Sự thải trừ thuốc

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 27 - 28)

VIII. Dược động học

4. Sự thải trừ thuốc

4.1. Thải qua thận

Kết thúc q trình chuyển hóa, thuốc sẽ được thải trừ ra ngoài theo nhiều đường khác nhau. Phần lớn các thuốc được thải trừ theo đường thận. Có các cách bài tiết của thuốc qua thận như sau:

Lọc qua cầu thận: tất cả các thuốc có phân tử lượng nhỏ hơn 60.000 mà không bị gắn kết với protein đều được lọc qua cầu thận.

Bài tiết và tái hấp thu chủ động ở ống thận: ở ống lượn gần, nhiều thuốc đã được bài tiết một cách chủ động vào lịng ống, sau đó lại có thể được tái hấp thu bởi sự khuếch tán chủ động. Quá trình này phụ thuộc vào độ pH trong huyết tương và trong nước tiểu. Loại được bài tiết ở đây thường là các acid mạnh (acid uric, acid salicylic, penicillin,…) hoặc các chất kiềm (histamine, strychnine,…).

Sự khuếch tán thụ động: sự khuếch tán thụ động thường xảy ra ở ống lượn gần và ống lượn xa. Độ khuếch tán phụ thuộc vào nồng độ và độ hịa tan của thuốc trong lipid. Nếu như độ pH thích hợp thì một số thuốc sau khi đã được lọc qua cầu thận lại có thể được tái hấp thu trở lại. Ví dụ: mốn tăng việc thải trừ thuốc có tính chất kiềm, ta có thể acid hóa nước tiểu bằng cách cho đối tượng uống ammoni clorua, lúc này thuốc sẽ chuyển sang dạng ion hóa nên khơng tái hấp thu được. Hoặc muốn tăng thải trừ các thuốc có tính acid, ta có thể cho kiềm hóa nước tiểu bằng cách cho uống natri bicacbonate, như vậy sẽ làm cho thuốc chuyển sang dạng ion hóa nên khơng tái hấp thu được.

4.2. Thải qua da

Thuốc được thải qua da thông qua nước gian bào theo các lỗ chân lơng ra ngồi theo mồ hôi, phần lớn thuốc dạng muối của kim loại nặng thường thải theo đường này. Ví dụ: muối chì, NaBr, NaI,…

4.3. Thải qua đường hô hấp

Theo đường hô hấp thuốc được bài xuất qua phổi vào khí quản rồi theo hơi thở ra ngoài. Thải theo đường này chủ yếu là các thuốc dễ bay hơi như ete ethylic, chloroform, rượu,…

4.4. Thải qua các đường khác

Ngồi ra một số thuốc cịn bài tiết qua đường sữa, qua nước bọt, nước mắt,… Những thuốc bài tiết được qua sữa thường là các thuốc kiềm tính. Như vậy khi điều trị cho gia súc đang tiết sữa bằng các thuốc có độc tính cao cần chú ý đến

phẩm chất sữa để tránh gây độc cho gia súc non đang bú sữa hoặc tránh gây độc cho người sử dụng sữa.

Chúng ta có thể tóm tắt “số phận của thuốc trong cơ thể” ở sơ đồ

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 27 - 28)