Điều kiện văn hóa – xã hội, dân cư

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 34 - 36)

Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1.4.Điều kiện văn hóa – xã hội, dân cư

Hải Dương là một tỉnh có dân số đông vào loại bậc nhất trong cả nước. Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở, tại thời điểm điều tra, ngày 1 tháng 4 năm 2009, tổng số nhân khẩu toàn tỉnh Hải Dương là 1.703.492 người, chiếm 2% dân số cả nước (dân số cả nước là 85.798.573 người), trong đó nam chiếm 48,9%, nữ chiếm 51,1%, nhân khẩu thành thị chiếm 19,1%, nhân khẩu nông thôn chiếm 80,9%.

Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 936920 người, chiếm 55% dân số, lao động trong độ tuổi 18 – 30 chiếm 40% tổng số lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 – 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hóa trung học phổ thông chiếm 60 – 65%.

Như vậy, sau 10 năm, dân số tỉnh Hải Dương tăng thêm 52686 người, bình quân mỗi năm tăng 0,3%. Tỷ lệ tăng thấp hơn so với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng và giảm mạnh so với thời kỳ 10 năm trước. Tỉnh Hải Dương là tỉnh có số dân thứ 11/63 tỉnh thành trong cả nước và đứng thứ 5/11 tỉnh thành trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Người lao động Hải Dương cần cù, năng động, tiếp thu, nắm bắt kỹ thuật nhanh. Với lực lượng lao động đông đảo, có trình độ văn hóa lại gần

với các thành phố nên việc cung ứng lao động lâu dài cũng như thời vụ cho nhu cầu của khu vực này rất thuận lợi.

Trên địa bàn tỉnh có 10 dân tộc. Đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 99,74% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Sán Dìu có 1516 người (chiếm 0,09%); dân tộc Tày có 469 người (chiếm 0,0028%), dân tộc Nùng có 75 người (chiếm 0,00045%), dân tộc Thái có 65 người (chiếm 0,00039%); dân tộc Mông có 17 người (chiếm 0,0001%), dân tộc Dao có 27 người (chiếm 0,00016%); dân tộc Thổ có 21 người (chiếm 0,00012%), và các dân tộc khác chiếm 0,213% [5, tr. 17].

Những năm gần đây, trình độ dân trí, đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân có nhiều tiến bộ, ngày càng nâng lên. Chất lượng giáo dục – đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng thực chất hơn. Tỉnh Hải Dương được công nhận đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở. Các chương trình y tế quốc gia, chính sách y tế cho người nghèo được thực hiện đạt kết quả tốt.

Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã hội ở khu dân cư, cơ quan đơn vị đạt kết quả khá. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể dục thể thao ngày càng phát triển về hình thức và nội dung. Vấn đề giải quyết việc làm, lao động cho nhân dân được tỉnh đặc biệt chú trọng và quan tâm.

Trong những năm qua công tác an ninh quốc phòng được tỉnh chú trọng và đặc biệt quan tâm và ngày càng hoàn thiện. Không ngừng củng cố và tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo số lượng, chất lượng được nâng lên, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kĩ thuật cho lĩnh vực an ninh quốc phòng được tỉnh chú trọng đầu tư. An ninh quốc phòng được đảm bảo và giữ vững trên địa bàn toàn tỉnh.

Chính những điều kiện thuận lợi của môi trường tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh quốc phòng là môi trường thuận lợi để tỉnh Hải Dương thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Đây cũng chính là những yếu tố tác động rất thuận lợi cho đội ngũ trí thức ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên những vấn đề đó đặt ra yêu cầu mới cho đội ngũ trí thức nghiên cứu kiện toàn và đòi hỏi những kết quả mới để phát huy hơn nữa những yếu tố tự nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để thực hiện những vấn đề đó thực sự hiệu quả, cần thiết phải có cách nhìn nhận đánh giá khách quan, khái quát về thực trạng đội ngũ trí thức của tỉnh Hải Dương hiện nay. Qua đó có thể thấy được vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Từ đó xác định một chiến lược phát triển hiệu quả, đúng đắn còn mắc phải để đưa ra những giải pháp phù hợp, thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng một cách toàn diện đội ngũ trí thức tỉnh nhà. Có như vậy mới sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ trí thức tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 34 - 36)