Thuốc tẩy nhuận tràng

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 91)

III. Thuốc tác dụng tới đường tiêu hóa

2. Thuốc tẩy nhuận tràng

Thuốc tẩy là những chất có tác dụng làm lỏng thức ăn trong đường ruột và đồng thời thường làm tăng nhu động ruột, do đó dẽ gây ỉa chảy thải nhanh chóng các chất chứa ra khỏi cơ thể theo đường phân.

Cơ chế tác dụng của thuốc: các thuốc loại này thường được hấp thu trong đường ruột và tồn tại lâu trong đường ruột. Từ dó các tác dụng kéo nước nhiều vào trong ống tiêu hóa (ví dụ như các muối sulphate) làm cho chất chứa lỏng ra, kích thích làm ruột tăng nhu động. Hoặc các thuốc khi đưa vào ruột một khối lượng lớn (ví dụ như dầu paraffin), do khơng được hấp thu sẽ làm tăng chất chứa trong ruột và kích thích ruột co bóp mạnh. Làm tăng nhu động ruột là do các chất chứa kích thích tuyến ruột tiêt nhiều dịch đồng thời kích thích trực tiếp thần kinh tự chủ điều kiển sự vận động của ruột.

Có hai nhóm thuốc tẩy:

Nhóm 1: có tác dụng cản trở hấp thu.

Nhóm 2: có tác dụng kích thích sự hấp thu ở đường ruột.

2.1. Thuốc tẩy có tác dụng cản trở hấp thu

Nhóm thuốc này gồm các muối khó hấp thu, có thể là các chất hồn tồn trung tính nhưng khó hấp thu ví dụ như paraffin nên làm tăng dung tích chất chứa trong ruột, hoặc là các chất có tác dụng thu hút nước vào trong đường ruột, kết quả cũng làm tăng dung tích chất chứa đường ruột như pectin thực vật, thạch agar,...

Các mối khó hấp thu thường dùng như MgSO4 và Na2SO4. Nếu nồng độ các muối này từ đầu ruột non đến cuối trực tràng đạt mức từ 3 - 5% sẽ làm cho áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên, do vậy nước sẽ được thu hút vào ruột nhiều. Chất chứa trong ruột tăng lên sẽ kích thích ruột co bóp mạnh.

Nếu nồng độ muối cao hơn 5% sẽ làm cho áp lực thẩm thấu hai bên màng tế bào niêm mạc ruột chênh lệch nhiều, do đó nước từ tổ chức được kéo vào ruột nhiều. Tác dụng tẩy sẽ diễn ra nhanh nếu đồng thời cho con vật uống nhiều nước.

2.1.1. Natrium sulphate

Là chất kết tinh, màu trắng trong, vị mặn chát dễ tan trong nước, dễ hút ẩm.

a. Tác dụng được lý và cơ chế tác dụng

Khi thuốc này vào ruột sẽ làm cho áp suất thẩm thấu ở ruột cao hơn các nơi khác. Do đó theo cơ chế điều hịa áp suất thẩm thấu, nước sẽ được hút nhiều vào ruột từ các dịch thể của các tổ chức khác nhau. Kết quả là lượng nước ở ruột tăng lên nhanh. Từ đó sẽ kích thích các đầu mút thần kinh niêm mạc ruột, đặc biệt là thần kinh phó giao cảm. Vì thế ruột tăng cường co bóp nhào chộn thức ăn. Mặt khác, do lượng nước tăng ở ruột làm cho các chất chứa mền ra do đó dễ được tống ra ngồi. Ở ruột non thuốc sẽ kích thích mở rộng có vịng oddi (cơ vịng đoạn cuối

ống dẫn mật trước khi đổ vào ruột) do đó làm cho lượng acid mật đổ vào ruột cũng tăng lên và thúc đẩy q trình tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là tiêu hóa hóa mỡ.

Chú ý: nếu dùng liều cao và kéo dài sẽ làm cho cơ thể mất nước nhiều, từ đó có thể làm giảm huyết áp. Hơn nữa các tổ chức bị mất nước sẽ dần tới hậu quả rối loạn trao đổi chất.

b. Ứng dụng điều trị

Natrium sulphate thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

Dùng để kích thích tiêu hóa, tạo nhuận tràng, chống táo bón. Trường hợp này dùng liều thấp.

Dùng để tẩy đường ruột trong các trường hợp tích thức ăn, bội thực, khó tiêu. Trường hợp này thường dùng liều cao.

Dùng để kích thích long đờm trong bệnh viêm phổi mãn tính. Liều lượng:

Ngựa: 200 - 500g

Trâu, bò: 400 - 800g

Dê, cừu: 40 - 100g

Lợn: 25 - 50g

Cách dùng: liều trên đây là liều tẩy, khi cần dùng để gây nhuận tràng hoặc kích thích tiêu hóa thì dùng một nửa liều trên. Thuốc này cho uống một lần vào buổi sáng, sau đó nên cho uống nước thỏa mãn.

2.1.2. Magnesium sulphate MgSO4.7H2O

a) Tác dụng dược lý và cơ chế

Thuốc có tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng giống như Na2SO4, và ngoài ra thuốc nếu cho ở đường tiêm tĩnh mạch thì nó cịn gây ức chế thần kinh trung ương.

b) Ứng dụng điều trị

Magnesium sulphate thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

Dùng để kích thích tiêu hóa, tạo nhuận tràng, chống táo bón. Trường hợp này dùng liều thấp.

Dùng để tẩy đường ruột trong các trường hợp tích thức ăn, bội thực, khó tiêu. Trường hợp này thường dùng liều cao.

Dùng để kích thích long đờm trong bệnh viêm phổi mãn tính. Liều lượng:

Ngựa: 250 - 500g/con

Trâu, bị: 250 - 500g/con

Chó: 10 - 50g/con.

Cách dùng: liều trên đây là liều tẩy, khi cần dùng để gây nhuận tràng hoặc kích thích tiêu hóa thì dùng một nửa liều trên. Thuốc này cho uống một lần vào buổi sáng, sau đó nên cho uống nước thỏa mãn. Trong trường hợp dùng với mục đích an thần thì dùng dung dịch tiêm. Một chế phẩm đang được dùng hiện nay là dung dịch magnesium sulphate 25%, dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Chú ý: không dùng thuốc này cho những con vật đang bị rối loạn hoặc suy yếu chức năng tim mạch.

3. Thuốc cầm ỉa chảy

Ỉa chảy, xét về mặt tích cực, nó là một phản ứng phòng vệ của cơ thể. Tăng nhanh việc thải trừ các chất độc, vi trùng, thức ăn hôi thối ra khỏi cơ thể. Những chất này nếu tích lại lâu ngày trong đường tiêu hóa sẽ sinh ra những chất độc gây nhiễm độc cho cơ thể.

Nhưng ngược lại, nếu ỉa chảy kéo dài sẽ gây tác hại nặng cho cơ thể vì nó làm mất nươc và các chất điện giải của cơ thể. Trong trường hợp đó, máu sẽ đặc lại, tuần hồn rối loạn, có thể bị nhiễm độc acid và rối loạn thần kinh. Trường hợp nặng có thể bị trụy tim mạch và chết.

Do vậy, một nguyên tắc nên chú ý trong điều trị là giai đoạn đầu không nên vội cầm ỉa chảy. Thông thường, trước hết nên cho con vật uống than hoạt tính tính tính liều cao, than hoạt tính tính tính sẽ hấp thu các chất độc, vi trùng gây bệnh. Tiếp theo đó là dùng các thuốc tẩy muối để tẩy sạch các chất có hại trong dạ dày ruột và sau cùng mới dùng các thuốc bào vệ niêm mạc ruột, cầm ỉa chảy.

3.1. Acid tanic

Tại các ổ viêm, các tế bào liên kết, các thể collagen bị trương lên làm tăng khả năng thấm qua, do đó thường gây hiện tượng sưng phù. Thể collagen trong các mạch máu cũng có hiện tượng này, do đó càng làm cho tổ chức viêm sưng to, đau. Các thuốc ăn với nồng độ thấp có tác dụng hạn chế quá trình trên của collagen. Do đó làm giảm hiện tượng sưng tấy ở ổ viêm. Acid tanic là một trong những thuốc có tác dụng này.

Với nồng độ cao, các thuốc ăn sẽ làm kết tủa protein trên bề mặt niêm mạc tạo thành một lớp màng mỏng có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột. Lớp này một mặt ngăn cản sự hấp thu chất độc vào máu, mặt khác bảo vệ niêm mạc ruột khỏi bị kích thích, do vậy giảm nhu động. Các thuốc săn thường dùng trong thú y:

Acid tanic là chất bột vàng, tan nhiều trong nước, rượu, được chiết xuất từ nhiều loại cây, quả khác nhau như ngũ bội tử, sú vẹt, dẻ,… Trong động y sử dụng rất nhiều dược liệu có chứa acid tanic như ổi xanh, chuối xanh, quả hồng xiêm xanh và rất nhiều lá, quả có vị chát khác. Dược liệu có chứa lượng acid tanic cao hơn cả là ngũ bội tử và vỏ quả lựu.

a) Tác dụng dược lý

Có tác dụng kết tủa protein, kết tủa với hấu hết các alkaloid và với nhiều kim loại nặng. Các sản phẩm kết tủa này khơng tan trong nước. Do làm đơng vón protein nên có tác dụng sát khuẩn, cầm máu cục bộ và làm săn tổ chức. Ngay với nồng độ rất lỗng cũng có thể làm protein mất hoạt tính, làm giảm sự trương nở của các thể collagen, do vậy làm cho các tổ chức co teo lại. Acid tanic có tác dụng cản trở q trình thối rữa của tổ chức.

Acid tanic thường được dùng ở dạng dung dịch 5 - 10%, hoặc dạng thuốc mỡ để điều trị các vết loét, các thể exzema ướt. Nhưng cần chú ý chỉ sử dụng trên phạm vi cục bộ hẹp, vì nếu dùng trên diện rộng sẽ có một phần acid tanic được hấp thu gây độc cho cơ thể.

b) Ứng dụng điều trị

Dùng trong điều trị bệnh ỉa chảy do các nguyên nhân khác nhau, kể cả ỉa chảy do nhiễm trùng. Hoặc dùng ngoài da (dung dịch 5 - 10% hoặc dạng pommad) để điều trị vết loét, exzema ướt.

Liều lượng cho uống:

Ngựa, trâu, bò: 10 - 25g/kgP Bê, nghé, lợn: 1 - 5g/kgP

Chó, mèo: 0,05 - 0,3g/kgP.

Trong lâm sàng thường dùng các chế phẩn acid tanic giải phóng từ từ để bảo đảm cho acid tanic có mặt và gây tác động đến tận các đoạn ruột cuối. Vì nếu dùng acid tanic thì ngay từ đoạn đầu ruột non, nó đã bị phân hủy thành acid galic và glucoza, do vậy hiệu quả điều trị không cao bằng các chế phẩn chậm.

Chế phẩm thường dùng là tanalbumin, liều dùng tương tự như acid tanic. Trong thực tế có thể dùng quả hồng xiêm xanh, vỏ quả lựu, chuối tiêu xanh,… thái nhỏ (không dùng dao sắt, thép mà nên dùng dao không rỉ inox để cắt) ngâm nước hoặc sắc cho gia súc uống.

3.2. Than hoạt tính

Tính chất lý, hóa

Than hoạt tính (Activated chacoal) - là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vơ định hình, một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit (ngồi carbon thì phần cịn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát). Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngồi rất

lớn, nếu tính ra đơn vị khối lượng thì là từ 500 đến 2500m2/g do vậy mà nó là một chất lý tưởng dùng để lọc hút nhiều loại hóa chất.

Than hoạt tính là loại than được xử lý từ nhiều nguồn vật liệu như tro của vỏ lạc (đậu phộng), gáo dừa hoặc than đá. Những nguyên liệu này được nung nóng từ từ trong mơi trường chân khơng, sau đó được hoạt tính hóa bằng các khí có tính ơ xi hóa ở nhiệt độ cực cao. Q trình này tạo nên những lỗ nhỏ li ti có tác dụng hấp thụ và giữ các tạp chất. Theo dược thư Quốc gia Việt Nam thì đây là thuốc thuộc nhóm thuốc giải độc.

Thuốc được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau trong nhân y và trong thú y: Viên nang 250 mg; viên nén 250 mg, 500 mg.

Dạng lỏng: 12,5 g (60 ml); 25 g (120 ml) với dung môi là nước hoặc sorbitol hoặc propylen glycol.

Bột để pha hỗn dịch gói: 15 g, 30 g, 40 g, 120 g, 240 g.  Tác dụng của than hoạt tính

Dược lý và cơ chế tác dụng

Than hoạt tính có thể hấp phụ được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Khi dùng đường uống, than hoạt tính làm giảm sự hấp thu của những chất này, do đó được dùng trong nhiều trường hợp ngộ độc cấp từ đường uống. Ðể có hiệu quả cao nhất, sau khi đã uống phải chất độc, cần uống than hoạt tính càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, than hoạt tính vẫn có thể có hiệu lực vài giờ sau khi uống phải một số thuốc chậm hấp thu do nhu động của dạ dày giảm hoặc có chu kỳ gan - ruột hoặc ruột - ruột. Dùng than hoạt tính nhắc lại nhiều lần làm tăng thải qua phân những thuốc như glycosid trợ tim, barbiturat, salicylat, theophylin.

Than hoạt tính khơng có giá trị trong điều trị ngộ độc acid và kiềm mạnh. Than hoạt tính cũng khơng dùng để giải độc muối sắt, cyanid, malathion, dicophan, lithi, một số dung môi hữu cơ như ethanol, methanol hoặc ethylen glycol, vì khả năng hấp phụ quá thấp.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy than hoạt tính khơng chống ỉa chảy, khơng làm thay đổi số lần đi ngồi, khơng làm thay đổi lượng phân hoặc rút ngắn thời gian ỉa chảy, do vậy không nên dùng than hoạt tính trong điều trị ỉa chảy cấp.

Chúng ta có thể dùng than hoạt tính để làm sạch nước sinh hoạt.

Đặc biệt hiện nay than hoạt tính được ứng dụng để hấp phụ tia đất, một loại tia phóng xạ.

Than hoạt tính khơng được hấp thu qua đường tiêu hóa và được thải nguyên dạng theo phân.

Thuộc tính làm tăng ý nghĩa của than hoạt tính là: nó là chất khơng độc (kể cả một khi đã ăn phải nó), giá thành sản xuất rẻ (được tạo từ gỗ thành than hoạt tính

và từ nhiều phế chất hữu cơ khác, ví dụ: từ vỏ, xơ dừa), và đồng thời cũng xử lý chất thải rất dễ sau khi đã dùng (bằng cách đốt). Nếu như các chất đã được lọc là những kim loại nặng thì việc thu hồi lại, từ tro đốt, cũng rất dễ.

Ứng dụng điều trị

Chỉ định: Ðiều trị cấp cứu ngộ độc do thuốc hoặc hóa chất, như paracetamol, aspirine, atropin, các barbiturat, dextropropoxyphen, digoxin, nấm độc, acid oxalic, phenol, phenylpropanolamin, phenytoin, strychnin và thuốc chống trầm cảm nhân 3 vòng.

Hấp phụ các chất độc do vi khuẩn bài tiết ra ở đường tiêu hóa trong bệnh nhiễm khuẩn.

Phối hợp với một số thuốc khác chữa đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.

Chống chỉ định: Chống chỉ định dùng than hoạt tính khi đã dùng thuốc chống độc đặc hiệu, ví dụ như methionin.

Liều lượng và cách dùng

Ðiều trị ngộ độc cấp:

Dùng khoảng 50 g. Khuấy trong 250 ml nước, lắc kỹ trước khi uống. Có thể dùng ống thơng vào dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng (hoặc biết chậm), thì nhắc lại nhiều lần từ 25 - 50 g, cách nhau từ 4 - 6 giờ. Có thể phải kéo dài tới 48 giờ.

Ðể dễ uống, có thể pha thêm saccarin, đường hoặc sorbitol.  Tương tác thuốc

Than hoạt tính làm giảm hấp thu của nhiều thuốc từ đường tiêu hóa và do vậy tránh dùng đồng thời thuốc điều trị đường uống. Trong xử lý ngộ độc cấp, nên dùng các thuốc phối hợp theo đường tiêm. Than hoạt tính làm giảm tác dụng của các thuốc gây nơn. Nếu có chỉ định, phải gây nơn trước khi dùng than hoạt tính.

IV. Thuốc tác dụng lên hệ tiết niệu1. Thuốc lợi tiểu 1. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là những thuốc có tác dụng tăng sự bài tiết nước tiểu. Cơ chế tăng thải nước tiểu có thể do thận: siêu lọc tăng lên, tái hấp thu giảm đi. Cũng có thể do ngun nhân ngồi thận: sự trương nở các thể colloid, giảm chu trình hydrate hóa, máu bị pha lỗng do hấp thu quá nhiều dịch thể, thay đổi áp suất thẩm thấu.

Thuốc lợi tiểu được dùng nhiều trong các bệnh gây phù nề, tích nước. Một số thuốc thường dùng:

1.1. Diuretin

Diuretin là một hợp chất chứa các thành phần chính là natrium salicylate và theobromine. Là chất dạng bột màu trắng, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm. Dung dịch diuretin có phản ứng kiềm.

a) Tác dụng dược lý

Thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh, tăng bài tiết nước tiểu và các chất cặn bã trong quá trình bệnh lý, thải trừ chất độc và rủa đường tiết niệu.

b) Ứng dụng điều trị

Được sử dụng trong các bệnh gây phù thũng tích nước… trị chứng phù phổi, phù tim, phù thận, trị chứng phù của lợn con. Dùng trong chứng co thắt khí quản, co thắt mạch vịng, mạch não, dùng khi ngộ độc muối ăn, dùng khi bí tiểu tiện,…

Liều lượng:

Ngựa, trâu, bò: 5,0 - 10g/100kg Dê, cừu: 0,5 - 1,0g/10kg

Lợn: 0,5 - 2,0 g/10kg

Chó: 0,1 - 0,5g/kg

Chia 2 - 3 lần, cho uống trong ngày, sau khi ăn.

Chú ý: cũng như nhiều thuốc loại tiểu khác, diuretin được chống chỉ định trong bệnh viêm thận.

1.2. Natrium benzoat

Là muối của acid benzoic. Thuốc có dạng bột kết tinh trắng, hòa tan trong 2 - 3 phần nước ở nhiệt độ 150C. Dung dịch có tính kiềm nhẹ, là dung mơi hòa tan tốt caffein và theobromine.

a) Tác dụng dược lý

Có tác dụng lợi tiểu và sát trùng đường niệu, làm thuận lợi cho sự bài tiết dịch phế quản và làm thông mật.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 91)