2.2.Cái Đẹp trong thời gian và không gian nghệ thuật.

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 65)

, The Masque ofThe Red Death P21F

2.2.Cái Đẹp trong thời gian và không gian nghệ thuật.

2.2.1.Thời gian nghệ thuật:

Với ý đồ nghệ thuật riêng, mỗi nhà văn, nhà thơ có cách biểu hiện không gian và thời gian khác nhau, từ những điểm nhìn khác nhau.

Khác với thời gian và không gian vật lý, thời gian và không gian trong tác phẩm văn học có những chiều kích riêng của nó, là không gian, thời gian của tâm trạng, của quan niệm về cuộc sống và con người, "biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người, phản ánh mối

quan hệ giữa con người và thế giới hiện thực" [74,98] .

Nếu tính theo thời gian vật lý giây, phút, giờ, ngày, tháng, nămhay xa hơn nữa là các

mua Xuân, Hạ,Thu, Đông; quá khứ-hiện tại- tương lai như công thức ừong tơ cổ điển thì

thời gian trong thơ Edgar Poe hoàn toàn không có đủ những khái niệm này. Trình tự và nhịp độ thời gian trong thơ Poe hình như bị đẩy lùi toàn bộ về quá khứ và dồn nén ở những khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc đời.

2.2.1.1.Thời gian của những hoài niệm về quá khứ:

" Nghệ thuật là phút dừng. Dừng không phải để kéo lại mà để ngẫm nghĩ. Thơ văn hay

nhắc đến quá khứ là vì vậy." [68, 21]. Edgar luôn sống trong hoài niệm và tiếc nuối về

những gì đã mất không sao tìm lại được nên thời gian trong thơ ông thường chỉ xuất hiện ở một chiều thời gian là quá khứ. Không biết có phải vì ý thức được cái "phút dừng" quý báu ấy hay không mà Ông hay nhắc nhiều đến "tuổi thơ của tôi”, "thời thanh xuân của tôi" là giai đoạn đẹp đẽ nhất của đời người, có lẽ đó là những năm tháng hoa niên còn đầy ước mơ hy vọng. Ông cũng hay trở về "ngày xưa", thậm chí còn chìm đắm trong thế giới cổ xưa của thần thoại, cổ tích...

Dai dẳng nhất là kỷ niệm về những người thân yêu đã mất trong Lenore, Ulalume, The

Raven, Annabel Lee....Thời gian hiện tại chỉ được xuất hiện trong giấc mơ và cũng nhanh

chóng bị tan biến trong ảo ảnh. Nếu có xuất hiện trong hiện tại thì chỉ là những phút giây hạnh phúc thật ngắn ngủi còn lại là những đau đớn, u buồn, hoài nghi, chia lìa và cũng qua

mau (The Happiest day, Bridal Balỉad, Song). Riêng hai tiếng "tương lai"(Future) thì thật

vô cùng hiếm hoi. Suốt 50 bài thơ được coi là chính thức của Poe chỉ có hai lần từ này xuất hiện, một trong bài thơ nổi tiếng "The Bells "khi nói về âm vang của tiếng chuông đu đưa như đẩy về phiá trước, về một tương lai thần bí nào đó và một trong bài thơ ngắn "Tụng

57

ca” (Hymn) khi cầu xin Chúa "Hãy để tương lai của tôi được chiếu sáng với những hy vọng

ngọt ngào của người ban cho "

2.2.1.2.Thời gian ngắn ngủi, không trọn vẹn của đời người:

Có một định lượng về thời gian không hề xuất hiện trong thơ Edgar Poe: tháng

(month). Ông hay nói tới "phút", "giờ", "ngày""những năm". Phút, giờ, ngày là những khoảnh khắc thật ngắn ngủi của thời gian khi so với cái dằng dặc của đời người. Phải chăng đó là định lượng ám chỉ những phút giây hạnh phúc ngắn ngủi mà nhà thơ được sống, được hưởng trong đời ? Còn "những năm” chứ không phải là năm, một con số không xác định, nói chung chung về một giai đoạn nào đó. Có bốn lần tác giả nhắc, tới tháng nhưng không phải từ "month" trực tiếp mà đó là những tháng cụ thể mà ông cho là định mệnh của cuộc đời mình: "Tháng Sáu"(June) trong The Sleeper, "Tháng Mười hai" (December) trong The

Raven- cái tháng u ám mà người yêu Lenore chết, một đêm "Tháng Mười" (November) khi

nhà thơ lang thang gặp lại linh hồn người yêu trong Ulalume và "Tháng Bảy" (July) trong To Helene viết năm 1848, đó là cái đêm lần đầu tiên ông gặp Sarah Helene, người mà ông dự định kết hôn nhưng không thành.

Thơ ông cũng vắng bóng hai mùa: Thu và Đông. Mặc dù ông có nhắc tới những

"chiếc lá héo tàn, tàn rụi", "những thân cây trơ trọi" nhưng lại đặt nó trong ánh nắng chói

chang của mặt trời mùa hạ. Ông cũng miêu tả nhiều "ngọn gió lạnh", "bầu trời u ám" và hai lần nhắc đến "tuyết"(The Bells), hay cá biệt là tháng cuối cùng của năm trong The Raven

nhưng không tạo nên ấn tượng mùa đông mà là sự lạnh lẽo, cô đơn và ám ảnh khủng khiếp của đêm đen. Mùa xuâncũng xuất hiện rất ít, chủ yếu là trong hồi tưởng thời thơ trẻ. Mùa là mùa ông nói đến nhiều nhất đi kèm với ánh sáng rực rỡ và sức nóng của nó: tia nắng

mùa hè, ánh mặt trời mùa hè cháy bỏng, mặt trời đỏ rực...

Cách tổ chức thời gian nghệ thuật này gơị lên sự ngắn ngủi, của đời người, đồng thời cũng bộc lộ quan niệm của ông về cuộc đời: không trọn vẹn, không hoàn chỉnh. Có lẽ vì thế mà luôn khát khao : "Giữ lấy thời gian, thời gian, thời gian " (The Bells) và đã sống thì sống mạnh mẽ như tia nắng rực rỡ, nồng cháy của mùa hè?

2.2.1.3.Thời gian vĩnh cữu của thế giới siêu nhiên thần bí:

Đối lập với sự ngắn ngủi, không trọn vẹn ấy là thời gian tuyệt đối của sự vĩnh hằng. Thế giới trong thơ Poe là thế giới của những giấc mộng, thế giới của thần linh nên không có

58

ngày tháng, không còn sống chết. Tất cả vượt ra ngoài giới hạn tầm thường mà thế giới vật chất coi thể chi phối: "Không còn thời gian, không có không gian" (Out of time, out of place). Thế giới' mà ở đó mọi vật đều trở nên bất tử, bất diệt (Eternal, immortal). Thế giới của thần linh, của Thượng Đế, của Chúa Trời mà chỉ nơi đó con người mới thật sự được trở về với nguồn cội, với cái Duy Nhất; thật sự được cứu chuộc khỏi mọi tội lỗi, đớn đau.

Thời gian mà nhân vật trữ tình trong thơ Poe hoạt động nhiều nhất là "Đêm”Đặc biệt là "nửa đêm". Đó là thời gian tĩnh lặng nhất, im ắng nhất trong ngày, thời gian của suy

tưởng hơn là hành động của con người tâm trạng. Đó cũng là thời gian của bóng tối bí ẩn

lạnh lẽo thê lương, thời gian của những thiên thần hay hồn ma lang thang gào khóc. Thời điểm này lại được đặt trong không gian chết chóc ở những nghĩa địa vắng vẻ, những ngôi mộ đá lạnh lẽo, hay địa ngục tối tăm, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về một thế giới "phi hiện

thực...tiếp cận với cái chết nhiều hơn là cái sống" [12,113]. Có lúc thời gian còn bị "nuốt

chửng" trong những ngọn tháp khủng khiếp mà "sự bất diệt là chiếc áo quan và ngọn gió

lãng quên " (The City in the Sea).

Quan niệm về thời gian của Poe được kết hợp chặt chẽ với không gian nghệ thuật tạo nên những hiệu quả to lớn về cảm xúc đối với người đọc và do đó, thể hiện khá đậm nét cách nhìn về hiện thực của ông. Không gian trong thơ Edgar Poe được giới hạn trong một thế giới vừa thực vừa mộng, vừa sáng lắng vừa tối tăm, xuất phát từ điểm nhìn vừa hiện thực vừa siêu hình về thế giới con người cô đơn, bất lực đầy mâu thuẫn, khổ đau và hư ảo của ông.

2.2.2.Không gian nghe thuật trong thơ Edgar Poe:

Với năng lực tưởng tượng độc đáo và tâm hồn đầy cảm xúc bị dồn nén, không gian trong thơ Edgar Poe là một không gian đầy đối lập, cách biệt đến khủng khiếp. Do quan niệm con người cô đơn bé nhỏ nên trước hết Poe đặt con người ấy trong cái không gian thực và mộng lẫn lộn bao la, huyền bí đến bí hiểm.

2.2.2.1.Không gian vũ tru mênh mông huyền bí đầy đe dọa:

Có đến hai phần ba bài trong tổng số thơ của Edgar Poe có sự bóng dáng của thiên nhiên. Hình tượng xuất hiện nhiều nhất là mặt trăng và các ngôi sao. Trăng, sao vốn luôn đi cùng với nhau tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, thanh thoát, dịu dàng cho cảnh vật. Nhưng ánh trăng trong thơ Poe hiếm có những màu sắc óng ánh, huyền diệu, nên thơ mà là trăng lạnh,

59

trăng khổng lồ, trăng huyền bí hoặc chỉ là ánh sáng, là bóng của trăng chứ không phải là

chính nó, do đó nó cũng hết sức xa xôi, mờ ảo.

Kế đến là những biển sâu kì diệu, những rặng núi khổng lồ, những cánh rừng bất tận

đầy âm u huyền bí. Tất cả tượng trưng cho sức mạnh huyền bí của tự nhiên. Thứ ba là

những thung lũng và những dòng sông vô hồn, những dòng suối bất tận, những mặt hồ im

lặng, ma quái(The Lake, The Haunted Palace). Thêm vào đó là những cơn bão tố dữ dội, và

những cơn Đại hồng thủy xa xưa như từ trong kinh thánh hiện ra, kèm theo nó là cả một nỗi

kinh hoàng của sự tàn phá và hủy diệt.

Không một tên núi, tên sông, tên thành phố nào của nước Mỹ có mặt trong sáng tác của ông. Bằng sự phóng đại, phong cảnh thiên nhiên dùng làm khung cho tác phẩm của ông

" đều là sản phẩm của trí tưởng tượng”[12, 115], vừa kỳ diệu, vừa mạnh mẽ, vừa tàn bạo

đến vô tình. Đứng trước sức mạnh siêu nhiên của nó, cái bé nhỏ, bất lực của con người càng được tô đậm hơn như một quy luật tất yếu không thể nào thoát khỏi.

2.2.2.2.Không gian trần thế ngột ngạt khép kín:

Không hiểu vô tình hay cố ý, không gian trong nhiều tác phẩm của ông kể cả truyện và thơ đều được xây dựng trong một không gian đời thường chật hẹp, khép kín tù ngục, ảm đạm, chết chóc.

Đó là không gian căn phòng (chamber) đầy kỷ niệm và những ám ảnh ma quái trong

"The Sleeper", trên trần nhà và tường đầy bóng những hồn ma ẩn hiện. Căn phòng mà người

yêu của Lenore ngồi yên bất động nhiều đêm chìm trong tưởng nhớ về người vợ đã mất khi còn quá trẻ trong trường ca "Con quạ". Là nơi chàng khao khát được yêu thương trên giường bệnh trong " ForAnnie". Những căn phòng này chỉ được gọi tên mà ít khi được miêu tả cụ thể những đồ vật bên trong như ta thường thấy trong rất nhiều truyện ngắn của ông. Đó là không gian thân mật, không gian hoàn toàn mang tính chất cá nhân riêng tư, không gian của tình yêu, niềm vui và nỗi buồn. Nó cũng là không gian của kỷ niệm suốt đời không thể phai mờ trong ký ức, không gian của nỗi đau và hoài niệm.

Trong phạm vi nhỏ bé căn phòng Poe lại chú ý làm nổi bật một vị trí hẹp hơn nữa, tù túng hơn nữa là chiếc giường (the bed): "Căn phòng của tôi tối tăm, ảm đạm, buồn rầu, Và

cái giường chật hẹp..."P62F

1

P

(FoT Annie)

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)