, The Masque ofThe Red Death P21F
3 Nền tảng của thơ ca
37
theo những cơ sở nào, kết hợp các yếu tố của ngôn ngữ như âm vị, âm tiết, cách gieo vần, ngắt nhịp, tiết tấu ra sao để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Những quan điểm này đã đi vào nghệ thuật sáng tác của Poe mà chúng tôi sẽ đi sâu hơn ở chương kế tiếp.
Trong một bài tiểu luận khác: American PoetryP37F
1
P
, Poe đưa ra một vân đề có ý nghĩa khái quát hơn về tình hình văn học Mỹ. Bài tiểu luận này được ông gửi đăng báo và diễn thuyết nhiều lần. Trong đó ông phản đối sự lệ thuộc của thơ ca Mỹ trước thơ ca Anh 20 năm cuối thế kỷ XIX, và phân tích sâu sắc nguyên nhân sự ứ đọng, trì trệ của thơ ca Mỹ trong cái giai đoạn "văn chương thị trường" bắt đầu xuất hiện. Ông sôi nổi đưa ra một số tiêu chuẩn đối với nhà phê bình như : phải có năng lực phân tích, khách quan không thiên vị cá nhân,
phân biệt được những cái giống và khác nhau về bản chất, không hời hợt bên ngoài, có khả
năng phát hiện, sáng tạo ra cái mới. [9*, 3]. Sân khấu kịch cũng được Poe phân tích thật
sắc sảo trong bài phê bình The American DramaP38F
2
P
. Edgar Poe cho rằng "Cần phải nói với
người Mỹ rằng kịch của Mỹ có những đặc điểm đặc biệt thích thú đáng quan tâm" [10*, 3].
Ông nhiệt tình nhấn mạnh ba điều cần làm để xây dựng một tác phẩm kịch có giá trị: (1) Hãy đốt hoặc chôn ngay những kiểu mẫu xưa cũ và quên nhanh theo khả năng có thể quên
những vở đã từng được diễn, (2) Phải cân nhắc đâu là năng lực tiềm tàng của kịch, không
chỉ dựa vào những quy ước, tập quán từ xưa đến nay, (3) Kết cấu của một vở kịch phải
được xây dựng bởi cảm xúc và thẩm mỹ. Nhưng cảm xúc và thẩm mỹ phải được dẫn dắt và
điều khiển chặt chẽ bởi lý trí..."P39F
3
P
[l0*, 4].
Rõ ràng là Poe đã có một nhận xét hết sức nhạy bén và một tư duy tỉnh táo, có ý thức trách nhiệm cao trong sự cố gắng góp phần khẳng định tính cách một nền văn học còn trong trứng nước nửa đầu thế kỷ XIX.
Ngòi bút châm biếm, hài hước sắc sảo của Poe còn đưa ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội thiết thực trong Pay for American AuthorsP40F
4
P
và trong một tiểu luận mang tính chất châm
biếm Philosophy of FurnitureP41F
5
P
. Cách đặt tên các tiểu luận của ông có vẻ lạm dụng từ
"Philosophy " vốn dành để nói về những vấn đề trừu tượng của tư tưởng khiến ông bị nhiều
nhà phê bình cho là điên rồ hay lừa gạt đọc giả.