Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
2.3.4. Đội ngũ trí thứctỉnh Hải Dương là lực lượng có vai trò quan trọng, quyết định trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, nâng cao
trọng, quyết định trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực tiễn đã chứng minh, sự phát triển nền kinh tế xã hội hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có những con người hiện đại, có năng lực cao và phẩm chất đạo đức tốt. Hải Dương cũng vậy, trong thời đại hiện nay đó cũng là một yêu cầu to lớn đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng không những trong giai đoạn trước mắt mà còn về lâu dài, mà trước hết đó là sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.
Đội ngũ trí thức tỉnh có vai trò quan trọng và trách nhiệm lớn lao trong việc đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để tạo ra những con người có năng lực cao và đạo đức tốt, xây dựng con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập, có đạo đức trong sáng, lành mạnh đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới.
Trong tổng số đội ngũ trí thức trong toàn tỉnh, thì đội ngũ trí thức trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chiếm trên 50%. Tập trung trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Quy mô giáo dục ngày càng phát triển. Năm 2010, tỉnh Hải Dương đã có 11 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị xã và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và các trường trung cấp sư phạm mầm non, trường trung cấp kinh tế - kĩ thuật, trường trung cấp y tế, trường trung cấp nghề. Ngoài ra trong địa bàn tỉnh còn có các trường đại học ( Đại học Sao Đỏ, Đại học Thành Đông, Đại học Y tế kĩ thuật Hải Dương), và một số trường đang được nâng cấp từ cao đẳng lên thành trường đại học như Cao đẳng sư phạm
Hải Dương, Cao đẳng Hàng giang, Cao đẳng kinh tế kĩ thuật Hải Dương, Cao đẳng Khách sạn và du lịch Hải Dương với quy mô đào tạo ngày càng mở rộng nhanh chóng.
Chất lượng giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng thực chất hơn. Tỷ lệ trẻ đi mẫu giáo, học sinh tiểu học tăng khá, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 99,5%. Tỉnh đã được công nhận là đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến đến phổ cập giáo dục trung học phổ thông, trường lớp xây dựng khang trang; đào tạo nghề tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng. Xã hội hóa đào tạo nghề được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Năm học 2010 – 2011, tỉnh Hải Dương có 72 em học sinh đạt giải cấp quốc gia, các đội tuyển đều có giải chính thức, trong đó có 2 đội đạt thành tích xuất sắc nhất là đội tuyển môn lịch sử với 2 giải nhất, 4 giải nhì và 2 giải ba; và đội tuyển môn toán với 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba. Kết quả này đã phản ánh sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự cố gắng vươn lên của học sinh để giành thành tích cao trong công tác giảng dạy học tập. Điều đó cho thấy công tác giáo dục, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài được tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm.
Từ những điều kiện phát triển tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương, đội ngũ trí thức đã có những chuyển biến theo chiều hướng phát triển ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi trình độ của đội ngũ trí thức tỉnh nhà phải được nâng cao, cả về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, vi tính. Nhưng trên thực tế hiện nay, công tác bồi dưỡng trau dồi, nâng cao trình độ khoa học chuyên môn vẫn còn hạn chế, tỷ lệ cán bộ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp trước yêu cầu đổi mới. Trình độ ngoại ngữ vi tính vẫn rất hạn chế, đặc biệt là đội ngũ trí thức có độ tuổi từ 45 trở lên, phổ biến ở các xã phường. Sự phân bố đội ngũ trí thức trong nội bộ ngành vẫn còn những bất cập, tỷ lệ trí thức trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất ít. Sự phân bố trong các lĩnh vực
công tác vẫn có những bất cập, như trí thức trong các đơn vị nghiên cứu, quản lý khoa học còn rất thấp. Tỷ lệ cán bộ trẻ có trình độ còn ít, bố trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng tốt với nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh Hải Dương.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó của tỉnh Hải Dương, đặt ra những yêu cầu mang tính cấp thiết để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức hiện nay. Bên cạnh đó, căn cứ vào thực trạng đội ngũ trí thức để có những giải pháp phù hợp, hiệu quả trong việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức, nhằm khai thác một cách hiệu quả các tiềm lực của tỉnh, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những thành tựu to lớn.
CHƯƠNG III