20
Cũng như tâm lý bao trẻ mồ côi khác, Poe mong muốn một sự đổi đời, một sự khẳng định bản thân mình nhưng luôn gặp ữở ngại mà rào cản đầu tiên là những thành kiến của xã hội. Là một cậu bé thông minh, có tài, luôn nổi trội hơn bạn bè trong học tập như chúng tôi có đề cập ở phần giới thiệu về cuộc đời tác giả, nhưng những định kiến khắt khe cứ đeo đẳng nhà thơ. Xã hội không thừa nhận thiên tài của Poe, họ cho đó chỉ là những lời điên rồ bậy bạ và không ngừng công kích, sỉ nhục nhà thơ. Xót xa hơn là tài năng cứ đi cùng với nghèo khổ, bần cùng. Cho nên tâm thế bước vào cuộc đời của Poe là phải phản ứng lại cái xã hội độc ác đó để tự bảo vệ mình, tự khẳng định mình.
Poe tôn thờ Nghệ thuật, coi đó là nữ hoàng cao cả nhất. Cái Đẹp và Nghệ thuật thống
nhất với nhau như một quy luật tất yếu của tự nhiên, tạo nên cảm xúc, hứng khởi cho người nghệ sĩ. Trong khoảng hơn mười bài thơ ca ngợi cái đẹp lý tưởng của nghệ thuật, Poe đã tôn sùng tuyệt đối giá trị của thơ ca và cho rằng nó là sự phản ảnh vẻ đẹp của Thượng Đế. Với Poe, "Cái Đẹp là lĩnh vực chính đáng duy nhất của thi ca. Đó là một niềm vui thích rất
mãnh liệt, rất cao cả, và cũng rất thuần khiết mà con người chỉ có thể tìm thấy sự thỏa mãn
trong Cái Đẹp" P4F
1
P
.[89, 1322 ].
Poe cũng tin tưởng ở Thượng Đế, ở Chua Trời và cho rằng chỉ có người mới là Đấng Sáng Tạo tuyệt đối, là Chân lý của mọi tư tưởng ; "Mọi Sự sáng tạo trên đời đêu từ ý nghĩ
của Thượng đế"P5F
2
P
[97,1].
Sự thật - Chân lý - Nghệ thuật không hề mâu thuẫn trong thơ ông. Và nhà thơ, như
một thiên mệnh, là người trung gian giữa ý tưởng của Thượng Đế và khát vọng của con người. Nhà thơ tự ví tâm hồn mình "như một dây đàn", chỉ rung lên bồi cảm xúc mãnh liệt mà nghệ thuật mang đến. Nghệ thuật còn là một phương tiện, một phương thuốc nhiệm màu:
..Để giải thoát trái tim tôi
Và những hy vọng sắp tàn
1 Beauty is the sole legitimate province of the poem...That pleasure which is át once the most intense, theJĩiost elevating, and the most pure,is, ì believe, found in the contemplation of the beatiful"(tr.1322) elevating, and the most pure,is, ì believe, found in the contemplation of the beatiful"(tr.1322)
21 Bởi vì hễ khi nào:
Còn tin vào những giấc mơ
Tôi còn bị quyến rũ bởi nàng thơP6F
1
P
.
(To Miss Louis Olivia Hunter) Trong nhiều bài thơ tiêu biểu như Tamerlane, Al Araaf,
Elỉiabeth, Romance, Israfel, The Sỉeeper..., Poe đã nhiều lần ca ngợi thiên chức của nhà thơ,
xem nhà thơ như là cầu nối giữa nghệ thuật và ý tưởng thiêng liêng của Thượng Đế. Chính vì quan niệm văn chương là thiên chức, là sứ mạng của người nghệ sĩ, ông đồi hỏi nhà văn, nhà thơ nói chung phải có ý thức trách nhiệm với ngòi bút của mình. Theo ông, người nghệ sĩ đích thực phải biết tưởng tượng, say đắm và tôn thờ chân lý duy nhất: Sự thật, phải biết quên mình hy sinh tất cả cho nghệ thuật:
... Mỗi nhà thơ, nếu đích thực là người nghệ sĩ
Trong khi theo đuổi bước chân của nàng thơ kiều diễm
Xuyên qua bóng mát của Sự thật hay điều Tưởng tượng
Đã chẳng nghĩ suy về chính bản thân mìnhP7F
2
P
.
Ông còn khẳng định rằng:
Điều tôi viết đầu tiên trên trang giấy,
Luôn luôn là điều quan trọng nhất của tâm hồnP8F
3
P
.
Cái "điều quan trọng nhất của tâm hồn" ấy chính là những thứ mà một người tự
nguyện hiến dâng cuộc đời cho nghệ thuật theo đuổi : Cảm xúc.
1 "To release my heart, And my hopes are dying And my hopes are dying While, on dreams relying,
I am spelled by art." (To Miss Louise Olivia Hunter)
2 "Each poet - if a poet - in pursuing
The muses thro' theứ bovvers of Tiuth or Fiction, Has studied very little of his part".
22
Thế nhưng, không giống như quan điểm của Shelly, Edgar Poe lại cho rằng "sáng tác
của thơ ca không phải là một hoạt động thần bí, hoặc có tính may mắn ngẫu nhiên mà chịu
sự chỉ đạo chặt chẽ của lý trí." [19,147] . Chính vì thế, đó không phải thứ cảm xúc mù
quáng, ích kỷ mà có sự hướng dẫn của lý trí. Điều này hình như trái ngược với những nhà lãng mạn chỉ trung thành với những cảm xúc tuyệt đối, vì bản thân thơ ca đối với họ đã là "nghệ thuật của cái đẹp" [19, 145]. Hoặc là những cảm xúc mà họ cho là chỉ xuất hiện trong trạng thái ngây ngất của tâm hồn, như một kẻ lên đồng.
Đối tượng duy nhất mà nhà thơ phải hướng tới là tâm hồn của con người, thế giới tâm linh bên trong vô cùng huyền bí mà chỉ có Thượng Đế mới là người nắm giữ mọi bí mật của nó. Thơ Poe hay viết về những hồi tưởng, những năng lực bên trong con người, hứa hẹn những thành tựu mà sau này các nhà khoa học, tâm thần học, triết học sẽ đạt tới. Nhìn lại toàn bộ sáng tác của ông, ta thấy, ông đã hướng về tâm hồn con người theo ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu là những giấc mơ và hoài niệm về một thiên đường đã mấtP9F
1
P
, ứng với những tác phẩm từ 1827 đến 1831- thời mà Poe còn mang nặng dấu ấn của chủ nghĩa Neoplatonic. Cũng từ học thuyết này, ông còn cho rằng "tội lỗi là sự phủ định của sự hợp
nhất với Đấng Duy nhất" và thế giới hiện thực mà con người đang sống chỉ là một thế giới
giả dối đưa con người đến chỗ thất vọng mà thôi.
Giai đoạn thứ hai mang ảnh hưởng của Học thuyết Sinh tồn phản ảnh trong những tác phẩm Poe sáng tác từ 1831-1841. Đây là một khám phá mới mẻ và khá thú vị khiến Poe dường như trở nên hiện đại hơn so với các tác giả cùng thời.
Những năm cuối cùng, thuyết Siêu nghiệm luận bộc lộ rõ hơn trong những tác phẩm nói về cái Hư Vô, về sự Tái sinh của con người trong vũ trụ Vô cùng. Đó cũng là giai đoạn thứ ba trong hành trình trở về với tâm hồn con người trong sáng tác Edgar Poe. Thơ và truyện của Poe đã góp phần xác nhận cái "sức mạnh cố hữu của linh hồn" con người để con người có thể "giao hoà được với tinh thần và sự hiện hữu của Thượng đế".[67,192]
1
Các nhà phê bình hay dùng cụm từ "The Lost Paradise" (Thiên đường đã mất) nói về những hình ảnh hồi ức trong sáng tác của Poe
23
Do vậy, nếu cứ khăng khăng cho rằng sáng tác của Poe chỉ ca ngợi những cảm xúc đồi trụy, bệnh hoạn điên rồ, độc ác, phi đạo đức thì có lẽ cũng hơi oan uổng cho ông. Những thứ ấy hình như chỉ mới là cái biểu đạt bên ngoài chứ chưa phải là cái được biểu đạt. Trong rất nhiều truyện của Poe nói về những cái chết rùng rơn không hẳn chỉ để thỏa mãn tâm hồn bệnh hoạn của ông. Kẻ sát nhân có toan tính chuyện độc ác như thế trong những phút giây căng thẳng nhất của thần kinh, của tâm sinh lý bị đè nén, cảm xúc bị ức chế...Nhưng đâu phải không có những khoảnh khắc, dù chỉ thoáng qua trong một câu kết hay trong một ánh mắt, thoáng hiện một sự hối hận tự khinh bỉ bản thân mình. Trong "Trái tim thú tội”, điều làm cho kẻ giết người cứ bị giày vò ám ảnh là đôi mắt ông lão bất hạnh và tiếng đập của trái tim trong lồng ngực anh ta. Điều ấy là gì nếu không được coi là sự day dứt, giằng xé của lương tâm ?
Cái lý tưởng mà suốt đời không bao giờ thực hiện được trong cuộc đời, trong thơ ấy, sau này, lại bật lên thành một nhiệt tình sôi nổi, mạnh mẽ trong văn xuôi, nhất là những bài phê bình và tiểu luận trong suốt cuộc đời bốn mươi năm ngắn ngủi của ông với khao khát tìm một chỗ đứng xứng đáng cho văn học Mỹ, nhà văn, nhà báo Mỹ mà chúng tôi đã điểm qua trong phần giới thiệu những bài phê bình, tiểu luận của Poe ở chương một. Chưa phải phải là toàn diện và hoàn chỉnh nhưng chúng tôi cảm thấy đó cũng là những tín hiệu về một ý thức phản kháng đối với xã hội tư sản bắt đầu đi vào con đường chinh phục và thống trị toàn cầu của một cường quốc như nước Mỹ. Đúng như giáo sư Lê Đình Cúc viết:"Poe đã
thành công khi miêu tả sự điền cuồng của thế kỷ mười chín.."[8,141 ] và chúng tôi nghĩ Poe
đã miêu tả nó theo một cách của riêng ông.
Kết lại, có thể nói một cách khách quan hơn theo cách dùng từ của Robert Jacobs (trong một tác phẩm viết về Poe), Poe không hoàn toàn chủ trương "Nghệ thuật vị nghệ
thuật" (Art for Art's sake) mà đúng hơn là đi theo quan điểm " Nghệ thuật vì tâm hồn của
con người " (Art for the soul 's sake) [92, 1] . Có lẽ điều này mới thật phù hợp với quan
điểm nghệ thuật của Edgar Poe. Nghệ thuật trước hết vì chính bản thân việc thoa mãn những cảm xúc thuần túy của con người trước Cái Đẹp, đồng thời cũng là sự khám phá thế giới tâm hồn đa dạng phức tạp của con người. Đó cũng là con đường tuy không trực tiếp nhưng cũng phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân sinh chăng ? Hiểu được, hiểu đúng về con người phải chăng cũng chính là mục đích mà thơ ca nói riêng và văn chương nói chung luôn hướng tới để làm cho cuộc sống này, thế giới này ngày một tốt đẹp hơn. Chính Emerson,
24
người hoàn toàn không theo quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật cũng thấy rằng: "bao giờ
cái đẹp cũng phục vụ cho tư tưởng và sự nâng cao tinh thần" [12, 126].
Tuy nhiên, Cái Đẹp trong sáng tác của Poe nói chung và trong thơ ca của ông nói riêng có một điểm khác cơ bản với những quan điểm mỹ học đương thời khi ông cho rằng: "Cáỉ đẹp dù thuộc bất kì loại nào trong sự phát triển tột đỉnh của nó cũng đem lại những kích
thích nhạy cảm khiến người ta phải rơi lệ. Nỗi buồn vì thế là giọng điệu thích hợp nhất
trong tất cả các giọng điệu của thi ca"P10F
1
P
. [89,1332].
Không đến nỗi đánh đồng Cái Đẹp với cả Cái Ác, Cái xấu, Cái phi đạo đức như Baudelaire P11F
2
P nhưng với Poe, Cái Đẹp phải là cái gì khác thường, đau buồn và chết chóc. Màu sắc bi quan ấy đã bao phủ hầu hết sáng tác của nhà thơ khiến thơ ông quá bi quan ảm đạm. Nhưng có lẽ sẽ không cọn là thơ lãng mạn khi không nói lên được cái giọng nói cá nhân riêng biệt của chính mình, bởi làm gì có sự thống nhất tuyệt đối về tư tưởng, quan niệm , có chăng chỉ là sự bắt chước lẫn nhau mà thôi vì sự thật hiển nhiên là "Cảm xúc
không giống nhau, thanh âm của tiếng kêu cũng khác ...Tiếng kêu của chim như thế nào, âu
cũng có nguyên do của nó...” [60, 144-145].
Cái tiếng kêu bằng văn chương- tiếng lòng- của Edgar Poe ấy được thể hiện đậm nét qua những hình tượng nghệ thuật cụ thể trong thơ của ông, qua nội dung các sáng tác phong phú, đa dạng ở cả ba lĩnh vực: thơ, truyện và tiểu luận, phê bình của thiên tài bất hạnh này.
Nếu tổng hợp toàn bộ sáng tác của Poe có lẽ sẽ đến vài ữăm, nhưng do tình hình thực tế hầu hết tác phẩm của Poe chủ yếu là đăng ữên báo, nhiều bài dùng bút danh hoặc chỉ là những bản chép tay nên việc tổng hợp thành một danh sách có độ chính xác được công nhận là một điều khó thể thực hiện được. Vì thế, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu nhất, được đa số chấp nhận.
1 "Beauty of whatever kind, in its supreme development, invariably excites the sensitive soul to teaís. Melancholy is thus the most legitimate of all the poetical tones." Melancholy is thus the most legitimate of all the poetical tones."
2
"Viens-tu du ciel proíond ou sors-tu de 1'abime, O Beauté ? ton regard, iníernal et devine
Verse coníusément le bieníait et le crime..."(Hymne à la Beauté) "Xuống tự trời cao, lên từ đáy vực,
Cái Đẹp ơi ! ác quỷ, thiên thần ?
25
Sáng tác của Edgar Poe gồm 4 tập thơ và 6 tập văn xuôi, chủ yếu là các truyện ngắn. Ngoài ra còn có một vở kịch nhưng chưa in bao giờ. Sau này, năm 1894-1895, E.c. Stedman và G.E. Woodberry đã biên tập thành 10 tập và in lại năm 1914. Tác phẩm của Poe cũng được A. Harision biên tập thành 17 tập do nhà xuất bản Virginia xuất bản năm 1902. Đây là hai nguồn đáng tin cậy của các văn bản hiện nay. (Xem phụ lục 2)
1.3.2.Thơ ca:
Là mảng sáng tác đầu tiên và khá quan trọng của Poe. Nhiều người cho rằng nếu Poe biến mất khỏi thi đàn văn học Mỹ sau khi xuất bản tập thơ thứ ba, năm 1831, The Poems thì chẳng ai biết đến cái tên Edgar Poe. Tập thơ đầu Tamerlane and other poems chỉ là một sự bắt chước những sáng tác của các tác giả Anh: Byron và Shelly. Nhà thơ trẻ vừa tròn 21 tuổi này so với các tiêu chuẩn của văn học Anh truyền thống thì chỉ là một tác giả hạng xoàng. Thực ra, khoảng 82 bài thơ bài thơ của Poe hiện còn lưu giữ, tuy không hẳn đều có giá trị như nhau, nhưng thơ của ông, nhất là những bài thơ Poe viết trong 15 năm cuối đời đã đưa ông đến địa vị một nhà thơ lớn của nước Mỹ và cả thế giới.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đi sâu vào khoảng 50 bài thơ mà hiện nay hầu hết các sách giáo khoa Mỹ thừa nhận.
Các tập thơ đã xuất bản của Edgar Poe gồm:
• Tamerlane and Other Poems (1827)
• Al Aaraaf and Minor Poems (1829)
• The Poems (1831)
• The Raven and Other poems (1845)
Bốn tập thơ này đã thể hiện ba chặng đường sáng tác trong thơ Edgar Poe:
1.3.2.1.Cuối những năm 20: Khát khao và kiêu hãnh
Trong bài thơ được coi là đầu tiên mà nay còn tồn tại của Poe: "O,Temporai! O,
Mores" sáng tác khoảng năm 1825-1826, dài 92 câu, viết theo phong cách hài hước châm
biếm nhẹ nhàng như một lời bông đùa, chàng trai chỉ vừa 16 tuổi đầy nhiệt tình sôi nổi này
đã phủ nhận những học thuyết, giáo điều khô khan kềm hãm tư duy sáng tạo của con người
mà mình từng bị nhồi nhét và đòi hỏi một sự đổi ngôi, khẳng định sức mạnh của cuộc sống hiệh thực và chân lý."một hiện thực trong cuộc sống, có giá trị hơn cả mười nhà hiền
26
triết..."P12F
1
Tập thơ đầu "Tameriane and Other Poems " xuất bản vào khoảng tháng 6 hoặc 7 năm 1827 tại Boston, một trung tâm kinh tế thời bấy giờ với bút hiệu "Bostonian" (Một người Boston) đã báo hiệu sự xuất hiện một tâm hồn đầy mơ mộng và mâu thuẫn . Đây chỉ là một tập sách nhỏ 40 trang và không được ai chú ý, mãi đến năm 1876, tập thơ này mới được tìm thấy trong thư viện của Viện Bảo tàng Anh, giữa mớ sách báo Mỹ tạp nham linh tinh. Nội dung gồm 9 bài thơ giãi bày tâm trạng một người luôn mơ mộng (Dreams, A Dream, The
Happiest Day) kiêu hãnh về năng lực của tuổi trẻ, cảm nhận về một tương lai mơ hồ; cô đơn
đến nỗi "không biết làm thế nào quên hết cả tháng ngày" (Stanzas), rồi bắt đầu thất vọng, phủ định hiện thực và tìm đến thế giới của những linh hồn đã chết( Spirit of the Dead).
Tiêu biểu nhất là bài thơ dài 234 dòng, ngắt thành 20 khổ thơ: Tamerlane. Nhà thơ trẻ, kẻ chinh phục Tamerlane - tên của một vị Hoàng đế Mông Cổ từ thời cổ xưa xa xôi - đã không gặp may mắn trong những khát vọng và niềm kiêu hãnh của anh ta. Anh ta đã đánh