Các dẫn xuất của acid barbituric

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 46)

Bản thân acid barbituric không phải là thuốc ngủ vì bản thân nó là một acid mạnh dễ phân ly không đi vào được thần kinh nên không gây ngủ. Nhưng từ nó người ta điều chế ra được nhiều thuốc ngủ

khác nhau (cho tới nay đã có khoảng 2.500 dẫn xuất). Căn cứ vào thời gian tác dụng gây ngủ người ta chia làm ba 3 nhóm:

Nhóm các barbiturate có tác dụng gây ngủ dài từ 7 - 8 giờ. Nhóm gây ngủ trung bình từ 4 - 6 giờ.

Nhóm gây ngủ ngắn từ 2 - 4 giờ.

1. Cơ chế tác dụng

Bacbiturate ức chế giải phóng acetylcholin, norepinephrin, glutamate. Nó cũng có tác dụng trên GABA, tuy nhiên mức độ giảm đau tùy thuộc vào liều lượng đường cho thuốc, tuổi, loài vật,...

Thuốc còn làm suy yếu cảm giác ở vùng cỏ não, làm giảm hoạt động của dây vận động và làm giảm đau. Một số bacbiturate như phenobacbital được dùng như một thuốc chống co giật bởi vì chúng làm giảm hoạt động của dây thần kinh vận động. Ngoài ra thì nó còn được xem như một loại thuốc làm giảm sự hoạt động của mắt dẫn đến trạng thái ngủ

Thuốc tác dụng ức chế hệ thống dẫn truyền đi lên vỏ não. Do đó làm giảm các kích thích truyền lên vỏ não. Trong trường hợp đó nếu không có các kích thích ngoại cảnh mạnh, một sự ức chế lan tỏa sẽ xuất hiện ở vỏ não và con vật ngủ. Khi ngủ, trương lực cơ giảm, tim đập chậm, huyết áp hơi giảm. Nếu dùng liều thấp khoảng 1/3 - 1/10 liều ngủ, thuốc sẽ có tác dụng trấn tĩnh, an thần. Tác dụng giảm đau yếu, nhưng nó làm tăng hiệu lực của các thuốc giảm đau nhóm thuốc salicylate và pyrazolone.

2. Dược động học

Tất cả các barbiturate được hấp thu hàn toàn và nhanh chóng ở đường tiêu hóa, chủ yếu là ở dạ dày. Chừng 5 - 7% kết hợp với huyết tương, phần còn lại thẩm thấu vào cơ thể, đến não và gây tác dụng.

Thuốc bị chuyển hóa ở gan bởi hệ thống enzime microsome, các chất chuyển hóa liên hợp với glucoronic rồi được đào thải qua nước tiểu. Các thuốc ngủ ngắn bị chuyển hóa hoàn toàn ở gan, do đó không có tác dụng thứ phát. Các thuốc ngủ trung bình, chuyển hóa ít hơn ở gan và cũng không có tác dụng thứ phát. Các thuốc ngủ dài, phân hủy rất chậm, có tác dụng thứ phát.

Nếu ta kiềm hóa nước tiểu sẽ tăng đào thải chất chuyển hóa.

3. Độc tính

Ở nhiều nước, việc dùng các thuốc nhóm barbiturate trong thú y khá phổ biến. Ở nước ta dùng barbiturate chưa phổ biến trong thú y, chỉ phổ biến trong y tế. Các trường hợp ngộ độc là do: tiêm quá nhanh hoặc dùng thuốc quá liều. Liều gây mê và liều độc chỉ chênh nhau 30 - 50%. LD50 của veronal - Na ở chó là 0,25g/kg; của phenoxibital - Na là 0,2g/kg. Biểu hiện của ngộ độc là con vật mê sâu, hôn mê; phản xạ mất dần; trung tâm hô hấp và các trung tâm tự động ngừng hoạt động làm chó ngạt thở, tuần hoàn hỗn loạn.

Giải độc: loại bỏ chất độc ở đường tiêu hóa nếu cho uống. Khi chưa có biểu hiện rối loạn trí não, có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính, thuốc tẩy ruột. Đồng thời dùng các thuốc kích thích các trung khu thần kinh như picrotoxin.

4. Một số dẫn xuất của barbiturate4.1. Phenobarbitone 4.1. Phenobarbitone

Thuốc còn có tên phenobarbital. Là một chất bột màu trắng, không mùi, hòa tan trong nước, alcohol. Thường được sử dụng ở dạng: viên nén 15 mg, 50 mg, 100 mg; dung dịch tiêm 200 mg/1 ml; dung dịch uống 15 mg/5 ml hoặc viên đạn.

4.1.1. Tác dụng dược lý

Thuốc thuộc nhóm này có thời gian gây ngủ dài. Có tác dụng tốt trong việc giải trừ các cơn động kinh, co giật, ngộ độc strychnin, uốn ván, viêm não,... Có tác dụng trấn tĩnh cho tiểu gia súc như chó mèo. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giải trừ co thắt ruột chính vì vậy mà có tác dụng làm giảm đau bụng.

4.1.2. Dược động học

Thuốc uống được hấp thu chậm ở ống tiêu hóa, có tác dụng sau 10-15 phút. Thuốc gắn vào protein huyết tương (35-45%) và được phân bố khắp các mô nhưng cao nhất là ở não và gan, thuốc qua được nhau thai.

Nếu tiêm tĩnh mạch, tác dụng của thuốc xuất hiện sau 10 phút và đạt mức tối đa trong vòng 30 phút. Tiêm bắp thịt, tác dụng xuất hiện chậm hơn một chút. Dùng theo đường tiêm, phenobarbital có tác dụng kéo dài từ 4 đến 6 giờ.

Phenobarbital được hydroxyl hóa và liên hợp hóa ở gan. Thuốc đào thải chủ yếu theo nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa không có hoạt tính (70%) và dạng thuốc nguyên vẹn (30%); một phần nhỏ vào mật và đào thải theo phân.

Phenobarbital là chất cảm ứng cytochrom P450 mạnh nên có ảnh hưởng đến chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa ở gan thông qua cytochrom P450.

4.1.3. Ứng dụng

Do thuốc tan được trong nước nên thường dùng ở dạng tiêm. Dạng thường dùng là phenobarbitone natrium, liều gây ngủ cho chó: 0,02 - 0,06g/kg; mèo: 0,06g/kg, tiêm bắp. Cho lợn: 0,5g/50kg; ngựa: 0,5 - 0,75g/50kg, tiêm tĩnh mạch. Có thể dùng thuốc này phối hợp với các thuốc gây tê cục bộ trong phẫu thuật ngoại khoa.

4.2. Hexobarbital

Còn có tên là novopan, evipan. Dạng muối thường dùng của nó là hexobarbital natrium. Hexobarbital là chất tinh thể màu trắng, tan ít trong nước, cồn ethylic, muối hexobarbital natrium dễ tan trong nước hơn.

Để gây mê cho ngựa, dùng liều 20mg/kg; bò, lợn có thể dùng liều cao hơn: 35- 45mg/kg. Chó và mèo cũng có thể dùng liều này.

Cách dùng: pha dung dịch 10%, tiêm tĩnh mạch. Thời gian mê khoảng 10- 20phút. Chó và mèo thời gian mê gấp đôi.

Chú ý: sau khi hết mê, ngựa và chó có hơi giãy dua, mèo có triệu chứng kích thích rõ hơn. Nếu dùng phối hợp với chloranhydrate cho ngựa, với morphine cho chó thì tác dụng mê sâu hơn.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 46)