QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)
2.1.1. Cuộc đấu tranh của những người nô lệ
Đến thế kỉ XV, khi các yếu tố: ý chí thám hiểm, phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hàng hải cần thiết, khả năng tài chính và quyền lực tập trung được hội tụ đầy đủ, Columbus đã tiến hành công cuộc phát kiến địa lí, phát hiện ra Tân thế giới. Từ đó những cư dân bản địa – người Indian và phần còn lại của thế giới này mới được chú ý, phát hiện cuộc Columbus đã mở đầu cho quá trình xâm nhập của người châu Âu và Bắc Mĩ.
Ngay từ khi những tên thực dân vào và nô lệ hóa người dân Bắc Mĩ, thì người Indian đã kháng chiến quyết liệt. Với những “cuộc chiến tranh Pêcôt” nổ ra vào những năm 30 của thế kỉ XVI đã chứng tỏ điều đó. Về sau vào những năm 70 của thế kỉ này đã bùng nổ cuộc “chiến tranh của vua Philip”, trong đó người Indian đã ra sức bảo vệ những vùng đất của mình. Năm 1763 người Indian – Angonkin đã nổi dậy đấu tranh chống bọn người nô dịch. Dưới sự lãnh đạo của Pontiac họ đánh cho người Anh thua to rồi đuổi bon chúng ra khỏi nhiều vị chí chiếm đóng. Chỉ có quân đội thường trực Anh mới đàn áp được các cuộc khởi nghĩa to lớn ấy.
Khi cuộc đấu tranh của nô lệ bùng nổ thì bọn thực dân tìm mọi cách để đàn áp. Ở thế kỉ XVIII, tòa án Linsơ đáng nguyền rủa ra đời và là “đặc trưng của lối sống Mĩ”, một phương pháp chừng trị tàn bạo đối với người da đen. Ngay từ nhưng năm 1741, ở New York người ta đã dùng phương pháp đó để
54
xử lí những nô lệ da đen một cách man dợ, ở đây một số người da đen bị thiêu sống.
Đầu tiên là những hình thức sơ khai nhằm chống lại chủ nô như lãn công, đánh đập bọn quản đốc, giết chết chủ nô và tự sát… Các nô lệ bộc lộ sự căm ghét đối với chế độ của họ bằng sự chống đối hàng ngày như lờ đi các mệnh lệnh, làm việc chậm chạp…thỉnh thoảng lại có một nam nô lệ đánh lại ông chủ hoặc viên quản đốc nhưng hình thức phổ biến nhất của nô lệ da đen là bỏ trốn. Họ trốn một mình hoặc dẫn theo cả nhà. Có rất nhiều nô lệ da đen chẳng những từ miền Nam trốn lên miền Bắc mà còn vượt biên giới đến tận Canada mới được an toàn. Lý do là vì trong Hiến pháp Mĩ cho phép các chủ nô có quyền đến các tiểu bang ở phía Bắc để lùng kiếm những người nô lệ da đen bỏ trốn. Một khi những người bỏ trốn bị bắt về, sẽ bị chủ nô mang ra trước đám đông đánh đến chết để răn đe. Do vậy, người da đen ở Canada từ 4.000 người năm 1800 đã tăng lên 55.000 người vào năm 1850 [4; 67].
Nhưng mọi sự ngược đãi cũng như sát hại đã dẫn đến sức chống trả càng mạnh mẽ hơn của nô lệ cũng như tạo thanh thế rộng lớn cho các tổ chức chống chế độ nô lệ đồng thời làm cho mọi người xung quanh đồng tình, kính trọng, sẵn sàng giúp đỡ cho người nô lệ da đen bỏ trốn. Mặt khác, bản thân người nô lệ da đen biết rằng khi mình bị bắt trở lại sẽ bị đối xử tàn nhẫn nên khi thấy không thể trốn được thì họ không để cho bọn chủ bắt sống mà trước tiên giết chết những đứa con của mình rồi tự sát chết theo.
Hình thức đấu tranh cao hơn, mang đặc trưng của đấu tranh giai cấp chính là các cuộc khởi nghĩa của nô lệ. Trong các đồn điền, nô lệ nổi lên mạnh mẽ, chủ nô phải để lại nhiều quân đội để đàn áp. Một phụ nữ da đen đã đi sâu vào miền Nam, lãnh đạo nhiều trận đánh để giải phóng nô lệ.
Ngay từ năm 1663, trên đất Virginia, nô lệ đã chuẩn bị khởi nghĩa. Nhưng cuộc chuẩn bị của họ đã bị phát hiện vì có một tên phản bội và bị đàn
55
áp ngay từ trong trứng nước. Cần nhấn mạnh rằng, ở đây nô lệ da đen và da trắng đã đoàn kết với nhau. Năm 1712, cuộc khởi nghĩa của nô lệ đã bị người da trắng hành hình một cách man rợ. Song tất cả đã bị đàn áp một cách dã man và những tổn thất của bọn chủ đồn điền lại được bồi thường bằng công sức của nô lệ. Năm 1672, khi cuộc khởi nghĩa vừa bị đàn áp thì cứ mỗi nô lệ bị giết, tên chủ đồn điền được cấp 4.500 phun thuốc lá (1phun = 400gram).
Nhưng tất cả điều đó không ngăn cản được những cuộc nổi dậy mới. Cuộc khởi nghĩa năm 1712 ở New York đã chứng tỏ điều đó. Vào cuối thế kỉ XVIII, có một số cuộc khởi nghĩa của nô lệ ở Luisiana, ở Virginia…
Bước sang thế kỷ XIX, khi chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam đã không còn phù hợp và trở thành vật cản cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Hoa Kì thì cuộc đấu tranh của nô lệ được sự ủng hộ của đông đảo các giai cấp trong xã hội. Bởi vậy, nô lệ da đen tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Mùa xuân năm 1800 gần 100 nô lệ được vũ trang đã tụ tập gần thành phố Rutsomon, dưới sự lãnh đạo của Galarien, mưu toan tự giải phóng khỏi bọn chủ da trắng. Về sau vào nửa đầu thế kỉ XIX, các cuộc khởi nghĩa của người da đen nối tiếp nhau bùng nổ. Một trong các cuộc khởi nghĩa ấy đã nổ ra ở Sacloxton vào năm 1822. Cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra năm 1831, nó đã bao trùm cả miền Nam nhưng cuối cùng cũng bị thất bại.
Những người nô lệ da đen đã đấu tranh tích cực chống lại chế độ nô lệ trong thời gian hai thế kỷ tồn tại của nó. Lịch sử Hợp chủng quốc đã từng chứng kiến gần 250 cuộc khởi nghĩa cùng những âm mưu của cư dân da đen trước năm 1861. Điển hình như cuộc khởi nghĩa của nô lệ ở New York (1712), ở Luisiana (1791- 1792), ở Virginia (1792)... nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa đó đều bị đàn áp trong biển máu và thất bại.
Trong cuộc đấu tranh này, nổi lên các gương mặt xuất sắc đã đấu tranh quyết liệt cho sự nghiệp giải phóng giai cấp. Đó là Frederick Douglass –
56
nhà báo da đen xuất sắc chống chế độ nô lệ của tờ Ngôi sao phương Bắc; Henry Highland Garnet – một nhà truyền giáo da đen giỏi hùng biện; Sojourner Tryth – một phụ nữ thất học và trước đây là nô lệ, người đã nói rất đơn giản và gây ấn tượng sâu sắc về nguyên nhân đòi tự do… tất cả đều là những thành viên xuất sắc của các tổ chức bãi nô. Trong đó điển hình là Frederick Douglass, một nô lệ trốn thoát và đã được tự do. Douglass bắt đầu xuất bản tờ Northern Star (Ngôi sao phương Bắc) ở Rochester, New York vào năm 1847. Tờ báo không chỉ nói đến phong trào bãi nô mà còn đề cập đến sự phân biệt đối xử với người da đen tự do...
Cuộc đấu tranh của những nô lệ da đen mặc dù chưa thể đem lại tự do cho họ, nhưng sẽ được tiếp tục trong thời kỳ Nội chiến và là một nhân tố quan trọng buộc Tổng thống Lincoln phải xem xét đến vấn đề giải phóng nô lệ và công bố bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ.