang khác dưới tên gọi United States of America kể từ đây bị giải thể. Đến ngày 01 – 02 – 1861, đã có thêm sáu bang miền Nam nữa ly khai. Ngày 07 – 01 – 1861, bảy bang này thông qua một hiến pháp tạm thời cho một tổ chức gọi là Confederate States of America (Liên minh các tiểu bang Mĩ). Đến tháng 04 – 1861, bang Virginia, Arkansas, Tennessee và South Carolina cũng tuyên bố ly khai.

Chưa đầy một tháng sau, ngày 04 – 03 – 1861, Abraham Lincoln tuyên thệ nhận chức Tổng thống Mĩ. Trong diễn văn nhận chức, ông từ chối

65

công nhận việc ly khai, xem việc này là “vô hiệu” về mặt pháp lý. Diễn văn của ông kết thúc bằng lời kêu gọi phục hồi những mối dây ràng buộc của Liên bang. Nhưng miền Nam làm ngơ, và ngày 12 – 04, súng đã nổ vào lực lượng Liên bang đóng ở đồn Sumter tại cảng Charleston, bang North Carolina. Cuộc Nội chiến bùng nổ.

Cuộc chiến diễn ra trên 3 mặt trận chính: Mặt trận duyên hải Đại Tây Dương, mặt trận trên lưu vực Missippi, mặt trận trên biển.

Trong cuộc nội chiến này miền Bắc có ưu việt về nhân lực với 23 triệu dân. Về vật lực có một nền công nghiệp to lớn, tất cả các trung tâm kĩ thuật, các đại hải cảng, các ngân hàng quan trọng của Liên bang đều tập trung ở miền Bắc. Miền Bắc lại có một hệ thống xe lửa dày đặc và có nhiều phương tiện để phong tỏa các vùng duyên hải miền Nam. Nền chính trị chính nghĩa nằm trong tay miền Bắc. Nhân dân miền Bắc đều căm thù sâu sắc chế độ nô lệ.

Còn miền Nam dân số ít hơn nhiều, chỉ 9 triệu trong đó 3.500.000 là người nô lệ - mối nguy hiểm nhất cho xã hội miền Nam. Công nghiệp hầu như vắng bóng và bọn chủ nô gần như cô độc.

Bảng thống kế dưới đây có thể cho thấy so sánh tương quan lực lượng giữa hai miền Nam – Bắc trước khi tham chiến.

Bảng 1: Nguồn lực của Liên bang (miền Bắc) và Hợp bang (miền Nam) vào năm 1861:

(Đơn vị hàng nghìn)

Liên bang Hợp bang

Dân cư 23.000 8.7000*

Tài sản cá nhân $ 11.000.000 $ 5.370.000

Vốn trong hệ thống ngân hàng $ 330.000 $ 27.000

Đầu tư tư bản 850.000 $ 95.000

Các cơ sở chế biến, lắp ráp 110 18

Giá trị sản xuất (tính theo năm) $1.500.000 $ 155.000

Công nhân công nghiệp 1.3000 110

66

* 40 % là nô lệ (3.500.000 người)

[3; 214 ] Nhìn vào bảng trên, có thể thấy so sánh về số lượng và nguồn lực con người, Liên bang mạnh hơn Liên minh nhiều lần. Hai mươi ba bang của Liên bang có số dân khoảng 23 triệu. Mười một bang còn lại của miền Nam chỉ khoảng gần 9 triệu. Trong đó thì 3,5 triệu nô lệ và 132.760 người da đen tự do không được coi là một phần của lực lượng vũ trang. Như vậy, dân số da trắng xấp xỉ 5,5 triệu. Liên minh chỉ tiếp nhận người da trắng vào quân đội. Theo thống kê, “miền Bắc lợi thế về số quân nhân tham chiến với tỷ lệ so với miền Nam là 4:1” [3;214]

Nhận thức được sự chênh lệch trên, bọn chủ nô miền nam đã hi vọng vào tháng lợi một cách nhanh chóng đánh bại miền Bắc và trông chờ vào sự trợ giúp của Anh – Pháp. Vì thế với một tổ chức quân đội tốt hơn, dưới sự chỉ huy của tướng tài giỏi E.Lee trong giai đoạn đầu của cuộc chiến (1861 – 1862) họ đã giành được thắng lợi tạm thời, đánh bại nhiều quân đội chính quy của miền Bắc.

Trong trận đánh ở thành phố Maxasat cách Washington 40km, tháng 7 – 1861 quân đội miền bắc bị đánh đại bại. Thủ đô Washington bị uy hiếp.

Nguyên nhân của những thất bại ban đầu của phe Liên bang là do Hợp bang đã sử dụng tàu chiến có tốc độ cao của Anh và đánh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do giai cấp tư sản miền Bắc không muốn tiến hành bằng phương pháp cách mạng. Mục đích của họ là thống nhất lại hai miền Nam Bắc, thuyết phục miền Nam quay lại Liên bang chứ không phải xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam.

Tại sao Liên bang không dám xóa bỏ chế độ nô lệ? Trước hết là do một bộ phận tư sản ngân hàng và công nghiệp miền Bắc không thực lòng muốn chủ nô thất bại, vì quyền lợi của họ ít nhiều gắn liền với chế độ này.

67

Mặt khác, một số bang ngoài biên cương cũng theo chế độ nô lệ, nhưng vẫn trung thành vời Liên bang, nên Linconl đã đánh giá thấp lực lượng và quyết tâm chống chế độ nô lệ của nhân dân ở đây. Linconl sợ tuyên bố giải phóng nô lệ sẽ làm cho tiểu bang này thoát ly ra khỏi Liên bang, ra nhập Hợp bang. Vì thế để động viên những chủ nô ở đây Chính phủ không dám tiêu diệt chế độ nô lệ.

Đồng thời Chính phủ Linconl không dựa vào quần chúng da đen để tiến hành chiến tranh. Nhiều người dân da đen hăng hái đòi ra nhập quân đội nhưng bị từ chối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại ban đầu của miền Bắc.

Đảng Cộng hòa không còn đoàn kết như hồi chạy đua cho Linconl nữa. Một số phần tử “tả khuynh” chủ trương không muốn tiến hành chiến tranh bằng phương pháp cách mạng. Điều này đã ảnh hưởng đến tư tưởng của Tống thống Linconl trong giai đoạn đầu cuộc Nội chiến.

Bọn gian tế phía Nam hoạt động rất tích cực ở phía Bắc. Chống phá cách mạng, lôi kéo mua chuộc một số phần tử quan trọng của miền Bắc. Điển hình là tướng MC.Clellan chỉ huy quân đội một cách tiêu cực, án binh bất động trong một thời gian lâu dài, thậm chí còn tạo điều kiện giúp bọn chủ nô bắt lại nô lệ. Bộ trưởng quốc phòng Prodơ cố ý điều quân khỏi mặt trận sông Misouri tạo điều kiện cho quân miền nam tiến vào miền Bắc…

Ngoài ra, giai cấp đại tư sản ở phía Bắc đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu cho mình. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm giảm sức chiến đấu của quân đội miền Bắc.

Trước tình hình trên hàng vạn quần chúng nhân dân miền bắc đã đứng lên đấu tranh, họ xuống đường tuần hành, kiến nghị lên Chính phủ, yêu cầu Chính phủ nhanh chóng có những biện pháp cách mạng để tiến hành chiến

68

tranh, đặc biệt là giải phóng ngay nô lệ. Họ đã gửi rất nhiều lá thư lên Chính phủ.

Trước tình hình đó, không còn con đường nào khác là phải dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh. Linconl là một người thông minh hẳn ông đã nhìn thấy điều này từ lâu, nhưng đợi đến khi tình thế chín muồi ông mới đưa ra kế hoạch của mình. Chế độ nô lệ đã tồn tại từ rất lâu, xóa bỏ nó đi là cả một vấn đề lớn, nhưng muốn giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này thì không thể không giải phóng nô lệ. Đó là một thực tế không thể chần chừ được nữa. Khối thống nhất của Liên bang chỉ có thể là xóa bỏ chế độ nô lệ.

Trước xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu của lịch sử, Linconl đã đi đến vấn đề cơ bản của cuộc Nội chiến. Vì vậy, sau 18 tháng chiến tranh, ngày 2 – 9 – 1862 Tổng thống Linconl ra bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ làm chấn động cả thế giới.

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 64 - 68)