Liều lượng thuốc và tần số cho thuốc

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 32 - 36)

1. Liều lượng thuốc

Liều lượng thuốc có ý nghĩa quyết định hiệu quả điều trị. Liều thuốc đúng là liều thuốc nâng nhanh được nồng độ hữu hiệu của thuốc trong huyết tương đạt được trong phạm vi ngưỡng điều trị. Khi nồng độ đó nâng cao vượt quá ngưỡng điều trị có nghĩa là thuốc đã được dùng quá liều, hoặc tần số đưa thuốc khơng thích hợp. Ngược lại, khi nồng độ thuốc thấp dưới ngưỡng điều trị, có nghĩa là thuốc dùng chưa đủ liều lượng, chưa có tác dụng điều trị.

1.1. Xác định liều lượng theo thời gian

Theo thời gian có những cách xác định liều lượng thuốc như sau: Liều thuốc dùng một lần: là cách tính liều thuốc dùng trong một lần. Liều thuốc dùng trong một ngày: là nói tổng liều thuốc dùng cho cả ngày. Liều thuốc cho cả đợt điều trị: cả đợt điều trị cịn gọi là một liệu trình điều trị. Như vậy, cách nói này có nghĩa là nói tổng liều thuốc dùng cho cả một đợt mấy ngày.

1.2. Xác định liều lượng thuốc theo mức độ tác dụng

Theo cách này người ta xác định các mức liều lượng như sau:

Liều thấp nhất có tác dụng: là liều thuốc ở mức tối thiểu bắt đầu có khả năng gây tác động trên cơ thể, còn gọi là “liều ngưỡng dưới”.

Liều cao nhất có tác dụng: là liều thuốc tối đa có tác dụng trong điều trị cịn gọi là “liều ngưỡng trên”.

Liều độc: là liều thuốc cao hơn “liều ngưỡng trên”, khi dùng liều này có thể có những biểu hiện trúng độc.

Dưới liều điều trị Liều điều trị

Liều cao gây độc

Ngưỡng tác dụng Ngưỡng trúng độc Nồng độ thuốc /HT Thời gian

Sơ đồ 2: Sự ảnh hưởng của liều lượng đến mức độ tác động của thuốc

Liều gây chết trung bình (the median Lethal Dose: LD50): là liều gây chết 50% động vật thí nghiệm

Liều gây chết (the absolute Lethal Dose LD, LD100): là liều gây chết 100% động vật thí nghiệm.

Trong phạm vi giữa liều thấp nhất có tác dụng và liều cao nhất có tác dụng gọi là “phạm vi liều điều trị hay phạm vi liều an toàn”. Như vậy các nhà điều trị, tùy theo tính chất của bệnh, tùy theo kinh nghiệm của mình mà chọn liều lượng tùy ý trong phạm vi đó.

Khi tính liều lượng để đánh giá độ an tồn của thuốc, người ta đưa ra một chỉ số gọi là chỉ số điều trị và chỉ số này được tính như sau:

Chỉ số này càng lớn thì thuốc càng có giá trị và càng an toàn

1.3. Xác định liều lượng theo lồi gia súc

Lồi gia súc khác nhau sẽ có mức phản ứng khác nhau với thuốc. Người ta xác định được mối tương quan liều lượng này như sau: Ngựa (làm chuẩn), nếu liều bằng 1,0 thì các lồi gia súc khác có liều như sau:

Trâu, bị: 1,25 - 1,5 Dê, cừu: 0,25 - 0,30

Lợn: 0,2 - 0,25

Chó: 0,10

Mèo: 0,05

1.4. Xác định liều lượng theo độ tuổi

Gia súc có độ tuổi khác nhau sẽ có phản ứng với thuốc ở mức độ khác nhau, người ta đã xác định được liều lượng trong mối tương quan này như sau:

Ngựa 3-12 tuổi (làm chuẩn), có liều bằng 1,0 thì ngựa ở độ tuổi khác có liều thuốc như sau:

Ngựa 15 tuổi: 0,75

Ngựa 20-25 tuổi: 0,50

Ngựa 19-18 tháng: 0.25

Ngựa 4,5-9 tháng: 0,12

Ngựa 1-4,5 tháng 0,06

Hoặc bị 3 - 8 tuổi có liều 1,0 thì bị tuổi khác có liều như sau:

Bị 10-15 tuổi: 0,75

33 Chỉ số điều trị =

Liều gây chết trung bình Liều điều trị trung bình

Bị15-20 tuổi: 0,50

Bị 1-2 tuổi: 0,50

Bò 0,5-1,0 tuổi: 0,25

Bò 3-6 tháng: 0,12

Bò 3-6 tháng: 0,06.

1.5. Xác định liều theo đường cho thuốc

Đường cho thuốc khác nhau thì mức độ hấp thu và tác dụng của thuốc cũng có sự khác nhau, người ta đã xác định được liều thuốc trong mối tương quan này như sau:

Liều uống (làm chuẩn) bằng 1,0 thì các đường cho thuốc khác có liều như sau: Thụt vào trực tràng: 0,75 - 1,0

Tiêm dưới da: 0,3 - 0,5

Tiêm bắp thịt: 0,3 - 0,5

Tiêm tĩnh mạch: 0,25

Tiêm khí quản: 0,25

Tuy nhiên, cách xác định liều lượng theo những mối quan hệ nói trên chỉ có tính chất tương đối. Liều cụ thể cho mỗi loại sẽ được chỉ dẫn cụ thể. Bởi vì, liều thuốc sử dụng và liệu trình sử dụng thuốc cịn tùy thuộc nhiều yếu tố khác như tình trạng bệnh lý, ý định điều trị của người thầy thuốc.

2. Tần số cho thuốc

Tần số cho thuốc là khoảng cách thời gian giữa các lần cho thuốc vào cơ thể Tần số cho thuốc đúng sẽ đảm bảo việc duy trì một nồng độ hữu hiệu của thuốc trong huyết tương, có nghĩa là duy trì khả năng tác dụng của thuốc.

Tần số cho thuốc không đúng sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau như sau: Tần số thưa: tức thời gian lặp lại giữa các lần cho thuốc dài quá quy định đối với một thuốc cụ thể nào đó, trường hợp này sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu hụt nồng độ thuốc trong huyết tương do vậy làm giảm khả năng điều trị.

Tần số dày: tức thời gian lặp lại giữa các lần cho thuốc ngắn hơn quy định, trường hợp này làm cho nồng độ thuốc tích lũy cao trong huyết tương nên có thể dẫn tới trúng độc.

Thậm chí có những trường hợp mặc dù dùng liều thấp dưới liều diều trị, song do tần số dày nên cũng có thể dẫn tới trúng độc.

CHƯƠNG II – THUỐC TÁC ĐỘNG TỚI HỆ THẦN KINH

 Hệ thần kinh làm nhiệm vụ điều hòa các chức năng trên cơ thể tạo nên một thể thống nhất bên trong cơ thể, cũng như thích ứng với mơi

Hệ thần kinh động vật Hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh động vật gắn các hoạt động của cơ thể với thế giới bên ngồi thơng qua hệ thống cơ vân và hệ xương.

Hệ thần kinh được cấu tạo từ những tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh ngoại vi tiếp nhận các kích thích và dẫn truyền vào trung tâm phân tích. Có hai loại tế bào thần kinh, đó là tế bào thần kinh cảm giác và tế bào thần kinh vận động.

Hệ thần kinh thực vật hoạt động tương đối độc lập với ý thức, thực hiện chức năng thông qua các trung tâm để điều hòa các hệ thống cơ trơn hoạt động như mạch quản, dạ dày, ruột, tử cung,… Cùng với các hormone, chúng điều hòa các chức năng quan trọng của cơ thể.

Các kích thích hưng phấn được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác qua các synap. Sự dẫn truyền này được thực hiện thông qua các chất trung gian dẫn truyền (các mediator hóa học). Như vậy giữa các tế bào thần kinh khơng có một q trình liên tục, chỉ có sự dẫn truyền tiếp xúc. Đầu mút các tế bào thần kinh và các xynap là điểm tác dụng của rất nhiều loại thuốc.

Căn cứ vào tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị, người ta phân thành các nhóm thuốc tác dụng lên cơ quan thần kinh như sau:

 Thuốc tác dụng tới hệ thần kinh trung ương. Có hai nhóm thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương theo hai hướng như sau:

 Nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương  Nhóm thuốc kích thích thần kinh trung ương.  Nhóm thuốc tác dụng tới hệ thần kinh thực vật:

 Nhóm thuốc tác dụng hệ thần kinh giao cảm  Nhóm thuốc tác dụng hệ thần kinh phó giao cảm.  Nhóm thuốc tác dụng tới đầu mút thần kinh:

A- THUỐC ỨC CHẾ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Là các thuốc có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương. Khi dùng liều thích hợp, thuốc sẽ gây ức chế một thời gian nhất định, sau đó cơ thể hồi phục trở lại bình thường. Cịn nếu dùng liều cao sẽ gây nguy hiểm vì cơ thể khơng hồi phục được.

Thuốc ức chế thần kinh trung ương được chia làm 4 nhóm chính:

 Thuốc gây mê

 Thuốc gây tê

 Thuốc ngủ

 Thuốc giảm đau

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w