Tác động đến sự phát triển kinh tế nước Mĩ

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 104)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.4.3. Tác động đến sự phát triển kinh tế nước Mĩ

Trong thời kì đầu sau khi nô lệ được giải phóng, cơ cấu giai cấp mới ra đời để thay thế cho cơ cấu nô lệ cũ đã bị xóa bỏ; đây là một sự lột xác về kinh tế đạt đỉnh điểm rất lâu sau khi công cuộc tái thiết đã hoàn tất với sự hình thành một giai cấp vô sản gồm con cháu những người da đen nô lệ cũ, người da trắng nghèo và một giai cấp với những chủ đồn điền giàu có, thương nhân lệ thuộc những nhà tài phiệt và kĩ nghệ gia phương Bắc.

Ở một số nơi tại miền Nam ngay từ những năm đầu thời kì hậu chiến, các đồn điền nhất là đồn điền trồng mía và lúa đã không còn hoạt động, vì các chủ điền hầu như đã “trắng tay” – cuộc Nội chiến đã phá hủy gần hết các kho tàng, cơ sở, hệ thống đê điều và phá bỏ hệ thống lao động. Chỉ có một số ít đồn điền trồng mía và lò đường ở Louisiana còn hoạt động năm 1865. Tất cả số còn lại đều bị bỏ hoang; cỏ dại mọc khắp nơi và sản lượng mía đường tụt nhanh chỉ còn 1/10 sản lượng năm 1861. Cho dù Tổng thống Johnson đã ban hành sắc lệnh trao trả ruộng đất cho các chủ đồn điền nhưng vẫn không ngăn cản được “cuộc chiến không tuyên bố” giữa chủ đồn điền và người nô lệ cũ.

Lúc sản xuất nông nghiệp được tái lập, có nhiều hình thức lao động được hình thành ở nhiều nơi: lao động có hưởng tiền công (theo tháng hay theo năm), lĩnh canh cấy rẽ giữa chủ đồn điền và người lao động và giữa những người lao động trong một tổ hợp. Năm 1865 – 1866, nhiều hợp đồng lao động được kí kết giữa chủ điền và người lao động hoặc nhóm những người lao động theo đó công lao động có thể được trả bằng tiền hay bằng sản phẩm. Tuy nhiên những hợp đồng được kí kết năm 1865 thường được trả rất thấp – khoảng 1/10 giá trị sản phẩm.

105

Tuy nhiên đó chỉ là những khó khăn vấp phải trong thời gian đầu. Việc xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ đã mang lại cho nền kinh tế Mĩ một bước phát triển mới cả trên lĩnh vực công nghiệp cũng như nông nghiệp:

Về công ngiệp

Cuối thế kỉ XIX, không một nước tư bản nào lại phát triển mau lẹ và mạnh như Mĩ. Chỉ 30 năm sau Nội chiến, Mĩ từ hàng thứ tư (ngang Đức và sau Anh, Pháp) nhảy vọt lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản lượng công nghiệp Mĩ bằng một nửa khối lượng các nước Tây Âu và bằng hơn hai lần Anh. Năm 1890, lưới đường sắt Mĩ đạt tới 193.000 dặm (350.000 km), vượt chiều dài của tất cả đường sắt Tây Âu. Năm 1860 sản lượng gang của Mĩ trên 800.000 nghìn tấn, đến năm 1900, tăng lên gần 14 triệu tấn. năm 1860, Mĩ chưa luyện được thép, đến năm 1900, sản lượng thép lên tới 10 triệu tấn. Hết thế kỉ XIX sản lượng gang, thép, máy móc của Mĩ đứng hàng đầu thế giới.

Đi đôi với sự phát triển của công nghiệp, 30 năm cuối cùng của thế kỉ XIX cũng là thời kì tập trung sản xuất và tư bản một cách nhanh chóng, chuẩn bị bước sang giai đoạn thống trị độc quyền. Sự cạnh tranh gay gắt bằng mọi thủ đoạn bất lương cùng những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì 1873, 1884, 1893 thúc đẩy sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ lên rất cao. Như năm 1880, có 1934 xí nghiệp sản xuất máy móc nông nghiệp, đến năm 1890 chỉ cón 910 xí nghiệp, trong khi số vốn tăng lên hai lần. Cũng trong thời gian ấy số xí nghiệp chế biến sắt thép giảm 1/3, trong khi khối lượng sản phẩm tăng 1/3. Hiện tượng cá lớn nuốt cá bé làm các ngành công nghiệp lầng lượt lọt vào tay số ít nhà tư bản kếch xù. Theo cứ liệu năm 1890, 1% số dân tập trung số tài sản nhiều hơn 99% còn lại.

Về nông nghiệp

106

sản lượng lúa mì tăng bốn lần. Những đàn gia súc lớn nhất là bò, không cần nhiều người chăn dắt cũng tăng trưởng rất nhanh ở những đồng cỏ tự nhiên bao la ở miền tây và những cánh đồng ngô bạt ngàn ở Ngũ Hồ, cung cấp nguyên liệu cho những lò mổ khổng lồ và những nghành đồ hộp mới mẻ. Sự chiến thắng hoàn toàn của đường lối trang trại trong nông nghiệp và phương thức canh tác hiện đại chuyên canh, cơ giới hóa cao… biến Mĩ thành vựa lúa và là nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu. Ruộng đất của tư bản tăng lên ghê gớm do cướp đoạt đất công và sự phá sản của chủ trại. Nhìn lại kinh tế Mĩ trước Nội chiến còn là một nền kinh tế kiểu thuộc địa (bán bông, thuốc lá cho châu Âu và mua hàng công nghiệp), nhưng đến hết thế kỉ XIX, Mĩ đã trở thành một nước công – nông nghiệp phát triển rất cao; khác với hầu hết các nước khác công nghiệp và nông nghiệp Mĩ phát triển khá cân đối.

Tiểu kết

Như vậy, quá trình giải phóng chế độ nô lệ ở Mĩ trong giai đoạn 1861 – 1865 là một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt giữa những người tiến bộ, nhân dân lao động ở Mĩ với lực lượng chủ nô bảo thủ. Theo V.Lênin, cuộc Nội chiến Mĩ là một cuộc chiến tranh tiến bộ và thực sự cách mạng. Đây là một cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại chế độ nô lệ. Quyết định thắng lợi là quần chúng nhân dân bao gồm chủ trại, người da đen và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Kết quả của cuộc Nội chiến là chế độ nô lệ bị xóa bỏ, là con đường phát triển theo kiểu Mĩ của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp miền Tây đã thắng lợi, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển hết sức nhanh chóng, đưa Mĩ từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp lớn mạnh. Nhưng với bản chất của chủ nghĩa tư bản thì chúng vẫn muốn duy trì chế độ đó, bởi chính chế độ nô lệ đã nuôi sống nó.

107

KẾT LUẬN

Như vậy chế độ nô lệ đã tồn tại dai dẳng ở Bắc Mĩ gần hai thế kỉ. Nó được xác lập từ thế kỉ XVII cho đến những thập niên cuối của thế kỉ XIX mới bị xóa bỏ. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã tạo cơ sở cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ, nhưng nó cũng cản trở con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nơi đây.Tiền vốn tư bản của giai cấp tư sản Mĩ đã in hẳn vết đen của chế độ nô lệ làm thuê hòa hợp với mọi hình thức của chế độ nô lệ và chế độ nông nô và đất đai của Hợp chủng quốc đã thấm mồ hôi và đẫm ướt máu của người nô lệ. Nhưng chính sự tồn tại của chế độ nô lệ đặc biệt là chế độ nô lệ đồn điền đã là một vật cản trên bước đường phát triển của chủ nghĩa tư bản Mĩ và ngay cả bản thân chế độ cũng không thể tồn tại được trong khi xu hướng của loài người là tiến lên xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn. Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ đã diễn ra gay gắt với sự ủng hộ của loài người tiến bộ đã đưa đến kết quả thắng lợi – chế độ nô lệ được xóa bỏ. Nhưng với bản chất của chủ nghĩa tư bản thì chúng vẫn muốn duy trì chế độ đó, bởi chế độ nô lệ đã nuôi sống nó. Bọn tư bản không phải là những kẻ đối lập về nguyên tắc với chế độ nô lệ. Cái gọi là “Đảng dân chủ” tồn tại cho đến ngày nay và giữa thế kỉ XIX đã bảo vệ một cách công khai chế độ chiếm hữu nô lệ. Vì vậy, không lấy gì làm lạ là hiện nay nó vẫn đang bảo vệ chế độ nô lệ làm thuê, vừa “vung vảy” trái bom nguyên tử, vừa ngụy trang bằng lời lẽ ba hoa về dân chủ thật là một sự mỉa mai tàn nhẫn biết bao đối với tự do và dân chủ.

Hiện nay chính sách phân biệt chủng tộc – hậu quả của chế độ nô lệ vẫn tồn tại. Thân phận của người da đen vẫn bị coi rẻ, thế mà “những kẻ biện

hộ ở Mĩ đã khẳng định rằng: giai cấp tư sản đã ban tự do cho những người da đen vì nhiệt tình của nó đối với tự do. Thực ra, những lợi ích của kẻ bóc

108

lột và sự sợ hãi trước đòn trừng trị của nhân dân đã quyết định việc đó. Việc tập trung một cách không bình thường những người da đen ở các bang đã trở thành một việc làm nguy hiểm về mặt chính trị. Thái độ của những người da đen mang tính chất đe dọa. Những cuộc nổi dậy của họ có thể tìm thấy sự ủng hộ cả ở trong công nhân. Cần phải thủ tiêu chế độ nô lệ để tránh hậu họa” [4;38].

Chế độ nô lệ ở Bắc Mĩ đã bị thủ tiêu đã đem lại những lợi ích to lớn cho những người nô lệ. Họ đã thoát khỏi cảnh sống tối tăm u ám trong những túp lều lụp xụp, được tự do đi lại, có quyền bầu cử và có quyền hưởng những thành quả lao động do chính họ tạo ra.

Mặt khác, đối với nền kinh tế nước Mĩ có thể nói đó là sự khởi đầu của chuỗi những thành công. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng trên con đường tư bản chủ nghĩa. Và ngày nay nền kinh tế đó vẫn đang khẳng định được sức mạnh của mình.

Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ được nhân dân thế giới biết đến như là một tấm gương sáng trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và bình đẳng. Cuộc Nội chiến Mĩ nổ ra với mục đích bảo toàn sự thống nhất của Liên bang, nhưng cuộc đấu tranh này đã làm dấy lên phong trào giải phóng những người nô lệ và nó đã đem lại kết quả to lớn. Làm thay đổi sâu rộng trong cuộc sống ở miền Nam nước Mĩ và xác định lại vị thế của người da đen trong xã hội Mĩ.

109

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 104)