Đội ngũ trí thứctỉnh Hải Dương là lực lượng đi đầu trong việc xây dựng những luận cứ khoa học trong việc hoạch định kế hoạch

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 46 - 52)

Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3.1.Đội ngũ trí thứctỉnh Hải Dương là lực lượng đi đầu trong việc xây dựng những luận cứ khoa học trong việc hoạch định kế hoạch

việc xây dựng những luận cứ khoa học trong việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, công cuộc đổi mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...của tỉnh Hải Dương thực sự là một cuộc cách mạng đối với nhân dân toàn tỉnh. Đó là yêu cầu tất yếu, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phải tập hợp và phát huy mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối

cảnh khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như hiện nay.

Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, cho đến nay tỉnh Hải Dương đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trong đó tỷ trọng ngành nông , lâm, ngư giảm từ 30% năm 2003 xuống còn 23% vào năm 2010; công nghiệp – xây dựng tăng từ 41% năm 2003 lên 45,3% năm 2010; dịch vụ tăng từ 29% năm 2003 lên 31,7% năm 2010 [ 29, tr.5]. Chất lượng giáo dục có những tiến bộ rõ rệt, việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn được chú trọng. Xã hội hóa đào tạo nghề được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Lao động, việc làm và một số vấn đề xã hội có sự chuyển biến tích cực. Quốc phòng an ninh ngày càng kiện toàn, củng cố, vững chắc. Thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường; đảm bảo chủ động mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Công tác chính trị tư tưởng được đổi mới về chất và lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng tăng lên, nội dung và hình thức ngày càng phong phú.

Để đạt được những thành tựu to lớn vượt bậc đó, ngoài sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, sự đoàn kết của toàn dân, còn phải kể đến sự đóng góp công sức – trí lực của đông đảo đội ngũ trí thức tỉnh nhà. Mặc dù còn nhiều khó khăn về số lượng, cơ sở vật chất nhưng đội ngũ trí thức đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng những luận cứ khoa học để hoạch định sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương.

Là một bộ phận của đội ngũ trí thức nước nhà, đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương mang trong mình những đặc điểm, phẩm chất lao động sáng tạo nhiệt huyết và năng động. Trên cơ sở những vấn đề mang tính lý luận chung của đội ngũ trí thức Việt Nam, trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương đã nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt và sáng tạo. Trên quan điểm, mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn như: “Một số giải pháp tạo việc làm và giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn tỉnh Hải Dương”; “ Xây dựng nông thôn mới”; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài tỉnh Hải Dương”; “Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Kết quả những công trình nghiên cứu trên đây đã giúp Đảng bộ tỉnh có những cách đánh giá, nhìn nhận cụ thể và thực tế hơn về đời sống nông thôn, quần chúng nhân dân. Từ đó đưa ra những nghị quyết, chỉ thị mang tính chỉ đạo sát với thực tiễn, kịp thời, phù hợp với sự biến đổi của thực tế đời sống. Qua đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân, các phong trào của Đảng và chính quyền được người dân hưởng ứng rộng rãi. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được triển khai sâu rộng, các lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Mặt khác từ những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã tạo ra một cơ sở thực tế, luận chứng cho những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện, từ đó có những điều chỉnh mang tính kịp thời cần thiết. Những luận cứ đó là cơ sở để Tỉnh ủy đưa ra những chính sách phù hợp như “Chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp Hải Dương” theo quyết định của tỉnh Hải Dương ban hành vào ngày 17 tháng 7 năm 2002; Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa X “ Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Một số công trình nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nghiên cứu đề xuất một số chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: “Xây dựng mô hình và chính sách, khuyến khích hợp tác hóa nông nghiệp”; “Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Những kết quả của công trình nghiên cứu này đã có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc xây dựng những luận cứ khoa học của những chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Từ những chính sách này đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động, thu hút đầu tư có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài. Mặt khác đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương còn tham gia tư vấn, phản biện, giám định một số chương trình đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục. Thông qua các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn, đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương đã đem lại những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa to lớn. Đây chính là động lực quan trọng tạo nên nhân tố thúc đẩy cho nền kinh tế Hải Dương ngày càng phát triển, vững bước đi lên, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được đó, còn tồn tại những hạn chế yếu kém cần khắc phục. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chỉ mới giải quyết được những vấn đề trước mắt. Đội ngũ cán bộ khoa học so với cơ cấu lao động chiếm tỷ lệ thấp, thiếu chuyên gia giỏi ở những ngành, những lĩnh vực trọng yếu. Vẫn còn nhiều đề tài, công trình nghiên cứu chất lượng còn hạn chế, mang tính lý luận, chưa đi sâu vào thực tế đời sống nhân dân. Nhiều vấn đề cấp bách của đời sống nhân dân chưa được đầu

tư thỏa đáng để nghiên cứu, vì vậy chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng vốn có của tỉnh.

2.3.2.Đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương là lực lượng đi đầu trong việc tuyên truyền đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, của tỉnh

Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước được bắt đầu xây dựng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Và cho đến nay đường lối này đã cơ bản được hoàn thiện và bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể.

Nắm bắt được xu thế chung của đất nước, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hải Dương cũng đã được xây dựng và dần hoàn thiện. Nhưng không phải nội dung nào trong chủ trương, chính sách phát triển của đất nước và tỉnh đưa ra mọi người đều có thể hiểu rõ được mà cần phải có công tác tuyên truyền, giải thích của một bộ phận có trình độ cao và am hiểu. Bộ phận quan trọng đó chính là đội ngũ trí thức - những người có trình độ tri thức cao về các lĩnh vực, có đủ khả năng, độ nhạy bén và đầu óc để có thể giải thích, luận giải, bình luận, chứng minh một cách đúng đắn, khoa học cho nguời dân hiểu và tuân theo mọi chủ trương và đường lối mà Đảng, Nhà nước và tỉnh đã đề ra.

Đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực văn hóa, thông tin, tuyên truyền giữ vai trò hết sức quan trọng. Đến nay, hội nhà báo tỉnh Hải Dương có gần 200 hội viên hoạt động và sinh hoạt tại các chi bộ: Báo Hải Dương; đài phát thanh truyền hình tỉnh; tạp chí văn hóa Hải Dương; tạp chí khoa học và công nghệ Hải Dương, đài truyền thanh thành phố Hải Dương; văn phòng hội nhà báo tỉnh. Năm 2010 cùng với sự phát triển nhanh về số lượng các đơn vị báo chí và ấn phẩm báo chí trong cả nước, hệ thống báo chí của tỉnh Hải Dương đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Hiện nay báo Hải Dương phát hành 7 kì/tuần; 4 tạp chí; 15 bản tin và nội san, tờ tin của các ban ngành, đoàn thể. Xuất phát từ thực tiễn của nhân dân trong tỉnh, các cơ

quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã thực hiện đúng sự lãnh đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà Nước, Ban tuyên giáo tỉnh ủy, thông tin kịp thời đầy đủ, toàn diện mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đến tận từng thôn, xóm. Để từ đó nhân dân hiểu rõ hơn những chuyển biến, phát triển và những đổi thay mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của tỉnh nhà và đất nước, càng thêm tin tưởng sâu sắc hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, và chính quyền địa phương các cấp.

Cùng với báo viết thì phát thanh truyền hình có những đóng góp không nhỏ trong công tác tuyên truyền. Năm 2011 tỉnh Hải Dương có 12 đài phát thanh truyền hình. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình hiện nay đạt 100% diện tích toàn tỉnh. Dịch vụ Internet có tổng thuê bao là 40567 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng đạt 35%.

Góp phần vào công cuộc đổi mới tỉnh Hải Dương, Sở văn hóa thông tin và tuyên truyền đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng nhiều chương trình và đề án tuyên truyền, thông qua các hình thức phong phú, như phát hành tài liệu, sân khấu hóa đến tận các cơ sở chính quyền địa phương, thôn, xóm. Bên cạnh đó, đội ngũ trí thứctỉnh Hải Dương đã tích cực phát huy vai trò của mình trong cuộc vận động tuyên truyền bầu cử quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương, các tạp chí đã mở chuyên trang, những chuyên mục và dành thời lượng khá lớn để đăng tải, cập nhật thông tin về bầu cử. Phối hợp cùng các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức triển khai công tác thông tin tuyên truyền từ huyện đến cơ sở với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, trên hệ thống phát thanh, thông tin lưu động, tọa đàm, sinh hoạt…

Đội ngũ trí thức cùng các cơ quan chức năng triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy về “công tác tôn giáo” đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tôn giáo lớn đó là Thiên

chúa giáo, Tin Lành, Phật Giáo, tổng số tín đồ chiếm 21% dân số. Vì vậy để duy trì mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền địa phương các cấp được phát huy theo hướng tích cực, cần giúp cho các tín đồ, tổ chức tôn giáo thấy được những chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo là hết sức quan tâm. Đây chính là trách nhiệm và trọng trách của đội ngũ trí thức trong công tác tuyên truyền cho tất cả những người dân theo đạo và không theo đạo hiểu được những chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước ta.

Đội ngũ trí thứctỉnh Hải Dương đã đi đầu trong công tác tuyên truyền đường lối đổi mới đến từng người dân, từng thôn xóm của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần nâng cao dân trí, hiểu biết của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, giữ vững an ninh quốc phòng. Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn còn những tồn tại như: hình thức và nội dung chưa thật sự phong phú, công tác tuyên truyền nhiều lúc còn mang tính hình thức, theo đợt chưa thật thường xuyên. Vì thế chưa phát huy hết sức mạnh của công tác tuyên truyền, vận động, điều này ảnh hưởng chung đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong quá trình đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 46 - 52)