Than hoạt tính

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 94 - 96)

III. Thuốc tác dụng tới đường tiêu hóa

3. Thuốc cầm ỉa chảy

3.2. Than hoạt tính

Tính chất lý, hóa

Than hoạt tính (Activated chacoal) - là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vơ định hình, một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit (ngồi carbon thì phần cịn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát). Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngồi rất

lớn, nếu tính ra đơn vị khối lượng thì là từ 500 đến 2500m2/g do vậy mà nó là một chất lý tưởng dùng để lọc hút nhiều loại hóa chất.

Than hoạt tính là loại than được xử lý từ nhiều nguồn vật liệu như tro của vỏ lạc (đậu phộng), gáo dừa hoặc than đá. Những nguyên liệu này được nung nóng từ từ trong mơi trường chân khơng, sau đó được hoạt tính hóa bằng các khí có tính ơ xi hóa ở nhiệt độ cực cao. Q trình này tạo nên những lỗ nhỏ li ti có tác dụng hấp thụ và giữ các tạp chất. Theo dược thư Quốc gia Việt Nam thì đây là thuốc thuộc nhóm thuốc giải độc.

Thuốc được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau trong nhân y và trong thú y: Viên nang 250 mg; viên nén 250 mg, 500 mg.

Dạng lỏng: 12,5 g (60 ml); 25 g (120 ml) với dung môi là nước hoặc sorbitol hoặc propylen glycol.

Bột để pha hỗn dịch gói: 15 g, 30 g, 40 g, 120 g, 240 g.  Tác dụng của than hoạt tính

Dược lý và cơ chế tác dụng

Than hoạt tính có thể hấp phụ được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Khi dùng đường uống, than hoạt tính làm giảm sự hấp thu của những chất này, do đó được dùng trong nhiều trường hợp ngộ độc cấp từ đường uống. Ðể có hiệu quả cao nhất, sau khi đã uống phải chất độc, cần uống than hoạt tính càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, than hoạt tính vẫn có thể có hiệu lực vài giờ sau khi uống phải một số thuốc chậm hấp thu do nhu động của dạ dày giảm hoặc có chu kỳ gan - ruột hoặc ruột - ruột. Dùng than hoạt tính nhắc lại nhiều lần làm tăng thải qua phân những thuốc như glycosid trợ tim, barbiturat, salicylat, theophylin.

Than hoạt tính khơng có giá trị trong điều trị ngộ độc acid và kiềm mạnh. Than hoạt tính cũng khơng dùng để giải độc muối sắt, cyanid, malathion, dicophan, lithi, một số dung môi hữu cơ như ethanol, methanol hoặc ethylen glycol, vì khả năng hấp phụ quá thấp.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy than hoạt tính khơng chống ỉa chảy, không làm thay đổi số lần đi ngồi, khơng làm thay đổi lượng phân hoặc rút ngắn thời gian ỉa chảy, do vậy khơng nên dùng than hoạt tính trong điều trị ỉa chảy cấp.

Chúng ta có thể dùng than hoạt tính để làm sạch nước sinh hoạt.

Đặc biệt hiện nay than hoạt tính được ứng dụng để hấp phụ tia đất, một loại tia phóng xạ.

Than hoạt tính khơng được hấp thu qua đường tiêu hóa và được thải nguyên dạng theo phân.

Thuộc tính làm tăng ý nghĩa của than hoạt tính là: nó là chất khơng độc (kể cả một khi đã ăn phải nó), giá thành sản xuất rẻ (được tạo từ gỗ thành than hoạt tính

và từ nhiều phế chất hữu cơ khác, ví dụ: từ vỏ, xơ dừa), và đồng thời cũng xử lý chất thải rất dễ sau khi đã dùng (bằng cách đốt). Nếu như các chất đã được lọc là những kim loại nặng thì việc thu hồi lại, từ tro đốt, cũng rất dễ.

Ứng dụng điều trị

Chỉ định: Ðiều trị cấp cứu ngộ độc do thuốc hoặc hóa chất, như paracetamol, aspirine, atropin, các barbiturat, dextropropoxyphen, digoxin, nấm độc, acid oxalic, phenol, phenylpropanolamin, phenytoin, strychnin và thuốc chống trầm cảm nhân 3 vòng.

Hấp phụ các chất độc do vi khuẩn bài tiết ra ở đường tiêu hóa trong bệnh nhiễm khuẩn.

Phối hợp với một số thuốc khác chữa đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.

Chống chỉ định: Chống chỉ định dùng than hoạt tính khi đã dùng thuốc chống độc đặc hiệu, ví dụ như methionin.

Liều lượng và cách dùng

Ðiều trị ngộ độc cấp:

Dùng khoảng 50 g. Khuấy trong 250 ml nước, lắc kỹ trước khi uống. Có thể dùng ống thơng vào dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng (hoặc biết chậm), thì nhắc lại nhiều lần từ 25 - 50 g, cách nhau từ 4 - 6 giờ. Có thể phải kéo dài tới 48 giờ.

Ðể dễ uống, có thể pha thêm saccarin, đường hoặc sorbitol.  Tương tác thuốc

Than hoạt tính làm giảm hấp thu của nhiều thuốc từ đường tiêu hóa và do vậy tránh dùng đồng thời thuốc điều trị đường uống. Trong xử lý ngộ độc cấp, nên dùng các thuốc phối hợp theo đường tiêm. Than hoạt tính làm giảm tác dụng của các thuốc gây nơn. Nếu có chỉ định, phải gây nơn trước khi dùng than hoạt tính.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 94 - 96)