Về số lượng

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 36 - 38)

Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2.1.Về số lượng

Cùng với sự phát triển của đội ngũ trí thức nước nhà, trong những năm đổi mới hiện nay, đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng.

Từ thời kỳ đổi mới đến nay số lượng trí thức phát triển mạnh. Đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương có số lượng khá đông và tăng nhanh. Năm 2003,

tỉnh Hải Dương có 24.840 người có trình độ cao đẳng trở lên. Nhưng đến năm 2009, kết quả điều tra cho thấy số lượng trí thức tăng nhanh về mọi mặt, hơn 2,2% số dân có trình độ cao đẳng trở lên tức là khoảng 37477 người, tăng hơn 7,5% so với năm 2003, trong đó có hơn 1200 người có trình độ trên đại học, tăng hơn 400 người [ phụ lục 1].

Như vậy, so với thời kỳ trước đổi mới số lượng trí thức tăng lên rất nhiều. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, từ năm 1999 đến năm 2009, số lượng trí thức đã tăng lên 3 lần. Tuy nhiên so với yêu cầu của quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đội ngũ trí thức cần tăng cường nhiều hơn nữa trong các ngành nghề và các lĩnh vực khác nhau, vì thế số lượng trí thức hiện nay của tỉnh chưa đáp ứng kịp thời với quá trình phát triển.

Nếu so sánh với các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên thì số lượng trí thức của tỉnh Hải Dương vẫn còn hạn chế về số lượng.

Năm 2009 tỉnh Quảng Ninh có 33.720 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, cứ 1 vạn dân thì có 195 người trình độ cao đẳng trở lên. Tỉnh Hưng Yên có hơn 28.000 người có trình độ cao đẳng trở lên, có 217 người/ 1 vạn dân có trình độ cao đẳng trở lên [ 33]. Hải Phòng có gần 39.000 người có trình độ cao đẳng trở lên, cứ 1 vạn dân thì có 231 người có trình độ cao đẳng trở lên [ 34 ]. Trong khi đó tỉnh Hải Dương với rất nhiều điều kiện thuận lợi hơn thì mới chỉ có 202 người có trình độ cao đẳng/ 1 vạn dân. Qua đó phản ánh sự hạn chế về số lượng đội ngũ trí thức của tỉnh Hải Dương chưa đáp ứng kịp thời đối với quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

So với năm 2003, đến nay số lượng cán bộ công chức, viên chức có trình độ cao đẳng trở lên đã tăng 2,84 lần. Số lượng tăng nhanh qua các năm: Năm 1999, cứ 1 vạn dân thì có 134 người có trình độ cao đẳng trở lên; năm 2009 đã tăng lên 185 người/ 1 vạn dân. Như vậy so với sự gia tăng số lượng giữa năm sau với năm trước thì số lượng đội ngũ trí thức có chiều

hướng gia tăng, tuy nhiên nếu so với sự gia tăng của dân số tỉnh thì tỷ lệ bình quân trí thức hiện nay trên đầu người dân vẫn còn thấp.

Như vậy, tính từ năm 1999 đến nay thì số lượng trí thức tỉnh đã tăng lên nhanh chóng. Những năm gần đây, khi sự phát triển kinh tế đang diễn ra theo xu hướng hội nhập, công nghiệp hóa thì lực lượng trí thức trên địa bàn tỉnh cơ bản đã ổn định và phát triển theo xu hướng ngày càng tăng về số lượng. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi xã hội hóa giáo dục, các loại hình đào tạo như liên thông, chuyên tu, tại chức, từ xa, liên kết mở rộng thì đội ngũ trí thứcđã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tăng nhanh. Tuy nhiên, đứng trước xu thế phát triển mới, kinh tế hội nhập, công nghiệp hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi đội ngũ trí thức cần phải tăng nhiều hơn nữa cả về số lượng và chất lượng. Đây cũng chính là yêu cầu, đòi hỏi và thách thức trong sự nghiệp phát triển đội ngũ trí thức hiện nay, đặc biệt là nguồn nhân lực trí thức có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 36 - 38)