Thuốc gây tê

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 41 - 45)

Thuốc tê là những thuốc khi đưa vào cơ thể với một nồng độ thích hợp có khả năng ngăn chặn sự dẫn truyền xung động thần kinh và tạm thời làm mất cảm giác của một cùng cơ thể, trong khi chức phận vận động khơng bị ảnh hưởng.

Thuốc tê có tác dụng lên bất cứ phần nào của cấu trúc dây thần kinh, cũng như mọi loại sợi dây thần kinh. Do đó nó ảnh hưởng đến các chức năng của thần kinh cảm giác, cũng như thần kinh tự chủ.

Thuốc tê kích thích các dịng ion di chuyển ở sợi thần kinh và ở mô cơ tương tự nhau, nên thuốc tê khơng chỉ gây tác động trên thần kinh, mà cịn tác động đáng kể lên cả các tổ chức mô cơ.

Một thuốc tê tốt phải đảm bảo các điều kiện sau:

2) Thời gian khởi tê ngắn, thời gian tác dụng thích hợp (thờng là khoảng 60 phút).

3) Khơng độc, khơng kích thích mơ và khơng gây dị ứng.

4) Tan trong nớc, vững bền dới dạng dung dịch, khử khuẩn xong vẫn cịn hoạt tính.

5) Tác dụng tê có thời gian nhất định. Sau thời gian gây tê, tổ chức mô cũng như tổ chức thần kinh, dây thần kinh được phục hồi hoàn toàn.

Dựa vào cấu trúc hóa học thuốc tê được chia ra làm 4 loai: Nhóm esters:

Đại diện của nhóm này là cocaine, (procain) novocaine. Nhóm amides :

Đại diện của nhóm này có lidocaine, dibucaine.

Nhóm ether : - O -

Đại diện nhóm này có promoxine Nhóm xetone :

Đại diện nhóm này có dyclonine.

1. Novocaine

1.1. Tính chất lý hóa học

Novocain được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học (1905), là chất kết tinh không màu, không nùi. Novocain là chất dễ hỏng lúc tiếp xúc với tanin, các chất kiềm mạnh, các chất oxy hóa mạnh và muối của kim loại nặng. Novocain là thuốc thuộc nhóm chất độc bảng B.

1.2. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng

Tác dụng chủ yếu của novocain là tác dụng gây tê các đầu mút thần kinh cảm giác, do đó có tác dụng găn cản sự dẫn truyền các kích thích đau từ cục bộ đó về thần kinh trung ương. Kết quả là làm giảm đau cục bộ trong một thời gian nhất định.

Novocain không được hấp thu qua niêm mạc, nên không dùng để gây tê bề mặt (dùng xoa, bôi lên niêm mạc). Novocain thường được sử dụng trong các trường hợp gây tê sau:

Gây tê thẩm thấu: là cách tiêm thẳng novocain vào mô gây tê.

Gây tê vùng (gây tê thấm) là phương pháp tiêm novocain vào dưới da, vừa bơm thuốc vừa rút kim theo các nhánh vào tận cùng của thần kinh.

Gây tê phóng bế: là phương pháp tiêm dung dịch thuốc tẳng vào dây thần kinh hoặc khoảng giữa các dây thần kinh, hay đám rối thần kinh riêng biệt chi phối cho vùng định phẫu thuật. O C O C NH O C O

Trong cơ thể, novocain biến đổi nhanh nên ít gây ngộ độc tồn thân, an tồn do vậy nó được sử dụng rộng rãi.

Khi sử dụng novocain nên có những chú ý sau:

Trong cơ thể, novocain bị phân hủy thành PABA (para aminobenzoic acid), do vậy nó đối kháng cạnh tranh làm mất tác dụng của sulfamid. Do vậy, trong điều trị không sử dụng hai loại thuốc này cùng lúc.

Để kéo dài tác dụng của novocain, người ta thường sử dụng phối hợp với các thuốc có tác dụng co mạch quản ngoại biên như adrenalin. Ta có thể phối hợp với adrenalin: cho 10 - 40 gọt adrenaline 0,1% vào 100ml novocain sẽ kéo dài thời gian tác dụng của novocain lên 3 - 5 lần. Hoặc cũng có thể phối hợp với các thuốc khác như rượu, phenol,…

Ngồi ra người ta cịn pha novocain trong dầu (dầu lạc tinh kiết) cũng có tác dụng kéo dài thời gian tê. Ví du: pha thuốc trong dầu lạc có nồng độ 2 - 10% thì thời gian gây tê kéo dài được trên 10 giờ.

Bình thường thời gian bắt đầu tê từ 10 - 15 phút sau khi cho thuốc, và thời gian tê kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ. Tuy nhiên, thời gian này còn chịu ảnh hưởng của liều lượng thuốc.

1.3. Ứng dụng điều trị

Dùng novocain để gây tê, giảm đau trong các trường hợp:

Gây tê thấm: tiêm dưới da nơi cần phẫu thuật hoặc cần giảm đau. Trường hợp này dùng dung dịch 0,25%.

Gây tê dây thần kinh: phương pháp này thường dùng để chẩn đoán bệnh què của gia súc hoặc dùng để gây tê lúc cần phẫu thuật ở chân gia súc. Trường hợp này thường dùng dung dịch 3 - 6% tiêm trực tiếp vào dây hoặc cạnh dây thần kinh.

Phong bế bằng novocain: tiêm dung dịch novocain 1 - 3% vào xoang ngồi màng cứng cột sống ở vị trí hơng khum, phương pháp này gọi là saccaralis cao. Hoặc tiêm thuốc vào vị trí khum đi phương pháp này gọi là saccaralis thấp. Mục đích của gây tê cột sống là giảm đau vùng xoang chậu, vùng âm hộ và chi sau.

Novocain còn được dùng phối hợp với một số thuốc kháng sinh để kéo dài thời gian sử dụng của thuốc. Ví dụ: procaine benzylpenicilline là một hỗn hợp giữa procain với benzylpenicilline, thuốc này cịn gọi là penicilline chậm thời gian có thể kéo dài được 24 giờ.

2. Lidocaine

2.1. Dược lý và cơ chế tác dụng

Lidocaine là thuốc tê tại chỗ, thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion Na+, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động

dẫn truyền xung động thần kinh. Lidocaine hiện được dùng rộng rãi nhất, gây tê nhanh hơn, mạnh hơn, rộng hơn và thời gian dài hơn so với novocain cùng nồng độ. Lidocaine được chọn dùng cho người mẫn cảm với thuốc tê loại este. Lidocaine có phạm vi ứng dụng rộng rãi làm thuốc gây tê, có hiệu lực trong mọi trường hợp cần một thuốc gây tê có thời gian tác dụng trung bình.

Lidocaine là thuốc chống loạn nhịp, chẹn kênh Na+, được dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất.

2.2. Dược động học

Lidocaine hấp thu tốt khi uống (35 ± 11%), nhưng bị chuyển hóa bước đầu ở gan, do đó lidocaine kém hiệu quả khi uống để điều trị loạn nhịp tim. Có thể duy trì nồng độ điều trị của lidocaine trong huyết tương bằng tiêm bắp cách quãng, nhưng đường tiêm tĩnh mạch được ưa dùng hơn.

Các chất chuyển hóa glycin xylidid (GX) và mono - ethyl GX có tác dụng chẹn kênh Na+ yếu hơn lidocaine. Nồng độ lidocaine trong huyết tương giảm nhanh sau một liều tiêm tĩnh mạch. Hiệu lực của lidocaine phụ thuộc vào sự duy trì nồng độ điều trị trong huyết tương.

Thải trừ: qua nước tiểu khoảng 2% ở dạng ngun chất, cịn lại bịn chuyển hóa trước khi thải trừ.

2.3. Chỉ định

Gây tê tại niêm mạc trước khi khám, đặt thiết bị kỹ thuật, hoặc tiến hành các thủ thuật khác và để làm giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh. Dùng gây tê lớp và gây tê phong bế thần kinh.

Tiêm để điều trị cấp tính các loạn nhịp thất sau nhồi máu cơ tim hoặc trong khi tiến hành các thao tác kỹ thuật về tim như phẫu thuật tim hoặc thông tim.

 Một số cách gây tê bằng lidocaine

Gây tê tại chỗ niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản và đường niệu - sinh dục: Bôi trực tiếp dung dịch lidocaine hydroclorid (2% - 10%).

Gây tê từng lớp: Tiêm trực tiếp vào mô lidocaine hydroclorid (0,5% - 1, liều lidocaine 4,5mg/kg.

Gây tê phong bế vùng: Tiêm dưới da dung dịch lidocaine hydroclorid với cùng nồng độ và liều lượng như gây tê từng lớp.

Gây tê phong bế thần kinh: Tiêm dung dịch lidocaine vào dây thần kinh (liều 6mg/kg), gần dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh ngoại vi có tác dụng gây tê rộng hơn so với những kỹ thuật trên.

2.4. Chống chỉ định

Thận trọng: Không dùng chế phẩm lidocaine chứa chất bảo quản để gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, hoặc khoang cùng.

Dùng thận trọng ở gia súc bệnh nặng hoặc suy nhược, vì dễ bị ngộ độc tồn thân với lidocaine.

Khơng được tiêm thuốc tê vào những mô bị viêm hoặc nhiễm khuẩn và không cho vào niệu đạo bị chấn thương vì trong điều kiện như vậy, thuốc sẽ được hấp thu nhanh và gây phản ứng tồn thân thay vì phản ứng tại chỗ.

Tác dụng không mong muốn (ADR): hạ huyết áp, lạnh run, khó thở, suy giảm hoặc ngừng hơ hấp, ngủ lịm, hơn mê hoặc kích động, cơn co giật, sảng khối hoặc ảo giác. Da, ngứa, ban, phù da, tê quanh miệng và đầu lưỡi, buồn nôn, nôn.

2.5. Tương tác thuốc

Adrenalin phối hợp với lidocaine làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do đó kéo dài thời gian tác dụng của lidocaine.

Thuốc chẹn beta: Dùng đồng thời với lidocaine có thể làm chậm chuyển hóa lidocaine do giảm lưu lượng máu ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocaine.

Cimetidin có thể ức chế chuyển hóa lidocaine ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocaine.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 41 - 45)