1.4.Ảnh hưởng của Edgar Poe đối với văn học thế giới và văn học Việt Nam:

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 48 - 53)

, The Masque ofThe Red Death P21F

1.4.Ảnh hưởng của Edgar Poe đối với văn học thế giới và văn học Việt Nam:

Edgar Poe là một thiên tài văn chương hàng đầu của văn học Mỹ thế kỷ XIX. Sự nghiệp của ông không chỉ hiện diện trong những con số tác phẩm để lại mà là những ý

tưởng, dự báo, tiên đoán của một tâm hồn nhạy cảm trước cuộc sống, dũng cảm trong con

đường đi tìm chân lý nghệ thuật. Đặc biệt, quy báu hơn cả là những nguyên tắc sáng tác mà ông đặt ra cho truyện ngắn và thơ cho đến nay vẫn còn được áp dụng một cách chuẩn xác mà chúng ta không thể phủ nhận.

Thế nhưng, trong cuộc đời mình, Edgar Poe đã từng chịu những bất công. Ông từng bị cho là: "một gã Mỹ hung bạo, một người độc ác"(Rufus Griswold) về những bài báo, những bài phê bình quá thẳng thắn của ông. Hoặc cho rằng "Ba phần năm là thiên tài còn hai phần

năm trong số những tác phẩm của Poe chỉ là những chuyện vớ vẩn"[107,5] như Russell

Lowell. Ngay cả Emerson cũng gọi Poe là "một người hiếu chiến"[65,154-155]. Còn Whitman thì cho rằng "Poe là một nhạc công chỉ biết chơi những nốt chính của đàn

Piano,... ông không đại diện cho nền dân chủ Mỹ" [8*,704].

Nhưng từ năm 1868 đến hết những thập niên cuối thế kỷ XIX, trong quá trình xác lập mô hình "Nền giáo dục tự do không lệ thuộc người Anh" mà công chúng Mỹ đòi hỏi nhằm

40

thiết lập một nền văn hoá dân chủ cho dân tộc Mỹ, người Mỹ đã không chút ngần ngại, chọn ngay Edgar Allan Poe. Và ông là một trong những tác gia văn học tiêu biểu được đưa vào giảng dạy trong chương trình từ cấp phổ thông cơ sở của nước Mỹ.

Ngày nay, hàng năm, tháng có ngày sinh và ngày mất của Edgar Poe đã trở thành những tháng hoạt động sôi nổi nhất của bốn Viện bảo tàng Edgar Poe lớn, nơi Poe đã từng sinh sống: Baltimore, Philadelphia, Boston, NewYork. Trong các trường trung học và đại học, thơ Poe vẫn được đọc trong các giờ văn học, truyện Poe vẫn được dựng thành các vở kịch sinh động và vẫn giành được sự yêu mến của công chúng.

Ngoài ra, chúng ta cũng biết rằng Edgar Poe còn có một quê hương văn học thứ hai:

nước Pháp, Bắt đầu từ Charles Baudelaire-người ngưỡng mộ Poe- một tâm hồn đồng điệu,

một nhà thơ tượng trưng nổi tiếng, đã dành hẳn hai năm để dịch phần lớn truyện ngắn của ông. Baudelaire đã từng tuyên bố: "Lần đầu tiên tôi mở cuốn sách của Poe, tôi thấy sợ hãi

và thích thú, không chỉ ở đề tài giấc mơ quen thuộc với tôi mà những câu chữ, những ý nghĩ

của tôi dường như đã được viết bởi ông, hai mươi năm về trước."[107,1]. Nhiều nhà văn ở

Châu Âu đều thừa nhận rằng mình đã đến với Edgar Poe từ những bản dịch của nhà thơ tượng trưng nổi tiếng này. Đến Mallarmé, thơ của Poe được giới thiệu rộng rãi, và "Le tomb d'Edgar Poe" là tiếng khóc một thiên tài bạc mệnh. Và với Paul Valery thì "Poe là bậc thầy

về thơ ca" [107, 4]. Có thể nói, "không ở đâu, tài năng của nhà thơ thiên tài được giới thiệu

đầy đủ hơn ở nước Pháp" [107,6].

Nga, hiện tượng Edgar Poe như một ánh sao băng, đến thật nhanh và sau đó thì lung linh rực rỡ như đá ngũ sắc. "Nhà thơ "điên" Edgar Poe là người duy nhất chiếm được trái

tim người Slav"[ 107,6] .Từ những tác phẩm dịch của Baudelaire, người Nga đã tiếp nhận

Poe từ 1848. Và sau đó, rất nhiều tác phẩm văn học của họ chịu ảnh hưởng những motif của Edgar Poe. Dostojevsky và Andreev đã mở rộng sau này những tác phẩm phân tích tâm lý trong những chuyện giết người. Các nhà phê bình Nga cũng không ngần ngại dành cho Poe những vòng nguyệt quế.

Anhthì người ta cho rằng không có Edgar Poe thì cũng không có Sherlock Holmes, cũng không có Nick Carter. Ở Đức, The Raven, Annabel Lee của Poe đã được dịch sang tiếng Đức và nhiều truyện ngắn của ông đã trở nên quen thuộc với người Đức từ lâu. Còn ở

Tây Ban Nha, Poe cũng được giới thiệu từ rất sớm: 1856 và hiện nay, ông vẫn là một trong

41

thì cho rằng "Có hai người mà thiếu họ văn học hiện đại không thể như nó đang tồn

tại"[8*,693]. Đó là Walt Whitman và Edgar Poe...

Đối với văn học Việt Nam, từ những năm trước Cách mạng tháng Tám, truyện "Con

cánh cam vàng", của Poe đã được giới thiệu khá rộng rãi trong hệ thống nhà trường bảo hộ

qua bản dịch tiếng Pháp. Thơ của Edgar Poe cũng vậy, tuy không trực tiếp và cũng không nhiều, nhưng những quan điểm nghệ thuật của ông đã theo văn học Pháp đến với tầng lớp trí thức tây học Việt Nam từ rất sớm. Không biết có phải do hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc ta trong những năm tháng bị đô hộ mà âm điệu u buồn tang tóc trong thơ Poe có một sự cộng hưởng với tâm trạng các nhà thơ mới Việt Nam ? Hay chính vì trong cùng một dòng chảy u buồn tang tóc chung của trào lưu lãng mạn toàn thế giới ?

Hoài Thanh đã cho rằng: "Chế Lan Viên đã đi từ Baudelaire Edgar Poe đến thơ

Đường, còn Hàn Mặc Tử đã đi từ thơ Đường đến Baudelaire, Edgar Poe" [73, 31]. Chế Lan

Viên cũng nhận thấy "Cơn quạ trên mồ Khê là con quạ của Edgar Poe" [66,78]. Chúng ta thử đọc"Điêu tàn" của Chế Lan Viên, "Chơi giữa mùa trăng" của Hàn mặc Tử và "Nấm

mộ" của Bích Khê; một số thơ điên của Bùi Giáng hoặc những vần thơ u sầu ảo não của

Huy Cận, những bài thơ khao khát tình yêu của Xuân Diệu; cả những giấc mơ và cõi tiên trong thơ Thế Lữ...Chỗ này chỗ khác, chúng đều có một âm hưởng tương quan đến lạ kỳ.

Truyện trinh thám của Thế Lữ cũng mang nhiều dấu vết những truyện của Edgar Poe. Ví dụ như "Gói thuốc lá "của Thế Lữ có nhiều chi tiết khiến chúng ta liên tưởng tới "Vụ án

mạng trên phố Morgue" của Edgar Poe, "Vàng và Máu" mang màu sắc của "The Gold

Bug"... Nhân vật thám tử nghiệp dư Lê Phong ương nhiều truyện khác của Thế Lữ cũng có

nhiều nét tương đồng với nhân vật thám tử Dupin của "ông tổ truyện trinh thám".

Ngoài ra, cách xây dựng hình tượng văn học mang tích chất đối lập thành các cặp tương phản thật ra cũng là một nghệ thuật truyền thống quen thuộc trong thơ Đường ở Việt Nam. Tư tưởng Hư vô, xem cuộc đời là ngắn ngủi, mong manh, cái chết là sự giải thoát, là chốn vĩnh hằng là nơi con người hợp nhất trong tư tưởng của thượng đế thật gần gũi với quan niệm nhân sinh của phương Đông: "Đời người như bóng câu qua cửa sổ", "Sinh ký tử quy"...

Edgar Allan Poe đã "đến" với văn học hiện đại Viết Nam bằng con đường nào ? Vấn đề có lẽ đã đến lúc cần và phải đặt ra ở đây. Thơ Mới (32-45) của Việt Nam từ khi chưa hề tiếp cận với Edgar Poe đã có hẳn một trường Thơ Điên, Thơ Say, Thơ Loạn. Những trường

42

phái này cũng đầy dẫy các yếu tố siêu nhiên, ma quái, chết chóc, khủng khiếp hay điên rồ như sản phẩm của những kẻ mắc chứng "nhiễu tâm". Nếu nói các nhà lãng mạn Việt Nam không hề chịu ảnh hưởng gì thì không đúng, bởi họ đã từng đọc Baudelaire, Mallarmé, Rimbaud. Song có một đặc trưng độc đáo của văn học Việt Nam, phàm cái gì đã được quan điểm thẩm mỹ của nhà văn, nhà thơ chấp nhận nó sẽ nhanh chóng đi vào đời sống tâm linh của con người Việt Nam theo cách riêng của nó, Việt hoa nó theo cái nhìn của người Việt. Thơ ca cũng vậy. Tuy bắt đầu từ Baudelaire, Rimbaud, Verlaine... nhưng không còn là nguyên mẫu ban đầu. "Điêu tàn " của Chế Lan Viên có tiếng khóc của những bóng ma Hời mất nước, có nỗi cô đơn của một kiếp người nô lệ nhưng ở một mức độ nhất định, nó còn khủng khiếp hơn những sáng tác của Baudelaire hay Edgar Poe bởi không có bóng dáng của

Thiên đường với những thiên thần sáng láng mà chỉ có tối tăm, khủng khiếp vô cùng là cõi

Ẩm, là những chiến điạ hoang tàn, là những máu trào, hồn điên, xương gãy, đầu lâu rên xiết. Thơ Huy Cận, Xuân Diệu cũng đầy cô đơn đến rợn ngợp, cũng có chút kiêu hãnh khát khao lý tưởng nhưng không đầy mộng mị, ma quái như thơ Poe. Còn tình yêu thì không ảm đạm và quá đầy chia ly tang tóc, chỉ mỗi giọng điệu buồn thì có chung một âm hưởng. Thơ Hàn Mặc Tử với nhiều yếu tố siêu thực đã gần gũi với Edgar Poe nhưng còn đi xa hơn nữa với những hồn ma bóng quỷ, và bóng tối, ảo ảnh rùng rợn...

Quả là một sự gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng tất yếu. Đó chính là cái giọng điệu chung của thơ lãng mạn thế kỷ XIX, của cả một thời đại mà mỗi con người tự đi tìm mình trong nỗi buồn đau của kiếp người từ vạn cổ. Để rồi, trong quá trình giao lưu và hội nhập, mỗi dân tộc có cách tiếp nhận riêng của mình, tạo cho mình một bản sắc riêng, rồi từ những cái riêng đó, lại hoa vào dòng chảy chung của văn học thế giới, của nhân loại tạo nên những ấn tượng không phai mờ cùng năm tháng.

Sống gần trọn trong nửa đầu thế kỷ XIX, trong những năm tháng sôi nổi xây dựng quốc gia độc lập của một nước Mỹ trẻ ữung đầy sinh lực, chưa có những cơn lốc chiến tranh tàn khốc như nửa sau cái thế kỷ vĩ đại của nhân loại này, tác phẩm của Edgar Poe, một mình nó, là một góc của mặt trái nước Mỹ. Vì thế, "sáng tác của Poe đa dạng, độc đáo, chứa

nhiều mâu thuẫn. Là nhà văn thuộc trào lưu lãng mạn, ông bộc lộ mối bất đồng với xã hội

Mỹ ở một số mặt nhưng đồng thời lại tỏ rõ niềm tin ở khả năng và trí tuệ con người trong

việc giải quyết những vấn đề của tự nhiên, xã hội và nghệ thuật." [55, 239]. Hữu Ngọc còn

43

của tâm hồn, những cái bất định, ấm yếu và độc ác trong con người" [55, 360 ]. Bằng cảm

quan nghệ thuật xây dựng trên một thế giới mộng ảo, Edgar Poe đã phản ánh hiện thực xã hội bằng cách đi riêng của mình.

Cái thế giới mộng ảo, điên rồ ấy của Edgar Poe suy cho cùng lại mang trong mình một giấc mộng khác. Nói như Octavio Paz "Nước Mỹ mộng chính mình trong Whitman bởi chính nước Mỹ là mộng, là sáng tạo đơn thuần. Trước và sau Whitman chúng ta đã có

những giấc mộng thi ca khác. Tất cả những giấc mộng này- dù người mộng có mang tên

Poe hay Darỉo, Melville hoặc Dickinson - thực ra chỉ là những toan tính thoát ra khỏi cơn

ác mộng Mỹ mà thôi." [62, 246].

Tuy vẫn còn những tranh cãi, những bất đồng nhưng cho đến nay không ai có thể phủ nhận những đóng góp và vị trí hàng đầu của Poe đối với văn học Mỹ thế Kỷ XIX và ảnh hưởng tích cực của ông không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Về thơ, ông là nhà lãng mạn mở đường cho sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng. Về truyện, không ai có thể phủ nhận vai trò nhà tiên phong trong truyện kinh dị và trinh thám, người đặt nền móng cho thể loại truyện khoa học viễn tưởng và cũng là người báo hiệu cho loại truyện phân tích tâm lý sau này. về lý luận và phê bình, Edgar Allan Poe chính là "Lý thuyết gia"

của phái "Nghệ thuật vị nghệ thuật" và đã xây dựng nhiều chuẩn mực trong nguyên lý sáng tác và phê bình văn học.

Vinh dự ấy không chỉ ở tài năng mà có lẽ còn vì Poe đã sống và chết với cái nghề viết văn mà Poe " luôn vật lộn để trở thành một tác giả chuyên nghiệp" bằng tất cả tâm hồn cuồng nhiệt khao khát yêu thương, yêu con người, yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật của mình, cái nghề mà ông cho là "thiên mệnh " của đời ông.

Cái vì sao A Aaraaf- Edgar Allan Poe ấy đã đột ngột rực sáng trên bầu trời văn học Mỹ vỏn vẹn trong 40 năm, rồi thình lình biến mất, không bao giờ còn xuất hiện lần thứ hai nữa.

***

44

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)