Toe a sa Poet of Ideas " (tr )

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 27 - 28)

19

Đúng là Edgar Poe đã không chỉ một lần lên án những tác phẩm lồng vào đó những mục đích khác, ngoài mục đích hướng đến niềm khoái lạc của nghệ thuật thi ca. Đúng là Poe rất ít khi nói đến hiện thực nước Mỹ trong các sáng tác của mình. Poe cũng không trực tiếp đặt ra vấn đề yêu nước, tự do, bình đẳng, bác ái... như Emerson, Longfellow, hay đạo đức và những giá trị của đạo đức như Hawthorne. Với ông, thơ ca như là "sự sáng tạo nhịp

điệu của cái Đẹp" [12, 68]. Có lẽ vì thế mà ông được tôn là người "khai sinh" ra lý thuyết

"Nghệ thuật vị nghệ thuật "ấy, điển hình nhất là trong thơ ca của ông.

Song công bằng mà nói, thơ của Edgar Poe không đến nỗi đi vào con đường "ích kỷ

mà phản động, duy tâm mà lộn xộn của phái nghệ thuật vị nghệ thuật" [80, 63] hay tệ hại

hơn "mượn nghệ thuật để ca tụng những sự xa hoa, đài các, dâm dục" [80, 61] như các tác

giả thuộc phái duy mỹ mà Hải Triều phê phán. Theo ông, " Thơ ca chỉ nên biểu lộ sự nhận

thức về Cái Đẹp chứ Cái Đẹp không phải là Chân lý " và cho rằng "Thơ ca có tính chất đưa

tin, thể hiện lý tưởng hay bất kỳ loại thơ ca giáo huấn nào cũng đều không chính đáng."

[89, 1322]. Ông cho rằng vẻ đẹp thuần khiết trong sáng không ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào, hoàn toàn nằm trong tưởng tượng của nhà thơ. Nếu tách tưởng tượng ra khỏi vạn vật cũng có nghĩa là đi ngược với quy luật của tự nhiên, làm cho hiện thực cuộc sống trở nên nghèo nàn trần trụi đi, và, thế là không còn cái đẹp.

Đề cao tưởng tượng nhưng Poe cũng không phủ nhận Sự thật, không xem "nghệ thuật

là sản phẩm thần bí của một thứ cảm xúc mê sảng, một trạng thái điên dại bắt nguồn từ

thần thánh" [91, 22] như nhà triết học duy tâm siêu hình Platon mà trường phái "Nghệ thuật

vị nghệ thuật" tôn sùng. Trong tác phẩm khá nổi tiếng "Phylosophy of Composition " ông còn khẳng định: "Sự thật đòi hỏi một sự chính xác, và đam mê..." P3F

1

P

[89, 1322]. Tất nhiên, cũng có một thực tế là do cuộc đời bất an với những đám mây u ám của đau thương bất hạnh che phủ ngay từ thuở lên ba, nỗi ám ảnh bởi cái chết của những người thân trong suốt cuộc đời đã đè nặng tâm hồn Poe, và cả những ước mơ, sự nghiệp không thành đã tạo nên một thế giới nghệ thuật không hoàn toàn như Poe mong muốn, thế giới ấy là sự phản chiếu sự thật ở góc độ phản ứng(react) hơn là phản ánh (refect).

Một phần của tài liệu cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ edgar allan poe (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)