Đội ngũ trí thức Hải Dương là nguồn nhân lực lao động cao, trực tiếp thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 52 - 55)

Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3.3. Đội ngũ trí thức Hải Dương là nguồn nhân lực lao động cao, trực tiếp thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trực tiếp thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tỉnh ta đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là công việc có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của tỉnh, là nhiệm vụ trung tâm của thời kì đổi mới. Trước những đòi hỏi lớn lao đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là đội ngũ các nhà khoa học trong tỉnh phải đóng vai trò động lực đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tiếp nhận việc chuyển giao khoa học công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong những năm vừa qua, lãnh đạo tỉnh Hải Dương luôn xác định công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và xã hội hóa công tác khoa học công nghệ là sự cần thiết thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong đó Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh là đơn

vị làm nòng cốt trong lĩnh vực này. Để phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể: như Chỉ thị số 15 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật tỉnh; Chương trình số 27 của tỉnh ủy về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó càng khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ trí thức tỉnh nhà trong công cuộc đổi mới. Liên hiệp hội và các hội thành viên với vai trò và chức năng của mình đã tiến hành nghiên cứu, triển khai và ứng dụng nhiều đề tài, công trình nghiên cứu phong phú đa dạng, đáp ứng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Từng bước phát triển khoa học công nghệ trở thành nền tảng, động lực gắn liền với các mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học công nghệ đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản chủ lực. Áp dụng thành công sản xuất các giống lúa mới, giống cây nông nghiệp mới tại địa phương. Một số loại cây lâu năm như vải, nhãn, ổi được lai tạo và nhân giống cho năng suất chất lượng cao, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong chăn nuôi thực hiện chương trình cải tạo đàn gia súc địa phương bằng lai tạo với những nhóm trâu, bò Braxin, Zêbu. Đã tuyển chọn và đưa vào nuôi những loại lợn lai và gà các loại có giá trị. Tiến bộ trong thức ăn chăn nuôi kết hợp với tiến bộ về giống đã tạo ra năng suất, chất lượng, rút ngắn thời gian nuôi, tăng nhanh hệ số quay vòng trong chăn nuôi.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện đồng bộ trên diện tích rộng của toàn tỉnh, trên cơ sở ứng dụng giống mới, giống lai với phương thức canh tác tiên tiến, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, làm cho năng suất của nhiều loại cây

trồng, vật nuôi tăng lên. Sản xuất các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 3000 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Tốc độ tăng trưởng bình quân là 23%/năm trong đó công nghiệp tăng 32% [29, tr.14]. Đã tập trung phát triển công nghiệp, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và thu hút các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Đây chính là kết quả của việc đổi mới một số công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tích cực ứng dụng năng lượng mới, năng lượng mặt trời để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt. Từng bước tiếp thu công nghệ mạ trong vá đắp, phục chế các chi tiết máy bị mài mòn trong các ngành công nghiệp chế biến. Áp dụng công nghệ tự động hóa đối với một số khâu quan trọng có yêu cầu cao về trình độ chính xác như đánh bóng sản phẩm, phân loại hạt trong công nghệ chế biến. Thiết kế và chế tạo các trang thiết bị hóa một số khâu quan trọng trong các dây chuyền chế biến nông sản của tỉnh. Bên cạnh đó đội ngũ trí thứccủa tỉnh Hải Dương không ngừng tham gia nghiên cứu, khảo sát các chương trình về sử dụng tài nguyên đất và nguồn nước một cách khoa học, hợp lý, làm cơ sở cho sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại.

Từ những kết quả nghiên cứu và đưa vào thực tiễn đời sống các đề tài chương trình nghiên cứu của đội ngũ trí thức tỉnh trong lĩnh vực công – nông nghiệp đã tác động rất lớn đến hiệu quả, năng suất của sản xuất kinh doanh. Kinh tế từng bước chuyển dịch tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong đó tỷ trọng ngành nông – lâm - ngư giảm từ 30% năm 2003 xuống còn 23% vào năm 2010; công nghiệp – xây dựng tăng từ 41% năm 2003 lên 45,3% năm 2010; dịch vụ tăng từ 29% năm 2003 lên 31,7% năm 2010.

Những kết quả đạt được trên đây đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Qua đó càng khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ trí thức, đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, để khai thác có hiệu quả hơn những thế mạnh của tỉnh đòi hỏi đội ngũ trí thức trong

các lĩnh vực cần phát huy hơn nữa vị thế của mình trong nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh hải dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w