Gắn hoạt động khoa học với sản xuất và nâng cao đời sống, tạo điều kiện để tăng cường liên minh trí thức với giai cấp công nhân và

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 67 - 70)

Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

3.2.2. Gắn hoạt động khoa học với sản xuất và nâng cao đời sống, tạo điều kiện để tăng cường liên minh trí thức với giai cấp công nhân và

nông dân

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta năm 1991 viết: “…xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Sự tổng kết lý luận này một mặt, là sự kế thừa truyền thống coi trọng trí thức, coi trọng nhân tài của ông cha. Việc gắn hoạt động khoa học của đội ngũ trí thứcvới sản xuất và phục vụ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, đó chính là điều kiện và giải pháp để trí thức và các nhà khoa học phát huy tài năng, phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước; mặt khác đó cũng chính là điều kiện, là giải pháp để tăng cường

liên minh giữa trí thức với các tầng lớp nhân dân lao động, trước hết là đối với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

Muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hải Dương cần phải gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp và khoa học – công nghệ trong một cơ cấu kinh tế thống nhất, để từng bước hình thành một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng quá trình phát triển. Bởi vì nông nghiệp không thể tự mình đi lên sản xuất lớn nếu không có sự giúp đỡ của công nghiệp và khoa học công nghệ. Ngược lại, khoa học và công nghệ cũng không thể tự phát triển được nếu tách khỏi công nghiệp và nông nghiệp. Mà chủ thể của ba lĩnh vực này là công nhân, nông dân và trí thức. Vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ gắn với sản xuất. Đây chính là động lực mạnh mẽ tạo ra nhu cầu rộng rãi để ứng dụng tri thức khoa học vào sản xuất đời sống. Để tận dụng lợi thế của mình tỉnh Hải Dương cần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phát huy tối đa nguồn nội lực của tỉnh.

Gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất đời sống là quá trình giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu thực tiễn đời sống đặt ra và quá trình đáp ứng của tri thức khoa học làm cho những mặt của đời sống phát triển một cách phù hợp và phát huy hiệu quả những thế mạnh của tỉnh. Vì thế quá trình nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở, mục đích và động lực cho quá trình nghiên cứu. Đối với tỉnh Hải Dương, xuất phát từ điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đặt ra những nhu cầu cấp thiết nhằm phát huy hơn nữa những thế mạnh của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn càng làm cho tri thức khoa học xâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học vào sản xuất. Nông nghiệp nông thôn là nơi đang chiếm bộ phận dân cư lao động, đất đai là nội lực to lớn và lợi thế của tỉnh hiện nay. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào đời sống, để từng bước phá vỡ sự trì trệ của

nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu tồn tại từ trước đến nay, vì thế, quá trình nghiên cứu khoa học của tỉnh Hải Dương cần tập trung vào:

Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Căn cứ vào tình hình cụ thể hiện nay để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, để từ đó có điều kiện ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây hoa màu, hành, rau củ các loại…Đưa tri thức khoa học và công nghệ sinh học đến với nông dân, giúp người dân từng bước áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Từ đó đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chất lượng cao. Điều này đòi hỏi tăng cường hoạt động của đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu, thực nghiệm, áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và công nghệ thu hoạch vào sản xuất.

Tỉnh Hải Dương cần xúc tiến và đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, điện khí hóa, cơ giới hóa, đổi mới công nghệ sản xuất trong nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho đông đảo nông dân. Đưa cán bộ khoa học kỹ thuật về cùng ăn cùng ở, cùng sản xuất với nông dân, để từng bước hướng dẫn nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương cần lựa chọn và nhanh chóng áp dụng những công nghệ hiện đại tiên tiến vào những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất có tính chất mũi nhọn của tỉnh. Công nghệ và dịch vụ sẽ là những ngành kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kinh tế của tỉnh Hải Dương hiện nay.

Mô hình liên kết bốn nhà – nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, và nhà khoa học cần được tỉnh Hải Dương nhân rộng đối với các loại hình sản xuất kinh doanh, qua đó thể hiện sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, và nhà khoa học ngày càng được gắn kết. Mục đích của liên kết này là phát huy sức mạnh tổng hợp, tận dụng tốt nhất tiềm năng, tăng giá trị sản phẩm thông qua công nghiệp chế biến, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó mô hình liên

kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với các nhà khoa học cần được tăng cường hơn nữa, để phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi ích kinh tế xã hội.

Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức đang tạo ra bước chuyển biến to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, là cơ sở xây dựng, củng cố nền chính trị, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. “Có thể nói, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đang có những thay đổi to lớn, làm cơ sở cho những thay đổi bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng. Nên, việc củng cố, tăng cường khối liên minh công – nông – trí thức vững mạnh là cơ sở thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w