Sự giải phóng nô lệ trên thế giớ

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 31)

Như đã nói ở trên, sự tiến bộ của văn minh loài người đã dần làm cho chế độ nô lệ không còn chỗ đứng của nó. Phong trào giải phóng nô lệ lên cao ở tất cả các nước, các châu lục trên thế giới. Cụ thể:

Ở châu Âu: Từ cuối thể kỉ XVIII, việc buôn bán nô lệ bắt đầu bị cấm,

mở đầu là Đan Mạch năm 1792. Sự xóa bỏ tình trạng nô lệ ở Anh quốc cũng bắt đầu khá sớm. Năm 1772, nhà quý tộc Mansield tuyên bố nước Anh không công nhận chế độ nô lệ, giải phóng được 15.000 người da đen mà chủ nhân của họ đã mang vào Anh.Tuy nhiên trong thời gian này việc cấm buôn bán nô lệ da đen là rất khó khăn, vì Anh đang trong thời kì hưng thịnh và thu được nhiều lợi nhuận trong việc này.

Sang đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống nô lệ và buôn bán nô lệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Anh, “tên trùm” của thị trường buôn bán nô lệ giờ đây cũng lên tiếng phản đối kịch liệt. Phái Tự Do trong giai cấp tư sản Anh, tập đoàn tiêu biểu của tư sản công nghiệp, đề xuất phương án “thông thương” (commerce), truyền giáo (christmianity), văn minh (civilization),

thực dân (colonization) được gọi tắt là cụm từ 4C. Trong đó, thực dân là cụm từ then chốt. “Chính sách này được đa số trong Quốc hội Anh thông qua với

230 phiếu thuận, 85 phiếu trống đã chấp thuận dự án luật chống nô lệ” [25;

176]. Đặc biệt, năm 1807, nước Anh tuyên bố cấm mua bán nô lệ. Bên cạnh việc đó, Anh tạo điều kiện cho những người nô lệ da đen không phải sống trong các đồn điền ở châu Mĩ, mặc dù họ phải sống dưới sự cai quản của mình. Chính phủ Anh còn tích cực lập các căn cứ hải quân và các đội tầu tuần tiễu

32

trên mặt biển, đặc biệt là ở Đại Tây Dương, để bắt những tên buôn nô lệ. “Năm 1808, hải quân Anh đã giữ lại 600 trăm người da đen bị bắt làm nô lệ

và đem đến Sierria Leone để định cư” [25; 176]. Đến năm 1813, Anh (cùng

Argentina) chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ. Năm 1833, chế độ nô lệ bị hủy bỏ trên các thuộc địa của Anh (với bản tuyên ngôn bãi bỏ chế độ nô lệ được thông qua trong hội nghị ở Philadelphia tháng 10 - 1833). Ở các vùng thuộc địa của mình, đặc biệt Nam Phi, nơi có các chủ đồn điền người Boer, Anh phải bồi thường chi phí cho các ông chủ ở đây để giải phóng nô lệ. Năm 1836, Anh đã phóng thích 3.900 nô lệ ở Cape Province (Nam Phi) và chi trả cho chủ đồn điền ở đây 2.824.000 bảng Anh (trên thực tế là 1.247.000 bảng Anh) [25; 176]. Mặc dù mất tiền bồi thường, Anh vẫn là kẻ thu lại lợi nhuận lớn nhất. Chính phủ Anh cũng rất tích cực tuyên truyền cho các nước thực dân khác chống lại việc buôn bán nô lệ. Tại Hội nghị Viên năm 1814, Anh đã dùng ảnh hưởng của mình để khuyến khích các quốc gia khác thi hành chính sách tương tự của mình. Những việc làm của Anh có tác động cực kì to lớn đến việc bãi bỏ chế độ buôn bán người mất nhân tính này.

Ở Pháp, việc buôn bán nô lệ cũng bị cấm khá sớm, dưới thời của chính phủ cách mạng. Dưới ánh sáng của tư tưởng cách mạng: “Tự do – Bình đẳng

– Bác ái”, Quốc hội Pháp năm 1794 đã ra tuyên bố xóa bỏ “việc buôn bán nô lệ” và “chế độ nô lệ” ở những vùng đất thực dân của mình. Cuộc đại cách

mạng Pháp với những tư tưởng tiến bộ về con người, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến nhiều nơi trên thế giới, là một đòn đánh mạnh vào chế độ nô lệ. Sau này, Chính phủ Pháp lại tiếp tục ra các sắc lệnh năm 1815, 1817, 1818 cấm việc buôn bán nô lệ. Ngày 4 – 3 – 1848, chế độ nô lệ bị cấm hoàn toàn trên các thuộc địa của Pháp.

33

Các nước thực dân khác ở Tây Âu cũng lần lượt tuyên bố cấm “mua

bán nô lệ”: Thụy Điển ra lệnh cấm năm 1813, Hà Lan năm 1814, Bồ Đào

Nha 1820, Tây Ban Nha 1823…

Mặc dù sự thay đổi chính sách của các nước thực dân có ý nghĩa rất lớn, quyết định đối với cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, đó chưa phải là cuộc đấu tranh duy nhất chống lại chế độ này. Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ La tinh, bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, là những cuộc đấu tranh đem lại quyền lợi thực sự cho người da đen. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng mới từ châu Âu, các cuộc đấu tranh chống buôn bán và sử dụng nô lệ da đen ở châu Phi và châu Mĩ dường như mạnh mẽ hơn trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Ở châu Phi: Ngay từ những ngày đầu bọn thực dân tiến hành việc săn

bắt và mua bán nô lệ da đen, nhân dân châu Phi đã tiến hành những cuộc đấu tranh không khoan nhượng với chúng. Trong các vùng lục địa châu Phi, những người thổ dân ở đây đã dùng giáo mác, cung tên để chống lại những đội săn bắt nô lệ. Trong các nhà lao đen tối trên bờ biển, những người da đen bị bắt và chuẩn bị được đưa lên tàu chở sang châu Mĩ đã bí mật tổ chức các cuộc bạo động, vượt ngục, bỏ trốn, Theo các tài liệu chữ viết còn lại đến ngày nay cho ta thấy có khoảng 15 cuộc khởi nghĩa như vậy của nô lệ da đen trong thế kỉ XVIII. Trên các con tàu chở nô lệ vượt Đại Tây Dương, những người da đen vẫn nổi lên đấu tranh chống lại bọn lái buôn nô lệ. Theo những thống kê không đầy đủ, từ năm 1700 đến năm 1845, chỉ nói riêng trên những chiếc thuyền chở nô lệ của Anh, Mĩ đã xảy ra 55 vụ bạo động của người da đen.

Bước sang thế kỉ XIX, những ngọn gió của luồng tư tưởng mới đã thổi vào các dân tộc châu Phi và làm bùng nổ phong trào cải cách ở đây, tiêu biểu là Ethiopia và Madagascar. Những cải cách này ít nhiều động chạm, ngăn cẳn việc buôn bán và sử dụng nô lệ da đen: Giữa thế kỉ XIX, Ethiopia là một quốc

34

gia phong kiến cát cứ với 6 vị hoàng đế trên một vương quốc và đang đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Anh. Trước tình hình dó, Carza (1818 – 1868) đã đứng lên tự xưng là hoàng đế, lấy niên hiệu là Theodoro II, bằng tài chí và sức mạnh của mình để thống nhất đất nước. Cuộc cải cách của ông diễn ra khá toàn diện trên các kĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nhằm củng cố quyền lực của chính quyền trung ương và chống ự xâm nhập của thực dân phương Tây. Đối với việc buôn bán nô lệ, ông ra lệnh xử phạt nghiêm khắc những người mua nô lệ. Ông còn tập trung những người nô lệ mới được tự do để học kĩ năng sản xuất. Mặc dù những cải cách của Carza chưa hoàn thành và bị thực dân đàn áp nhưng nó có ý nghĩa rất lớn, là một đòn đánh mạnh vào chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ da đen.

Madagascar cũng là nơi vừa bị săn bắt nô lệ, vừa là nơi sử dụng sức lao động nô lệ, đặc biệt khi chủ ngĩa thực dân xâm nhập vào đây, việc sử dụng nô lệ ngày càng trở nên phổ biến. Các vương quốc ở trên đảo thường xuyên gây chiến tranh với nhau và cướp bóc tài sản và bắt những người của vương quốc bị thua về làm nô lệ. Ngoài ra, nô lệ ở đây còn là những người thiếu nợ không trả được nợ hay người phạm pháp bị bắt làm nô lệ. Nô lệ trở thành thành phần không nhỏ của cư dân ở đây. Ví như năm 1858, tại Tananazive có 75.000 người nô lệ chiếm 2/3 dân số. Đến khi bọn thực dân phương Tây xâm nhập vào mà chủ yếu là Pháp (cuối thế kỉ XVIII), đã biến nơi này thành nơi cướp bóc gỗ, gia súc và nô lệ. Họ tiến hành bắt nô lệ ở Fort Dacophin và một số nơi khác ở phía dông Madagascar. Không những thế, người Pháp còn cung cấp một số vũ khí tối tân cho những người cầm đầu ở địa phương để săn lùng nô lệ sau đó bán lại cho chúng.

Nhưng chính sự xâm nhập của thực dân phương Tây đã đoàn kết các dân tộc trên hòn đảo này và tăng cường ý thức đoàn kết chống ngoại xâm. Những người đứng đầu đã thống nhất hòn đảo, thống nhất vương quốc Merria.

35

Đến thế kỉ XIX, vua Radama I lên ngôi đã tiến hành cải cách nhằm đưa vương quốc tiến lên trình độ cận đại hóa. Cuộc cải cách diến ra trên các lĩnh vực: quân đội, ngoại giao, kinh tế, giáo dục… Radama I còn thực hiện xóa bỏ chế độ nô lệ đã tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Ông còn kí kết với nước Anh những điều ước ngăn cấm việc buôn bán nô lệ, ra sắc lệnh xóa bỏ chế độ nô lệ ở trong nước.

Mặc dù những cải cách của Radama I chưa thành công nhưng nó cũng đặt nền móng cho sự phát triển và “cận đại hóa” của Madagascar. Đối với

chế độ nô lệ, nó đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung trên thế giới nhằm xóa bỏ chế độ người bóc lột người tàn nhẫn này.

Ở châu Mĩ: Thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, những thay đổi của tình hình

quốc tế đã có tác động mạnh mẽ đến châu Mĩ, đặc biệt là ảnh hưởng từ luồng tư tưởng mới của cách mạng tư sản (sau cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp). Antinio Narino (1769 – 1822), người Colombia, năm 1794 đã in và phát hành bản “Tuyên ngôn nhân quyền” của Pháp bằng chữ Tây Ban Nha. Họ còn đọc và thảo luận

bản tuyên ngôn và bộ sách bách khoa toàn thư. Do đó, các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Mĩ, ngoài việc đòi độc lập dân tộc, đã chú ý đến quyền của con người, đặc biệt là đòi giải phóng nô lệ, xóa bỏ chế độ nô lệ. Cụ thể:

Ở Haiti, cuối thế kỉ XVIII, nằm dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Ở đây, nô lệ da đen chiếm 9/10 dân số với 480.000 người, bị áp bức, bóc lột nặng nề. Nhiều cuộc nổi dậy của người da đen và da màu đã nổ ra: Năm 1791, một cuộc khởi nghĩa vũ trang đã bùng nổ, thu hút đông đảo người da đen tham gia. Cuộc khởi nghĩa L`ouverture, vốn là một nô lệ da đen đứng ra lãnh đạo nghĩa quân đốt phá đồn điền của người da trắng và nhanh chóng khống chế được các vùng ở Haiti. Nghĩa quân đã đánh bại quân Pháp, sau đó là quân

36

Tây Ban Nha và sự can thiệp của Anh: Tháng 10/1798, Anh buộc phải kí điều ước với L`ouverture thừa nhận nền độc lập của Haiti.

Năm 1801, L`ouverture tuyên bố nền độc lập của Haiti và ban bố Hiến pháp, quy định: chính thức xóa bỏ chế độ nô lệ; mọi người trong quốc gia đều bình đẳng, không phân biệt màu da. Sau đó người da đen được chia đất để canh tác, được làm chủ những đồn điền lớn… Nhưng chưa giành được độc lập bao lâu, Haiti bị tư sản Pháp không chế trở lại và sử dụng nô lệ như trước kia. Ở châu Âu, Napoleon đang bành trướng thế lực của mình. Tầng lớp đại tư sản Pháp khống chế lại Haiti. Tuy nhiên, bằng ý chí đấu tranh của mình, nhân dân Haiti tiếp tục tấn công vào quân xâm lược Pháp, đánh tan đạo quân 43.000 người của Napoleon (với 35.000 nằm lại trên đất Haiti và 8.000 người phải đem tàu chở về). Ngày 29 - 11- 1803, nhân dân Haiti thông qua “Tuyên

ngôn độc lập”. Ngày 1 – 1 – 1804, Haiti là quốc gia ở khu vực Mĩ La tinh tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ. Haiti trở thành tấm gương cho các dân tộc ở đây và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng phát triển, trong đó có cả phong trào đấu tranh giải phóng chế độ nô lệ.

Sau Haiti, một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã bùng nổ ở khu vực Mĩ La tinh đầu thế kỉ XIX. Lần lượt các quốc gia đều nổi dậy làm cách mạng để lật đổ sự thống trị của bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trừ một số khu vực như Cuba, Puerto Rico và một số hòn đảo ở Trung Mĩ, tuyệt đại đa số những khu vực khác đều giành được độc lập. Có 17 quốc gia tuyên bố độc lập: Haiti, Mexico, Guatemala, El Salvador, Nicaragua, Honduras, Costaria, Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Chile, Argentina, Paraguay, Bolovia, Brazil. Cuộc đấu tranh giải phóng của các nước Mĩ La tinh đầu thế kỉ XIX gắn liền với cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng xã hội. Bởi vì, sau khi giành được độc lập, hầu hết các quốc gia đều ban bố hiến pháp, xây dựng nước cộng hòa và có những văn bản pháp luật cụ

37

thể ngăn cấm buôn bán và sử dụng lao động nô lệ, tiến hành giải phóng nô lệ (trừ Brazil). Những thành quả mà cuộc cách mạng ở các nược Mĩ La tinh đạt được đã tạo điều kiện cho xã hội phát triển; đồng thời đó cũng là những đòn đánh dồn dập và liên tiếp vào chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ da đen.

Lúc này, việc buôn bán nô lệ dường như đã chững lại không còn sôi động và rầm rộ, công khai như trước. Tuy nhiên, do chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại ở một số nước châu Mĩ và khi nguồn cung cấp nô lệ tại chỗ (tức con cháu nô lệ sinh ra chúng cũng bị coi là nô lệ) không đáp ứng đủ thì người ta vẫn tiến hành buôn lậu người da đen từ châu Phi sang.

Brazil có lẽ là nước cuối cùng tiến hành thành công cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ. Là một trong những nước giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX nhưng Brazil là nước duy nhất trong 17 nước không ra văn bản pháp luật xóa bỏ chế độ nô lệ. Bởi vì thành quả của cuộc cách mạng đầu thế kỉ XIX đã bị các chủ nô và các đại địa chủ tước đoạt nên cho đến giữa thế kỉ XIX, chế độ nô lệ đồn điền vẫn là nền tảng của nền kinh tế, còn nô lệ vẫn là lực lượng lao động chủ yếu. Thập niên 20 của thế kỉ XIX, nô lệ chiếm phân nửa tổng dân số của Brazil, hàng năm có 44.000 nô lệ da đen lại được chuyển từ châu Phi sang. Mặc dù năm 1831, Ủy ban nhiếp chính đã ban bố lệnh cấm vận chuyển và buôn bán nô lệ nhưng khi chế độ này vẫn tồn tại, việc buôn lậu nô lệ vẫn không chấm dứt.

Đến thập niên 40 – 50 của thế kỉ XIX, nền kinh tế của Brazil có nhiều thay đổi, lượng cà phê tăng cao (thập niên 40 chiếm 40% tổng sản lượng café thế giới thì đến năm 1889 chiếm 57%). Trong khi đó, nguồn lao động nô lệ ngày càng thiếu hụt, cuộc đấu tranh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ làm cho số nô lệ nhập khẩu từ châu Phi ngày càng hạ thấp. Các chủ đồn điền buộc phải kí hợp đồng lao động với các kiều dân châu Âu. Số lượng nô lệ ngày càng sụt giảm. Tỷ lệ giữa nô lệ trong số cư dân giảm: năm 1850, nô lệ chiếm 31% đến

38

cuối thập niên 60 chỉ còn chiếm 17%. Bên cạnh đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển và mâu thuẫn gay gắt với chế độ nô lệ đồn điền. Phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ ngày càng lên cao. Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân: những người nô lệ da đen, công nhân, nông dân, tiểu tư sản, phái tự do và phái cộng hòa của giai cấp tư sản tham gia.

Sau cuộc Nội chiến ở nước Mĩ, phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ ở Brazil như có một sự khích lệ mới, phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ và phong trào chống chế độ quân chủ chuyên chế liên kết với nhau. Các hiệp hội

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 31)