Điều kiện về kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 31 - 34)

Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1.3. Điều kiện về kinh tế

Hải Dương với những điều kiện thuận lợi trên nhiều mặt và cùng với con người Hải Dương năng động, nhạy bén đã không ngừng phát triển trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trên toàn tỉnh (GDP) năm 2011 đạt 39.028 tỷ đồng theo giá thực tế, và 14.689 tỷ đồng ( theo giá so sánh năm 1994), tăng 9,3% so với năm trước [5]. GDP là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

Trong 9,3% tăng trưởng GDP chung, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,7 điểm phần trăm, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 5,4 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ đóng góp 3,2 điểm phần trăm.

Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2011 đạt 20.148 tỷ đồng [14], tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn nhà nước đạt 3.879 tỷ đồng, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, vốn ngoài nhà nước đạt 11.444 tỷ đồng, tăng 32,7 % so với cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.825 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả cao so với cùng kỳ năm trước, do tiếp nhận được một số dự án quy mô đầu tư lớn như dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương (trên 2,25 tỷ USD), dự án dệt Pacific (trên 300 triệu USD), công ty may Tinh Lợi (120 triệu USD), tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 2 tỷ 866,4 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện năm 2011 ước đạt 300 triệu USD. Đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 225 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng kí đạt 5 tỷ 465,9 triệu USD, vốn thực hiện đạt 1 tỷ 961,8 triệu USD bằng 35,9% tổng số vốn đăng kí [ 5, tr.8].

Với hơn 100 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thu hút được một lực lượng lao động trực tiếp lên đến hơn 85.000 người lao động và hàng ngàn người lao động gián tiếp. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô tô, điện tử, dây cáp điện, hàng may mặc, hàng nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi…Số lượng các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính cũng như có điều kiện đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại có xu hướng tập trung vào tỉnh Hải Dương ngày càng nhiều, điển hình như các tập đoàn Sumidenso của Nhật Bản, tập đoàn Brother, Qualcomm của Hoa Kỳ…Các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả đã góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Chỉ tính riêng năm 2010, doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt gần 1.765 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2009, nộp ngân sách nhà nước 97 triệu USD, chiếm 42,4% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Đạt được những thành quả trên là do Hải Dương đã biết phát huy tối đa các lợi thế của một vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời tỉnh cũng

tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng điều kiện của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng bị hấp dẫn bởi sự chủ động kịp thời của chính quyền tỉnh trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Chính quyền tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến việc tạo cơ chế thông thoáng nhưng đúng luật trong hoạt động đẩy mạnh thu hút FDI. Hải Dương đang thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc giải quyết những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.

Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Lê Hồng Văn khẳng định: “ Các doanh nghiệp FDI đang đầu tư hoạt động tại Hải Dương đã góp phần làm thay đổi diện mạo theo chiều hướng tích cực cho tỉnh, các doanh nghiệp FDI tạo nhiều việc làm có thu nhập ổn định, cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng đồng bộ, hiện đại…". Nhờ đó, Hải Dương đã trở thành tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, ổn định, bền vững.

Có thể nói tỉnh Hải Dương đã có nhiều chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư chú trọng công tác quy hoạch các cụm, khu công nghiệp. Chính phủ đã cho phép tỉnh Hải Dương quy hoạch, đầu tư xây dựng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tổng cộng 18 khu công nghiệp tập trung với diện tích gần 4000 ha; trong đó 10 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích quy hoạch là 2.086 ha…[3, tr.13]. Đồng chí Lê Hồng Văn cũng nhấn mạnh: “ Hải Dương đang thực sự chủ động trong việc thực hiện các phương thức, triển khai các chính sách phù hợp nhất để thu hút FDI, ngày càng khẳng định là một địa phương có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”.

Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã tạo nên nhân tố quan trọng, trở thành nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp theo hướng bền vững. Đây chính là tiềm năng và động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh vẫn còn chưa phát triển tương xứng và còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Quy mô kinh tế

phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, lĩnh vực còn chậm và chưa hợp lý. Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như: trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có nơi chưa tập trung quyết liệt nhất là vào khâu quan trọng có tính đột phá. Công tác bố trí đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn yếu và thiếu, chưa đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực. Từ thực tế đó, yêu cầu tỉnh Hải Dương cần thiết phải có chiến lược phát triển kinh tế xã hội đồng bộ, phát huy một cách có hiệu quả các thế mạnh của tỉnh, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trí thức một cách phù hợp và hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w