Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trong cách mạng tư sản Mĩ

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 96)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.4.1. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trong cách mạng tư sản Mĩ

Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ đã đưa đến sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kì. Đây thực sự là một cuộc cách mạng tư sản, đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng tư sản lần này là việc tiếp tục duy trì chế độ nô lệ. Bởi vậy, nên gần một thế kỷ sau đó, nước Mĩ phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai.

Cuộc cách mạng lần này diễn ra dưới hình thức một cuộc Nội chiến. Trong đó, có hai nhiệm vụ cơ bản: nhiệm vụ dân tộc (bảo vệ sự thống nhất của Liên bang Mĩ) và nhiệm vụ dân chủ (xóa bỏ chế độ nô lệ) nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản.

Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã hoàn thành nhiệm vụ dân chủ và góp phần giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cuộc cách mạng.

Hoàn thành nhiệm vụ dân chủ

Vào những năm đầu tiên của nền cộng hòa, khi các bang miền Bắc đang tiến hành giải phóng nô lệ, nhiều nhà lãnh đạo đã cho rằng nạn chiếm hữu nô lệ sẽ bị thủ tiêu. Năm 1786, Geoge Washington đã viết rằng ông chân thành cầu chúc cho một kế hoạch nào đó có thể được thông qua mà "theo đó chế độ nô lệ có thể được bãi bỏ theo những mức độ tinh tế, chậm chạp và chắc chắn" [11; 146]. Và bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln đã

giải quyết được nhiệm vụ còn dang dở của Washington. Với tư cách là một văn bản pháp lý, bản Tuyên ngôn đã hợp pháp hóa việc xóa bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ tại các bang được quy định trong Tuyên ngôn, đồng thời thúc đẩy cả

97

việc xóa bỏ chế độ nô lệ tại những bang không nằm trong quy định. Như vậy, tàn dư của chế độ cũ, hạn chế của cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất, vật cản cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mĩ, cuối cùng đã được xóa bỏ. Bản Tuyên ngôn đã hoàn thành một trong hai nhiệm vụ quan trọng nhất của cuộc cách mạng tư sản Mĩ lần hai.

Góp phần giải quyết nhiệm vụ dân tộc

Một ý nghĩa quan trọng nữa của bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ là đã góp phần vào việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong cuộc cách mạng tư sản lần này.

Ngay từ khi bắt đầu cuộc Nội chiến, Tổng thống Abraham Lincoln đã xác định rõ: “Mục đích tối thượng của tôi trong cuộc chiến này là bảo toàn

Liên bang chứ không phải gìn giữ hay phá hoại chủ nghĩa chiếm hữu nô lệ. Nếu tôi có thể bảo toàn Liên bang Mĩ mà không giải phóng bất cứ nô lệ nào tôi cũng sẽ làm. Nếu tôi có thể bảo toàn Liên bang bằng cách giải phóng mọi nô lệ tôi cũng sẽ làm. Và nếu tôi có thể bảo toàn Liên bang bằng cách giải phóng một số nô lệ, mặc kệ số còn lại tôi cũng sẽ làm” [4; 162].

Đã có nhiều lần, Lincoln phải đấu tranh giữa hai mục tiêu thống nhất Liên bang và xóa bỏ chế độ nô lệ. Ông hiểu rằng: chấp nhận mục tiêu giải phóng nô lệ nghĩa là làm cho sự kháng cự của người miền Nam càng thêm mạnh mẽ. Ông muốn thuyết phục các bang miền Nam chấp nhận giải quyết vấn đề nô lệ theo từng bước. Nhưng đến giai đoạn sau của cuộc Nội chiến,

"việc chế độ nô lệ tiếp tục tồn tại là không tương dung được với việc duy trì Liên bang hoặc dân tộc chúng ta với tư cách là một nước cộng hòa tự do"

[13; 455] nên giải phóng nô lệ trở thành trở thành phương tiện để giữ gìn Liên bang. Giải phóng nô lệ và bảo toàn thống nhất Liên bang Mĩ là hai nhiệm vụ không thể tách rời. Điều này đã được khẳng định bằng tiến trình của cuộc Nội chiến sau năm 1863.

98

Không chỉ góp phần bảo toàn Liên bang Mĩ, bản Tuyên ngôn còn có vai trò to lớn trong việc củng cố tính thống nhất của Liên bang. Bởi giải phóng nô lệ chính là việc xóa bỏ một “thể chế kỳ lạ” đã gây nên sự chia rẽ sâu sắc và toàn diện trong lòng nước Mĩ. Và một nước Mĩ thống nhất thực sự về kinh tế, chính trị, xã hội mới được định hình.

Về kinh tế: sau Tuyên ngôn, hình thái kinh tế - xã hội chiếm nô bị xóa

bỏ, tạo điều kiện cho sự phát triển và lan rộng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trên toàn bộ lãnh thổ nước Mĩ. Hình thái lao động tự do thay thế hoàn toàn cho lao động cưỡng bức của nô lệ. Đi cùng với nó là một thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

Về chính trị: sự ra đời của bản Tuyên ngôn đã góp phần khẳng định và

củng cố quyền lực của Nhà nước Liên bang, của Hiến pháp Liên bang.

Đáp lại lời tuyên bố của Hội nghị các bang ly khai khi khẳng định rằng Hiến pháp Liên bang không có quyền bác bỏ chế độ nô lệ tại các bang, Lincoln đã công bố bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ và khẳng định rằng Nhà nước Liên bang là cao nhất và hoàn toàn có quyền bác bỏ các quyết định của chính quyền tiểu bang, Hiến pháp bang phải dựa trên cơ sở của Hiến pháp Liên bang.

Sau ngày công bố bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, quyền lực chính phủ trung ương được củng cố thêm ý nghĩa đạo đức. Những người Cộng hòa tán dương sự trưởng thành nhanh chóng của chính quyền trung ương, xem đây là kết quả bổ ích nhất của chiến tranh. Thượng nghị sĩ John Sherman tuyên bố: “Chính sách của đất nước này cần phải biến mọi thứ thành của quốc gia, quốc hữu hóa đất nước để chúng ta yêu đất nước của chúng ta” [9;

27]. Tại Quốc hội, các đảng viên Cộng hòa cấp tiến đều chấp nhận theo chủ nghĩa yêu nước tự do của Sherman. Theo họ, đất nước là nhà bảo trợ cho sự tự do; có người đã đặt câu hỏi có nên duy trì “chế độ tiểu bang” hay không.

99

Tờ The Nation (Dân tộc), tạp chí thành lập năm 1865 bởi những người chủ

trương bãi bỏ chế độ nô lệ, đã viết: “Chiến tranh xảy ra đánh dấu thời kỳ củng cố đất nước dưới hình thức dân chủ… Tính chất duy nhất về mặt lịch sử, chính trị và lãnh thổ của tổ quốc đã được phê chuẩn bằng chính máu của công dân… Vấn đề hàng đầu của chiến tranh là sự lựa chọn giữa một đất nước duy nhất không chia cắt với một liên minh lỏng lẻo, dễ thay đổi của những tiểu bang độc lập” [9; 27].

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)