Tác dụng dược lý và cơ chế

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 37 - 66)

II. Thuốc trấn tĩnh tác dụng nhẹ

1.1. Tác dụng dược lý và cơ chế

Ether có tác dụng gây mê, và giãn cơ. Các thuốc gây mê ngăn cản dẫn truyền tại synap thần kinh (đặc biệt là vùng đồi thị) chủ yếu bằng cách ức chế giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và ngăn cản tương tác của nó với các thụ thể sau synap. Ether tương đối dễ tan trong máu. Nồng độ ở phế nang sau khi hít vào đạt độ gây mê chậm, nên khởi mê chậm và tỉnh lại cũng chậm.

1.2. Dược động học

Thuốc phân bố đầu tiên vào các cơ quan có lưu lượng máu cao (não, tim, gan và thận) và sau đó vào các cơ quan ít được cung cấp máu hơn (da, sừng và mỡ). Khoảng 2 - 3% lượng thuốc được chuyển hóa trong gan thành acetaldehyd, alcol, acid acetic và carbon dioxyd, 85 - 90% lượng hít vào vẫn ở dạng ban đầu khi thải qua phổi. Các chất chuyển hóa được thải ra qua nước tiểu.

1.2. Liều lượng và cách gây mê

Để gây mê có thể sử dụng các thiết bị khác nhau như máy gây mê nửa hở, máy gây mê kín hồn tồn. Với tiểu gia súc có thể gây mê bằng cách cho vào buồng kín (chụp thủy tinh, buồng gỗ, túi nilon…) có diện tích bề mặt bốc hơi rộng để ether bốc hơi được nhanh, rồi dùng vải gạc thấm ether đặt vào trong.

Liều lượng ether dùng gây mê rất khó xác định chính xác. Q trình mê, phụ thuộc vào nồng độ ether trong khơng khí mà gia súc hít vào. Nồng độ này càng cao thì mê càng nhanh. Tế bào thần kinh bị tê liệt tạm thời ở nồng độ tối thiểu của ether trong khơng khí là 0,10 - 0,13% thể tích của khối khí gia súc hít vào.

Cần phải điều chỉnh nồng độ ether trong khơng khí ở một phạm vi đủ để duy trì mê sâu nhưng khơng gây ngộ độc. Phạm vi đó gọi là “vùng nồng độ ether” hay “phạm vi mê ether”.

Khi đạt được đủ nồng độ mê như trên, con vật sẽ có biểu hiện mê: các cơ hồn tồn giãn ra (mất trương lực). Mất phản xạ mi mắt hoàn toàn, đồng tử mắt co nhỏ lại. Tim có tăng hoạt động nhưng khơng có biểu hiện rối loạn, con vật thở đều.

Dùng ngoài: sử dụng trực tiếp ether để gây tê bề mặt, giảm đau cục bộ.

1.3. Chỉ định, chống chỉ định

Chỉ định: khởi mê và duy trì mê trong phẫu thuật (mất nhận thức và phản xạ có hồi phục).

Chống chỉ định: đái tháo đường, suy thận, các bệnh về gan nặng.

Trạng thái sốt có thể gây co giật, đặc biệt ở gia súc non và gia súc đã từng dùng atropin.

Cần thận trọng: gia súc non đang sốt sử dụng ether làm tăng nguy cơ gây co giật và chết. Nếu bị co giật phải ngừng ngay ether và đắp khăn ướt để giảm thân nhiệt cho gia súc. Nên tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc thiopental liều thấp cho đến khi ngừng cơn co giật.

1.4. Tác dụng không mong muốn

Sau phẫu thuật, nơn và buồn nơn, kích thích đường hơ hấp, tiết nhiều đờm rãi dễ gây biến chứng hô hấp.

Thời gian khởi mê kéo dài, nên dễ có các biến chứng nguy hiểm, như co thắt thanh quản, thậm chí ngừng tim. Gây mê sâu sẽ ức chế hơ hấp, gây mê nơng có thể có ngừng thở và gây ho nếu hít vào q nhanh.

Tiêu hóa: Giảm nhu động dạ dày - ruột, thuốc gây tăng tiết nước dãi và nước mắt.

Quá liều: Triệu chứng đầu tiên là suy hơ hấp và sau đó ngừng tim.

1.5. Tương tác thuốc

Khi gây mê cho gia súc bằng ether có thể bị loạn nhịp tim nếu dùng adrenalin và noradrenalin trừ khi dùng liều rất thấp. Nên dùng atropin để phịng nhịp tim chậm.

Chú ý: khơng dùng ether cho gia súc sắp mổ thịt do thịt có mùi ether khá lâu.

Khơng dùng cho gia súc có bệnh đường hơ hấp. Đề phịng cháy, nổ khi dùng ether.

2. Chloroform (CHCl3)

Là dung dịch có mùi hắc, vị cay, khó tan trong nước (1/130), nhưng dễ tan trong cồn, ether, dễ bị oxy hóa trong khơng khí tạo thành chất độc. Cần bảo quản trong lọ màu.

2.1. Tác dụng dược lý

Thuốc có độc tính cao hơn ether. Có tác dụng gây mê, các giai đoạn mê cũng giống như khi gây mê bằng ether. Con vật mê nhanh hơn và mê sâu hơn. Phạm vi mê hẹp, nồng độ 1% thể tích khơng khí đã gây mê, nhưng nồng độ 1,6% đã có thể làm liệt tim và liệt hô hấp.

Ngay trong giai đoạn mê, chloroform đã làm liệt các cơ trơn, cản trở hoạt động của trung tâm vận mạch, do đó dễ dàng dẫn tới trụy tim mạch.

Liều cao, gây liệt hô hấp như ether, gây trụy tim mạch, gây rối loạn hoạt động của gan, giảm tiết mật. Có thể hạn chế hậu quả này bằng cách tiêm dung dịch glucoza.

2.2. Ứng dụng điều trị

Trong thú y chỉ dùng cho ngựa và lợn. Khơng dùng cho lồi nhai lại dễ bị chướng hơi nguy hiểm. Đối với chó, trung tâm hơ hấp rất dễ bị liệt, mèo có phản ứng kích thích mạnh mẽ khi dùng chloroform.

Chú ý: khơng dùng cho gia súc bị bệnh tim mạch và gia súc sắp mổ thịt.

3. Halothan

Tên chung quốc tế: Halothane

Thuốc cịn có tên khác fluothan. Là dung dịch khơng màu, có mùi gần như chloroform, tan rất ít trong nước, khơng cháy, khơng nổ, dễ bay hơi, khơng gây kích ứng niêm mạc. Khi ra ánh sáng bị biến chất tạo thành các acid bay hơi.

Vì có chất ổn định là thymol khơng bay hơi, nên chất này đọng lại trong bình bốc hơi và sau một thời gian sẽ làm phần thuốc còn lại trở thành màu vàng. Không được sử dụng những dung mơi của halothan đã biến màu.

Halothan có thể hịa lẫn với ethanol tuyệt đối, cloroform, ether, tricloroethylen và các dung môi béo khác.

3.1. Tác dụng dược lý

Thuốc có tác dụng gây mê tốt, thời kỳ khởi mê dịu và nhanh, tỉnh nhanh. Tuy nhiên, phạm vi an tồn khơng rộng.

Trên tuần hoàn: thuốc gây hạ huyết áp do trực tiếp gây ức chế co bóp tim, làm giảm nhịp tim và làm giãn mạch.

Trên cơ quan hô hấp: halothan ức chế trung tâm hô hấp, làm nhịp thở nhanh và nông, lưu lượng hô hấp giảm.

Trở ngại lớn nhất khi dùng halothan là gây viêm gan sau khi dùng thuốc khoảng 2-5 ngày con vật có sốt, chán ăn, nơn. Ngun nhân do có 30% halothan chuyển hóa thành gốc tự do chlorotrifluoroethyl gây độc cho tế bào gan. Vì vậy khơng được dùng halothan 2 lần trong vòng 3 tháng.

3.2. Dược động học

Halothan là một thuốc mê bay hơi, được hấp thu ở các phế nang.

Thuốc tan tương đối ít trong máu, do đó nồng độ thuốc trong máu và phế nang đạt được cân bằng nhanh.

Khoảng 80% liều dùng được thải trừ qua phổi ở dạng khơng biến đổi. Số cịn lại bị oxy hóa ở gan hoặc bị khử trong trường hợp giảm oxygen mô và được thải trừ qua thận.

Các chất chuyển hóa chính là acid trifluoroacetic acid và các muối bromid, clorid, fluorid tùy theo cách chuyển hóa. Nồng độ đỉnh của các chất chuyển hóa đạt được trong cơ thể vào khoảng 24 giờ sau khi gây mê và việc thải trừ qua thận kéo dài đến một tuần sau.

Do có ái lực với lipid, nên halothan biến mất (gần như hoàn toàn) khỏi máu sau khi thuốc chuyển vào các mô (đặc biệt là các mơ mỡ). Các mơ mỡ có ái lực mạnh với halothan nên tránh được sự tích lũy halothan trong máu tuần hồn, thậm chí sau một trường hợp gây mê kéo dài.

3.3. Ứng dụng điều trị

Dùng gây mê tốt cho nhiều lồi gia súc như ngựa, trâu, bị, chó, mèo, lợn,…

Chỉ định

Gây mê đường hơ hấp.  Chống chỉ định

Tiền sử có sốt hoặc vàng da không rõ nguyên nhân sau khi gây mê bằng halothan “chống chỉ định tuyệt đối”.

Trong vòng 3 tháng sau gây mê bằng halothan thì chưa nên dùng lại, trừ khi thật cần thiết. Không nên gây mê bằng halothan trong sản khoa trừ trường hợp cần giãn tử cung.

3.4. Liều lượng và cách gây mê

Dùng thiết bị mê tốt, và tiết kiệm được thuốc, nồng độ thuốc 2 - 4% thể tích đã bắt đầu mê. Tiếp theo, duy trì nồng độ 0,8 - 1,2% thể tích là tốt (với ether phải duy trì nồng độ 4% thể tích, cịn chloroform 1,5%). Có nghĩa là halothan tác dụng gấp 1,5 - 2 lần chloroform, gấp 4 lần thể ether. Nếu có dùng phối hợp morphine, thì nồng độ thể tích chỉ cần 0,4 - 0,5% là đủ duy trì mê, cịn phối hợp barbiturate thì cần nồng độ thể tích 0,2 - 1,2%. Với thiết bị mê kín, dùng liều cho ngựa 40 - 60ml, chó mèo khoảng 10ml, con vật sẽ mê trong nửa giờ. Sau khi ngừng cho thuốc 30 - 60 phút, gia súc đứng dậy được, khơng có dấu hiệu bất thường sau khi mê.

Với chó có thể phối hợp thêm morphine, cịn với các động vật khác có thể phối hợp thêm các dẫn xuất của barbiturate.

Halothan là thuốc mê đảm bảo nhất hiện nay, để phịng rối loạn nhịp tim, có thể dùng thêm atropin. Hoặc đề phịng hạ huyết áp, có thể dùng thêm các thuốc tác dụng trấn tĩnh loại phenothiazine làm thuốc tiền mê với liều thấp.

3.5. Tương tác thuốc

Adrenalin hoặc noradrenalin: Rối loạn nhịp tim (rung tâm thất) có thể xảy ra khi tiêm adrenalin trong lúc gây mê halothan. Cần hạn chế tối đa liều adrenalin không quá 1/10 ống adrenalin 1mg pha với 10ml nước cất tiêm.

Morphin: Halothan tăng tác dụng làm suy giảm hô hấp của morphin.

A2. Thuốc gây tê

Thuốc tê là những thuốc khi đưa vào cơ thể với một nồng độ thích hợp có khả năng ngăn chặn sự dẫn truyền xung động thần kinh và tạm thời làm mất cảm giác của một cùng cơ thể, trong khi chức phận vận động khơng bị ảnh hưởng.

Thuốc tê có tác dụng lên bất cứ phần nào của cấu trúc dây thần kinh, cũng như mọi loại sợi dây thần kinh. Do đó nó ảnh hưởng đến các chức năng của thần kinh cảm giác, cũng như thần kinh tự chủ.

Thuốc tê kích thích các dịng ion di chuyển ở sợi thần kinh và ở mô cơ tương tự nhau, nên thuốc tê khơng chỉ gây tác động trên thần kinh, mà cịn tác động đáng kể lên cả các tổ chức mô cơ.

Một thuốc tê tốt phải đảm bảo các điều kiện sau:

2) Thời gian khởi tê ngắn, thời gian tác dụng thích hợp (thờng là khoảng 60 phút).

3) Khơng độc, khơng kích thích mơ và khơng gây dị ứng.

4) Tan trong nớc, vững bền dới dạng dung dịch, khử khuẩn xong vẫn cịn hoạt tính.

5) Tác dụng tê có thời gian nhất định. Sau thời gian gây tê, tổ chức mô cũng như tổ chức thần kinh, dây thần kinh được phục hồi hoàn toàn.

Dựa vào cấu trúc hóa học thuốc tê được chia ra làm 4 loai: Nhóm esters:

Đại diện của nhóm này là cocaine, (procain) novocaine. Nhóm amides :

Đại diện của nhóm này có lidocaine, dibucaine.

Nhóm ether : - O -

Đại diện nhóm này có promoxine Nhóm xetone :

Đại diện nhóm này có dyclonine.

1. Novocaine

1.1. Tính chất lý hóa học

Novocain được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học (1905), là chất kết tinh không màu, không nùi. Novocain là chất dễ hỏng lúc tiếp xúc với tanin, các chất kiềm mạnh, các chất oxy hóa mạnh và muối của kim loại nặng. Novocain là thuốc thuộc nhóm chất độc bảng B.

1.2. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng

Tác dụng chủ yếu của novocain là tác dụng gây tê các đầu mút thần kinh cảm giác, do đó có tác dụng găn cản sự dẫn truyền các kích thích đau từ cục bộ đó về thần kinh trung ương. Kết quả là làm giảm đau cục bộ trong một thời gian nhất định.

Novocain không được hấp thu qua niêm mạc, nên không dùng để gây tê bề mặt (dùng xoa, bôi lên niêm mạc). Novocain thường được sử dụng trong các trường hợp gây tê sau:

Gây tê thẩm thấu: là cách tiêm thẳng novocain vào mô gây tê.

Gây tê vùng (gây tê thấm) là phương pháp tiêm novocain vào dưới da, vừa bơm thuốc vừa rút kim theo các nhánh vào tận cùng của thần kinh.

Gây tê phóng bế: là phương pháp tiêm dung dịch thuốc tẳng vào dây thần kinh hoặc khoảng giữa các dây thần kinh, hay đám rối thần kinh riêng biệt chi phối cho vùng định phẫu thuật. O C O C NH O C O

Trong cơ thể, novocain biến đổi nhanh nên ít gây ngộ độc tồn thân, an tồn do vậy nó được sử dụng rộng rãi.

Khi sử dụng novocain nên có những chú ý sau:

Trong cơ thể, novocain bị phân hủy thành PABA (para aminobenzoic acid), do vậy nó đối kháng cạnh tranh làm mất tác dụng của sulfamid. Do vậy, trong điều trị không sử dụng hai loại thuốc này cùng lúc.

Để kéo dài tác dụng của novocain, người ta thường sử dụng phối hợp với các thuốc có tác dụng co mạch quản ngoại biên như adrenalin. Ta có thể phối hợp với adrenalin: cho 10 - 40 gọt adrenaline 0,1% vào 100ml novocain sẽ kéo dài thời gian tác dụng của novocain lên 3 - 5 lần. Hoặc cũng có thể phối hợp với các thuốc khác như rượu, phenol,…

Ngồi ra người ta cịn pha novocain trong dầu (dầu lạc tinh kiết) cũng có tác dụng kéo dài thời gian tê. Ví du: pha thuốc trong dầu lạc có nồng độ 2 - 10% thì thời gian gây tê kéo dài được trên 10 giờ.

Bình thường thời gian bắt đầu tê từ 10 - 15 phút sau khi cho thuốc, và thời gian tê kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ. Tuy nhiên, thời gian này còn chịu ảnh hưởng của liều lượng thuốc.

1.3. Ứng dụng điều trị

Dùng novocain để gây tê, giảm đau trong các trường hợp:

Gây tê thấm: tiêm dưới da nơi cần phẫu thuật hoặc cần giảm đau. Trường hợp này dùng dung dịch 0,25%.

Gây tê dây thần kinh: phương pháp này thường dùng để chẩn đoán bệnh què của gia súc hoặc dùng để gây tê lúc cần phẫu thuật ở chân gia súc. Trường hợp này thường dùng dung dịch 3 - 6% tiêm trực tiếp vào dây hoặc cạnh dây thần kinh.

Phong bế bằng novocain: tiêm dung dịch novocain 1 - 3% vào xoang ngồi màng cứng cột sống ở vị trí hơng khum, phương pháp này gọi là saccaralis cao. Hoặc tiêm thuốc vào vị trí khum đi phương pháp này gọi là saccaralis thấp. Mục đích của gây tê cột sống là giảm đau vùng xoang chậu, vùng âm hộ và chi sau.

Novocain còn được dùng phối hợp với một số thuốc kháng sinh để kéo dài thời gian sử dụng của thuốc. Ví dụ: procaine benzylpenicilline là một hỗn hợp giữa procain với benzylpenicilline, thuốc này cịn gọi là penicilline chậm thời gian có thể kéo dài được 24 giờ.

2. Lidocaine

2.1. Dược lý và cơ chế tác dụng

Lidocaine là thuốc tê tại chỗ, thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion Na+, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động

dẫn truyền xung động thần kinh. Lidocaine hiện được dùng rộng rãi nhất, gây tê nhanh hơn, mạnh hơn, rộng hơn và thời gian dài hơn so với novocain cùng nồng độ. Lidocaine được chọn dùng cho người mẫn cảm với thuốc tê loại este. Lidocaine có phạm vi ứng dụng rộng rãi làm thuốc gây tê, có hiệu lực trong mọi trường hợp cần một thuốc gây tê có thời gian tác dụng trung bình.

Lidocaine là thuốc chống loạn nhịp, chẹn kênh Na+, được dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất.

2.2. Dược động học

Lidocaine hấp thu tốt khi uống (35 ± 11%), nhưng bị chuyển hóa bước đầu ở gan, do đó lidocaine kém hiệu quả khi uống để điều trị loạn nhịp tim. Có thể duy trì nồng độ điều trị của lidocaine trong huyết tương bằng tiêm bắp cách quãng, nhưng đường tiêm tĩnh mạch được ưa dùng hơn.

Các chất chuyển hóa glycin xylidid (GX) và mono - ethyl GX có tác dụng chẹn kênh Na+ yếu hơn lidocaine. Nồng độ lidocaine trong huyết tương giảm nhanh sau một liều tiêm tĩnh mạch. Hiệu lực của lidocaine phụ thuộc vào sự duy trì nồng độ điều trị trong huyết tương.

Thải trừ: qua nước tiểu khoảng 2% ở dạng ngun chất, cịn lại bịn chuyển hóa

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 37 - 66)