Gửi một người ở thiên đường

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 37)

29

Nổi bật nhất là bài thơ dài 108 dòng The Raven. Khi còn sống, Poe đã nhiều lần đọc bài thơ này theo yêu cầu của cử toa tại nhà cô Anna Lynch, một phòng khách văn chương thường có mặt những tác gia nổi tiếng ở NewYork. Người ta luôn nhắc lại cái phong cách u sầu nhưng cực kỳ phong nhã, và giọng đọc có sức thôi miên của tác giả trường ca Con quạ. Tuy có nhiều nhà phê bình văn học cho rằng ''do ý đồ kỹ thuật thơ quá đậm, ý đồ tượng

trưng khá lộ liễu nên bài thơ thiếu cái hồn nhiên và thuần khiết"[51, 532] nhưng cho đến

nay, tác phẩm này vẫn tồn tại như một minh chứng cho tài năng và phong cách nghệ thuật của thơ Poe. Trong chương hai, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về nét độc đáo của bài thơ nổi tiếng nhất này.

Trong chỉ hơn năm mươi bài thơ, Edgar đã tìm riêng cho thơ lãng mạn Mỹ một cách biểu hiện độc đáo mà hai mươi năm sau, ở Pháp, những người tự coi là học trò của ông : Baudelaire, Mallarmé... đã biến nó thành một trào lưu văn học có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca toàn thế giới: Thơ tượng trưng.

1.3.3.Truyện ngắn:

Dù thơ ca là thể loại yêu thích nhất của Poe nhưng ấn tượng về cái tên Edgar Poe lại được tạo nên từ truyện ngắn. Có người cho rằng truyện của ông chỉ là sự bắt chước, vay mượn từ kiểu mẫu phổ biến trong suốt thời đại của ông: truyện kinh dị man rợ kiểu Gothic của người Đức. Nhưng chính Poe đã chấm dứt sự đánh giá, tranh luận ấy khi ông tuyên bố trong lời tựa tác phẩm Tales of the Grotesque and Arabesque: "Sự kinh dị đó không phải là

của người Đức mà là những nỗi khiếp sợ cửa chính tâm hồn con người", đặc biệt là của

"chính tâm hồn ông" [96, 2].

“Con đường tìm kiếm, nắm bắt quy luật của tâm hồn người, trong nghệ thuật” không

phải có thể dựa vào những quan sát, cảm nhận hời hợt bên ngoài mà " phải dùng đến thể

nghiệm" [20, 22]. Chính vì vậy, theo mục tiêu mà Poe đề ra, có thể nói truyện ngắn của Poe

là những cuộc thử nghiệm liên tục. Nhà văn không đi theo con đường mà Balzac, Gorki sử dụng trong "quá trình nhào nặn, tổ chức các chất liệu để tạo ra một chỉnh thể mới"[20, 24]

tổng hợp-tái tạo mà đi theo con đường chọn lọc-tái tạo. Lê Đình Cúc đã phân tích những

nhân vật trong truyện ngắn của Poe và cho rằng"Người nghệ sĩ này có thể cũng nhận ra thế

giới kỳ dị của bản thân mình, có khả năng bắt kịp với thế giới tưởng tượng kỳ dị và phản

ánh nó trong tác phẩm" [8,135]. Cái thế giới kỳ dị đó đã được tạo thành, thử nghiệm bởi

30 đường nhiều tác giả lãng mạn đã từng đi.

Có lẽ do vậy mà khoảng 67 truyện ngắn và 5 truyện vừa của Poe bị nhiều nhà phê bình cho rằng đó "chỉ là những mảnh ráp nối từ cuộc đời ông" và có người còn cho rằng đó " chỉ

là sản phẩm của một kẻ loạn thần kinh, đầu óc bệnh hoạn, thiếu thăng bằng"[88,1355].

Công bằng mà nói, tuy có nhiều yếu tố hư cấu lạ lùng, quái dị, thậm chí điên rồ thật, nhưng tác phẩm của Poe chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc hơn những nhận xét hời hợt, thiên vị ấy.

Truyện ngắn của Poe thật ra có đường biên không rõ ràng lắm giữa các tiểu loại. Trong truyện kinh dị (truyện rùng rơn) có khi lại được xây dựng bởi nhiều bối cảnh mang màu sắc phiêu lưu mạo hiểm của truyện trinh thám và cả khoa học viễn tưởng. Truyện trinh thám lại mượn những yếu tố rùng rợn của cái chết để mở đầu tình huống cho nhà thám tử phán đoán. Hoặc truyện khoa học viễn tưởng cũng chứa trong nó nhiều yếu tố huyền bí, lạ kỳ.

Nhìn chung, những tác phẩm sáng tác từ 1831 đến 1844 của Poe thường là những câu chuyện nói về tội giết người. Trong những tác phẩm rùng rợn này, Poe thường đi sâu vào

nỗi sợ hãi của con người trước cái chết, và sự độc ác trong tâm hồn con ngườiđể qua đó

khẳng định một chủ đề hoàn toàn đối lập đến bất ngờ: Khát vọng sống và bản năng sinh tồn của con người. Tiêu biểu như The Fall of the House of UsherP19F

1

P

, A Descent Into The MaelstromP20F

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)