That my room itis gloomy And narrovv my bed;

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 68)

, The Masque ofThe Red Death P21F

1 That my room itis gloomy And narrovv my bed;

60

Có lúc đó là chiếc giường của người bệnh, nơi những người thân yêu của ông trải qua những giờ phút đớn đau quằn quại; nơi chính bản thân nhà thơ một mình chống chọi với tử thần và khao khát được ôm ấp, yêu thương:"Tôi nằm thật yên tĩnh, trên chiếc giường của tôi, đến nỗi nàng tưởng rằng tôi đã chết...Nỗi buồn đã tước đi mọi sức lực của tôi, đến tê

dại từng thớ thịt...” (For Annie).

Và còn có lúc chiếc giường ấy là chiếc giường tuyệt vọng, là không gian chứa đựng cái ranh giới giữa sự sống và cái chết, hy vọng và tuyệt vọng, nơi con người "nằm xuống

để đợi tử thần " đến mang đi cùng với những gì mà suốt cuộc đời đã phấn đấu đi tìm :

"Chân lý cuộc sống, đức hạnh và lòng nhân ái" (To M.L.S), nơi bao bóng ma bí ẩn vây quanh (The Sleeper).

Đến đây, nó không còn là cái không gian cá biệt của một con người mà đã trở thành

cái không gian tất yếu, phổ biến, không ai trong cuộc đời trần tục này không một lần đối

mặt trong nỗi lo âu, sợ hãi khủng khiếp. Một không gian thật tầm thường nhưng tự nó lại toát lên một ý nghĩa về một không gian mang ý nghĩa nhân sinh của mọi buồn vui sướng khổ một kiếp người.

Không gian trần tục còn là một sân khấu trong đêm diễn vở bi kịch Con người trong

"The Conqueror Worm”, chỉ vài mét vuông và còn bị tối sầm bởi những bóng đen u ám, ánh

sáng chập chờn ma quái. Sân khấu là không gian công cộng, nhưng cũng là nơi để diễn kịch chứ không phải là cuộc đời thực sự. Trên sân khấu, người ta có thể khóc, cười, bán mua nhân tình thế thái. Đó không phải là cuộc sống. Đó chỉ là cái mặt nạ giả dối của cái sân khấu cuộc đời. Trên cái nền ấy, con người thì run sợ trước đêm đen và bạo lực để cho những tên xâm lược bẩn thỉu len lỏi bò vào rồi thống trị tất cả.

Chỉ một lần xuất hiện nhưng cái không gian đặc biệt này lại hè ra một cách nhìn, một quan niệm của Edgar Poe về cuộc đời. Phải chăng tất cả chỉ là một tấn bi kịch mà ở đó con người đáng thương là nạn nhân của những kẻ tàn bạo độc ác giả dối, và bị hủy diệt bởi chính sự ngây thơ, yếu đuối của mình.

2.2.2.3.Không gian khủng khiếp của địa ngục và cái chết:

Poe còn viết nhiều về không gian của cái chết qua một chuỗi hình ảnh ghê rợn liên

tiếp: vải liệm - chiếc quan tài- kinh cầu hồn-lễ tang-nấm mồ- nghĩa trang-địa ngục. Tất

61

thơ, nhưng xâu chuỗi lại một cách hệ thống thì chúng có cùng một trường nghĩa: con đường đến vôi tử thần. So với nhiều truyện ngắn của Poe, không gian này chỉ được nhắc tới như một biểu tượng về cái chết chứ không nhằm mục đích miêu tả nó để tạo cảm giác rùng rơn với những xác chết, những tấm vải liệm đầy máu, những thây ma đội mồ sống dậy...như trong các truyện rùng rợn Berenie, Moreila, Leigeia, The Fallen of the House of Usher...

Poe hay nhắc tới một không gian ở dưới lòng đất, đến điạ ngục bằng nhiều từ ngữ khác nhau. Lúc thì hiện đại: Hell hay limbo. Lúc thì lại mượn một cái tên trong thần thoại Hy Lạp xa xưa gợi đến một nơi chốn hình như đã có từ lâu lắm, quen thuộc lắm : "Abyss" hay

thần Hadet, người cai quản địa ngục. Nó là một thế giới tăm tối nhưng đồng thời cũng là

một . thế giới siêu nhiên bất di bất dịch, một thế giới mà năng lực bé nhỏ của con người phải bó tay chấp nhận. Nó là sự Hủy Diệt. Nó thường xuất hiện cùng những khái niệm, từ ngữ trong cùng một trường nghĩa của sự hủy diệt: Lửa, Tuyết, Bóng tối, Đêm đen, Cơn hồng thủy...

2.2.2.4.Không gian mộng ảo của Thiên đường:

"Heaven " là từ được xuất hiện nhiều nhất trong thơ của Edgar Poe tạo thành một ấn tượng rất đậm nét. Trong từ điển, Heaven có rất nhiều nghĩa: có thể là trời, là miền cực lạc, vùng đất thần tiên nhưng cũng là một danh từ riêng để chỉ một Đấng tối cao thiêng liêng đầy quyền uy: Thượng Đế hay cũng có lúc nhằm chỉ Chúa. Trời là một nơi chốn xa xôi, mơ hồ, một lực lượng siêu nhiên trong vũ trụ vô cùng vô hạn được dựng lên trong sự đối lập với cái nhỏ bé, bất lực và hữu hạn của con người. Và vùng đất thần tiên đầy hạnh phúc, cái xứ mộng ấy thì làm sao có thật ở trên đời ?

Eldora, Fairy land hay Dreamlandđều là những biểu tượng của cái không gian thiên

đường xa xôi nhưng đầy hứa hẹn. Cái xứ mộng không bao giờ có thật đến nỗi chàng dũng sĩ, kiếm tìm từ lúc tóc còn xanh đến khi bạc trắng vẫn không sao đặt chân đến được đành gục chết trên con đường thiên lý xa xôi lạnh lẽo:

Vượt Núi trên Cung quảng

Xuống Thung lũng tối đen

Tiến đi, cứ dũng tiến

...Nếu anh đang tìm kiếm

62

(Xứ mộng - Hà Bỉnh Trung dịch)

Có một từ cũng chỉ không gian thiên đường này nhưng hầu như rất ít xuất hiện: "a

kingdom": một vương quốc. Cái từ vương quốc này gợi cho người đọc cảm xúc thật nên thơ

nhẹ nhàng như đang quay trở về quá khứ thần tiên trong một truyện cổ tích thần thoại xa xưa nào đó. Vương quốc này lại được đặt cạnh một bờ biển cũng không tên không tuổi như không gian thần thoại, cổ tích thường xây dựng.

Ngày xưa, rất xưa

Ở một vương quốc bên bờ biển nọ...

(Annabel Lee)

Không gian đó là không gian êm đềm của tuổi ấu thơ hồn nhiên, hạnh phúc mà nhà thơ tái hiện từ trong ký ức không bao giờ phai mờ. Phải là cái không gian thơ mộng như vậy mới có thể đặt một cô gái bé bỏng, mảnh mai, xinh đẹp như thiên thần như nàng Annabel Lee vào trong bối cảnh ấy. ở đó nàng làm bạn với trăng sao với sóng biển và ngưởi anh họ, người yêu tha thiết của mình. Và cũng phải là cái không gian ấy, chuyến ra đi vào cõi vĩnh hằng của nàng mới để cho người ở lại cái cảm giác cô đơn đến rơn ngợp không cùng.

Không gian nghệ thuật trong thơ Poe gợi lên một sự đối lập đến gay gắt. Ở cõi thực là :

Không gian vũ trụ bao la huyền bí mở rộng - Không gian trần thế chật chội, tầm thường

khép kín. Còn ở thế giới siêu hình là : Không gian thần thánh của thiên đường và cõi

mộng - Không gian khủng khiếp của địa ngục và cái chết. Sự đối lập bắt nguồn từ điểm

nhìn của ông, một con người cô đơn đầy mộng tưởng, một con người nội tâm luôn giằng xé và cả quan niệm của ông về sự sống- chết.

Để thể hiện thành công nội dung tư tưởng trong tác phẩm của mình, người nghệ sĩ thiên tài là người biết chọn lựa một phương thức thể hiện riêng, tạo được hiệu quả cảm xúc cao nhất cho người đọc. Edgar Poe được coi là nhà thơ rất chú trọng gọt dũa hình thức nghệ thuật đến mức thành kĩ xảo điêu luyện, "một tay thợ văn có bàn tay cực kì khéo léo" [12, 118] . Và với ý thức tạo nên những cảm xúc mãnh liệt cho người đọc, thơ ông có nhiều thành tựu nghệ thuật đáng kể về ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu, song, do phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ bước đầu giới thiệu vài nét nổi bật nhất của phương thức thể hiện trong thơ ông.

63

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)