3.1.Tình yêu trong thơ Edgar Poe:

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 83)

, The Masque ofThe Red Death P21F

3.1.Tình yêu trong thơ Edgar Poe:

Sinh thời, Edgar Poe là kẻ chịu nhiều tai tiếng trong chuyện yêu đương. Thời trẻ, việc lấy cô em họ chưa đủ tuổi thành niên Virginia cũng là một đề tài cho bao "con mắt tọc

mạch" soi mói. Mười năm cuối đời, khi Poe đã có chút tiếng tăm, danh vọng, nhiều phụ nữ

trong giới văn chương bị thu hút bởi nhà thơ tài năng có tâm hồn cực kỳ sầu mộng này chủ động tìm đến với ông. Chân thành như Franny Osgood, Sarah Helen Whitman, Annie Richmond..., tính toán lợi dụng tiếng tăm của Poe để tiến thân như Elizabeth Ellet; hoặc sau khi Virginia chết, chỉ là hoài niệm về quá khứ đã mất được hồi sinh như Elmira Royster... Những cuộc hôn nhân không thành song song với những lần tự tử cũng không thành ấy khiến cho tên tuổi nhà thơ ít nhiều bị ảnh hưởng, thậm chí cũng là một lý do để ông có những kẻ thù trong văn nghiệp. Thơ của ông đã thực sự nói lên điều gì về quan niệm của ông trong tình yêu ?

Có lẽ hơn ai hết Poe là một người lúc nào cũng khao khát được yêu thương và yêu thương vô cùng mãnh liệt. Ông đã từng coi tình yêu là tất cả lẽ sống của cuộc đời mình:

Tình yêu, mi là tất cả đối với ta,

Vì mi mà linh hồn ta héo hon tiều tụy

Tình yêu, hòn đảo xanh tươi giữa mênh mông biển cả,

Đầy hoa thơm trái ngọt cảnh bồng lai,

Của riêng ta- nơi thần thánh thiêng liêngP67F

1

P

.

(Gửi một người ở thiên đàng)

Với Poe, tình yêu như một "thánh địa" thiêng liêng. Tình yêu là một hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt chẳng khác nào "Vườn địa đàng"trong Kinh thánh, nơi con người hoàn toàn chưa biết xấu hổ, lọc lừa hay ghen tị và đói khát... Chỉ có niềm hoan lạc bất tận mà Thượng

1

"Thou wast that all to me, love, For which my soul did pine— A green island in the sea, love A fountain and and a shrine,

AU wreathed with fairy fruits and flowers,

75 Đế ban tặng.

Tình yêu đối với Poe là một trong những con đường giúp ông vượt qua hiện thực u buồn trong cuộc đời đau thương bấp bênh của chính mình. Hoàn cảnh côi cút từ rất sớm, những người thân hầu như đều qua đời khi còn rất trẻ vì cùng một căn bệnh quái ác: lao phổi (Mẹ ruột Elizabeth Arnorld, mẹ nuôi Francis Allan, Anh trai w. Henry Poe, vợ Virginia và người tình văn chương France Osgood), tâm hồn lúc nào cũng thiếu thốn tình yêu thương và cái chết của những người phụ nữ trong đời là một ám ảnh cứ đeo đẳng Poe suốt cuộc đời và trở thành một dấu ấn sâu đậm trong thơ ông.,

Poe hay nhắc đến tình yêu nhưng không phải chỉ có một đối tượng duy nhất. Ngoài

"nữ hoàng nghệ thuật" mà Poe cho là Đẹp nhất, Lý tưởng nhất, thậm chí còn tôn vinh " là

Chúa Trời của tôi" và dành gần 10 bài thơ để ca ngợi và lồng vào đó những tuyên ngôn

nghệ thuật của mình, thì tình yêu sâu sắc bao hàm lòng biết ơn đối với cô ruột - mẹ vợ Maria

Clemn- cũng ghi đậm dấu ấn trong sáng tác của Poe. Tiêu biểu như bài thơ ngắn hết sức chân thành, xúc động: "To my mother". Trong chỉ 14 dòng thơ, đã có đến mười dòng nói về tình yêu bà dành cho tác giả và ngược lại. Bởi chính bà là:"Người mẹ đã lấp đầy tim con,

bằng chính trái tim yêu thương của mẹ ".

Trong chương này chúng tôi muốn đi sâu vào một đối tượng khác: tình yêu giới tính của Edgar Poe đối với những người phụ nữ ông yêu và yêu ông. Một người đầy tưởng tượng và lúc nào cũng mang nặng nỗi u buồn như Poe đã để lại dấu ấn gì trong đề tài bất tử này? Tinh yêu mà Poe đặt hết nỗi lòng của mình mang màu sắc ra sao?

Qua hệ thống hình ảnh, ngôn từ xuất hiện trong thơ ông, trước hết, tình yêu hiện ra với nét đẹp thanh thoát nhẹ nhàng, vô cùng thơ mộng, trong trắng nhưng cũng rất đỗi mong manh, ngắn ngủi.

3.1.1.Vẻ đẹp của một tình yêu thánh thiện:

Mỗi nhà thơ thường vẫn có một cách thể hiện quan niệm và cảm xúc của mình về đề tài muôn thuở này của thi ca theo "khẩu vị" riêng của mình, nói như Walt Whitman là: "Tôi

đội mũ theo sở thích của tôi, dù trong nhà hay ngoài phố" [50,161]. "Lá cỏ" nổi tiếng của

Whitman, tác phẩm đưa ông lên địa vị nhà thơ dân tộc hàng đầu của nước Mỹ cũng có một số bài thơ "nói đến quá nhiều khía cạnh tình dục"[50, 29]và nhà thơ có lúc bị coi là không

76

bình thường về tâm sinh lý. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều lần trong tập thơ duy nhất làm nên tên tuổi Whitman những câu như:

"Hãy ghì chặt lấy ta, hỡi bóng đêm ngực lồ lộ thanh xuân, hỡi bóng đêm phì nhiêu đầy

dẫn lực !

..Đêm im lìm gật đầu ra hiệu, đêm mùa hè điên dại trần truồng.

Hãy mỉm cười đi, hỡi mặt đất đầy khoái lạc, hơi thở dịu hiền êm mát..."

(Lá cỏ-Vũ Cận dịch)

Những yếu tố mang tính chất nhục thể hầu như không hề xuất hiện trong thơ Edgar Poe bằng những hình ảnh, ngôn từ mạnh mẽ đến trần trụi như thế. Tuy bị cho là điên rồ và nhiều cuộc tình tai tiếng trong giới văn chương khiến người ta nghĩ ông là một gã phóng đãng, nhưng tình yêu trong thơ ông có thể nói là vô cùng thánh thiện, sáng láng đẹp đẽ một cách thuần khiết đến kinh ngạc. Tình yêu thánh thiện ấy, trước tiên bộc lộ qua cách miêu tả vẻ đẹp của người yêu trong thơ ông.

Ở góc độ tưởng tượng, Hình tượng người yêutrong thơ Edgar Poe khác hẳn với cách miêu tả thông thường. Không phải là những con người trần tục tầm thường mà đó là những

thiên thần (angel), những nàng tiên (fay) ở một thế giới mơ màng hư ảo như trong cõi mộng, và vì trong cõi mộng nên lúc nào cũng thật nên thơ, thật đáng yêu và mang màu sắc siêu phàm không có thật. Đó là những "thiên thần sáng láng trên cao" trong "Tamerlane"

"trái tim thanh xuân của nàng là nơi chốn linh thiêng khiến bao người ghen tị”, còn đối

với nhà thơ thì "không nhìn thấy thiên đường nào ngoài đôi mắt của em”.

Đó cũng là nàng trinh n (maiden) trong một số bài thơ, một cô gái trong trắng, ngây thơ, hồn nhiên chưa biết suy tư lo nghĩ gì ngoài cuộc sống êm ả ở một vương quốc bên bờ

biển, "chỉ biết yêu tôi và được tôi yêu"

(Annabel Lee). Hình như tác giả có chủ ý khi ít dùng những danh từ chỉ khái niệm

người yêu khác như "darling", "sweetheart" hay "sweet". Ông cũng hiếm khi dùng từ quá

thông tục không bộc lộ sắc thái tình cảm đặc biệt gì như "girl". Poe hay dùng hai từ nói về người yêu là " trinh nữ" (maiden) và "cô dâu" (bridal). Những từ ngữ này, thoạt nhìn, có vẻ không phù hợp lắm bởi nó bộc lộ sự trân trọng hơn là say đắm. Nhưng có lẽ chúng ẩn chứa một cách nhìn của Poe, cách phản ánh thực tế cuộc sống của bản thân ông ?

77

như huệ trắng (lily) đưa vào thơ. Poe cũng thích sự nồng cháy nên hay chọn vẻ đẹp rực rỡ

kiêu sa của hoa hồng (rose). Poe cũng nhiều khát vọng trong cuộc sống và tình yêu nên hình ảnh hoa hướng dương (sunflower) là một biểu tượng nhiều ý nghĩa thường xuất hiện trong thơ ông. Các loài hoa này còn được đặt trong một không gian sực nức hương thơm của hoa "dạ lan". Hình ảnh những "Đóa huệ trắng ngả nghiêng trên làn sóng" (The Sleeper) vừa gợi lên sự thanh khiết trắng trong vừa yếu đuối, mảnh mai. Có lẽ đó là hình ảnh phản ảnh chân thực nhất bóng dáng những người phụ nữ đã đi qua cuộc đời ông; cũng mảnh mai, yếu đuối, dịu dàng như chúng vậy. Còn "hoa hướng dương"lúc nào cũng hướng về ánh mặt trời hhư một lý tưởng tuyệt đối không gì thay đổi được.

Với Edgar Poe, những gì trong sáng nhất, đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất, ấy là tình yêu. Đề tài muôn thưở của con người này trong cái nhìn của Poe quả rất đẹp nên chỉ có thể mượn hương sắc của các loài hoa trong thiên nhiên để miêu tả nó. Bởi một lí do thật đơn

giản: "Tất cả những vẻ đẹp, tất cả những loài hoa" chỉ là để "trang hoàng cho vẻ đẹp của

tình yêu" (Al Aaraaf).

Quan niệm ấy, phải chăng cũng là một cách phản ứng trước xã hội thực dụng, hời hợt, tầm thường mà con người nội tâm Edgar Poe thất vọng, chán ngán ? Virginia, người mà Poe từng ca ngợi "Người yêu của tôi, người vợ của tôi, cuộc sống của tôi" (Annabel Lee) cũng hiện lên trong nhiều tác phẩm của ông với vẻ đẹp trong sáng và thánh thiện của một "cô gái

ngọt ngào như trong giấc mộng ở thung lũng hạnh phúc"(Eleonore). Thực tế, năm 14 tuổi,

Virginia vẫn chỉ là một "Cô dâu - trẻ con" như nhiều bạn bè Poe hay gọi. "Nàng có một vốc

dáng khá cân xứng, dịu dàng nhưng nhanh nhẹn, tính tình hay khôi hài, vui nhộn và rất

đáng yêu. Đôi mắt sáng của nàng luôn nhìn về phía trước dưới hàng mi dày, đôi môi mọng

của nàng hơi trề ra một chút, còn mái tóc quăn đen của nàng che làn da trắng như ngọc

quý ...”[91,7]. Tuy nhiên, hình ảnh của nàng hầu như ít được Poe miêu tả cụ thể trong thơ.

Có lẽ bởi vì quan niệm của Poe về tình yêu không phải là tình yêu nhục thể.

Nhiều lần, Poe từng tuyên bố: "Tình yêu của tôi đối với phụ nữ chỉ đơn thuần là tình

yêu tinh thần thiêng liêng trong sáng "[96,5]. Hình như nhà thơ đã tự tách rời tình yêu trong

thơ ông khỏi cái phạm trù quy luật tất yếu của nó khi lên án tình yêu vật chất mà chỉ ca ngợi tình yêu tinh thần.

Thơ của ông không hề nói đến khía cạnh tình dục như nhiều nhà thơ đương thời. Gần 50 bài chúng ta chỉ tìm được 6 lần từ "nụ hôn-hôn" xuất hiện. Cũng không phải nụ hôn đắm

78

say đến quên cả đất trời mà chỉ là những nụ hôn trìu mến nhẹ nhàng không gợi lên chút cảm xúc nhục thể nào. Khi thì: "Chàng đã hôn lên vầng trán xanh xao tàn tạ của tôi "(Khúc nhạc tân hôn) như một sự an ủi. Lúc nằm trên giường bệnh: "Nàng dịu dàng hôn tôi "(For Annie) như một sự sẻ chia. Có lúc chỉ là những nụ hôn trong giấc mơ, khi linh hồn lang thang và gặp người yếu dấu của mình: "Tôi trấn tĩnh tinh thần và hôn nàng" (Ulalume), và có khi là nụ hôn đầy trân trọng: "Hãy đặt nụ hôn này lên chân mày "(A Dream within a Dream) bởi đó là "Những nụ hôn của ánh yêu chân chính" (Al Aaraaf), hoặc tội nghiệp hơn chỉ là

"một nụ hôn đơn lẻ " (Serenade).

Poe hay miêu tả đôi mắt của người yêu. Không phải đôi mắt được miêu tả với những đường nét vật chất mà là đôi mắt đầy tâm trạng phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người tâm hồn, con người nội tâm: đôi mắt mở to, đôi mắt im lặng, đôi mắt hoảng hốt, đôi

mắt bàng hoàng, đôi mắt kinh ngạc, đôi mắt trống rỗng... Có khi là nỗi ám ảnh về một cái

gì thiêng liếng huyền bí được bộc lộ trong đôi mắt trong trẻo nhưng sâu thăm thẳm không cùng (bottomless depth-eye).

Là con người tâm trạng chứ không phải con người hành động nên Poe đã chọn lựa chỉ đôi mắt để dồn nén tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, chính đôi mắt câm lặng lại là đôi mắt nói lên được nhiều điều hơn tất cả vì nó chứa trong sự im lặng ấy cả một thế giới bí ẩn, siêu phàm nào đó của hồn người mà chính nhà thơ cũng không sao hiểu hết:

Không cần nói gì ngoài im lặng

Không cần vỗ về trước bất kỳ nỗi sợ hãi nào

Cũng đừng hỏi tại sao? Vì nguyên cớ nào?

Đôi mát im lặng của nàng đã thay đối cả lòng tôiP68F

1

P

.

(Tamerlane)

Và đôi mắt người yêu là cả một vũ trụ thiêng liêng nâng tâm hồn con người đến những cảm xúc tuyệt đối, cho đến cả:

1 "There was no need to speak the rest No need to quiet ant fears No need to quiet ant fears

Of her - who ask'd no reason why,

79

Những ngôi sao đêm cũng không sao sáng bằng

Đôi mắt rạng ngời của người yêu dấuP69F

1

(Eulalie)

Hình ảnh thứ hai hay được nhắc tới là "mái tóc'". Mái tóc vàng óng , ấm áp cũng là một chi tiết nghệ thuật được Poe chú ý (Eulalie, Lenore..). Trong văn học nghệ thuật, đây cũng là một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng rất cao. Mái tóc vàng vốn vẫn tượng trưng cho người con gái đẹp, gợi lên một ấn tượng về vẻ đẹp kiều diễm kiêu sa như những mẫu người con gái đẹp trong thần thoại Hy Lạp hay chuyện cổ tích: "Helen của thành Troỵ",

"Nàng công chúa tóc vàng", "Nàng Li-dơ tóc vàng "...Ngoài ra, hình tượng mái tóc dầy, óng

ả cũng gợi lên ý nghĩa tượng trưng cho sự che phủ, bao bọc mà sau này chúng ta gặp lại trong nhiều trang truyện ngắn, tiểu thuyết của Ernest Hemingway như một biểu tượng nghệ thuật.

Bản chất tình yêu vốn bao gồm cả hai loại: Tình yêu thể chất và tình yêu tinh thần. Cả hai đều đòi hỏi một sự cân bằng, song song với nhau không thể chỉ có một thứ này mà không có thứ kia, nếu không, nó sẽ gây nên một sự đỗ vỡ về tinh thần. Poe đã từng nói rằng:

"Tình yêu là trạng thái ngây ngất của tâm hồn, là cảm xúc mãnh liệt nhất, là điều vĩ đại

nhất trong cuộc sống, là chính bản thân sự sống".Nhưng cũng chính Poe, tự mâu thuẫn với

chính mình, khi có lần nói với cộng đồng những người Thanh giáo: "Tình dục là cái ô uế,

không trong sạch, tội lỗi và đáng hổ thẹn" [90 ,12].

Bản thân tình yêu không có sự phân chia ranh giới ấy. Một con người bình thường phải hoạt động giống như mọi người, phải đi qua những mối liên hệ tất yếu của cuộc sống một cách vô ý thức, không phải để "mơ giữa ban ngày".Con người bình thường không kềm chế, đè nén những tình cảm mãnh liệt của mình, đưa nó vào khuôn khổ của trí tưởng tượng. Thế nhưng, Poe cứ cố tình dồn nén nó, buộc nó tách ra thành hai đối cực. Poe đã yêu Virginia như hình tượng một thiên thần, và tình yêu ông dành cho nàng có thể nói cũng hoàn toàn thuộc về tinh thần. Có vẻ như tình yêu đối vơi một cô em gái bé bỏng cần được chở che hơn là với một người vợ.

Quả là một vấn đề phức tạp bởi ngay trong chính bản thân Poe và những sáng tác của

1 "Ah, less- less bright The stars of the night The stars of the night

80

ông đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Cả cuộc đời ông luôn khao khát yêu và được yêu như những nhân vật chính trong nhiều bài thơ lẫn truyện ngắn của ông. Nhưng nhân vật trữ tình- kẻ hoa thân của nhà thơ - thường lẩn tránh nó, khoác cho nó một vỏ bọc thuần khiết trong ứắng và hết sức gìn giữ như một giá trị của đạo đức. Đến nỗi có nhà phê bình còn nghi ngờ đặt vấn đề: "Phải chăng Poe là một kẻ bất lực, thiếu nam tính bởi những vết thương trong

cuộc đời từ khi còn rất nhỏ?"[96,3]

Là một con người bình thường, tất nhiên Poe cũng có những khát vọng yêu thương và tình yêu rất đẹp, rất nồng nhiệt của ông như chúng ta đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên, ở Poe vẫn có một cái gì đó "xộc xệch " khi ương thơ ông thường mang một sự kềm chế nhất định về tình dục và sợ hãi, lên án nó, xem nó như là một sự phạm tội. Sự mâu thuẫn trong quan niệm tình yêu tinh thần cao cả và tình yêu thể xác là xấu xa, tội lỗi dẫn đến những tư

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)