Thuốc tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 74)

Nhóm này gồm nhiều thuốc khác nhau, đại diện có pilocarpine, acetylcholine, cacbocholine và arecholine.

1. Pilocarpine

1.1. Tính chất lý hóa học

Pilocarpine là một alkaloide được chiết xuất từ cây Pilocarpus microphyllus Stapf hoặc Pilocarpus jaborandi Holmes. Dạng nguyên chất pilocarpine không

tan trong nước. Trong điều trị thường dùng muối của nó là pilocarpin hydrochloride, hoặc pilocarpin nitrate. Ngày nay người ta cũng đã điều chế được thuốc này bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Pilocarpine có độc tính cao, thuốc này thuộc nhóm thuốc độc bảng A.

1.2. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng

Thuốc có tác dụng kích thích gây hưng phấn thần kinh phó giao cảm theo cơ chế:

Enzym cholinacetylaza

Enzym cholinesteraza

Phản ứng nghịch xảy ra khi có sự xúc tác của enzym cholinesteraza. Những thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ức chế enzym cholinesteraza, do vậy sẽ làm tích lũy nhiều acetylcholine gây kích thích thần kinh phó giao cảm hưng phấn. Biều hiện lâm sàng của sự hưng phấn thần kinh phó giao cảm là: đồng tử mắt khép lại, tăng tiết mồ hôi, nước bọt, tuyến lệ, tuyến dạ dày, tuyến tụy, tuyến ruột và tế bào nhày của đường hô, tăng sự co bóp của dạ dày và ruột, nhưng làm giảm nhịp tim.

Nếu dùng thuốc không đúng chỉ định rất dễ gây trúng độc. Biểu hiện của trúng độc thường là: tăng tiết dịch quá mức, tăng nhu động ruột và dạ dày sinh ỉa chảy, con vật quay cuồng, mệt mỏi, nhịp tim giảm rõ và dễ chết. Tuy nhiên, trong nhóm thuốc nói trên, pilocarpine vẫn là thuốc có độc tính thấp hơn so với các thuốc cùng nhóm khoảng 10 lần. Khi gặp trường hợp ngộ độc pilocarpine chúng ta dùng atropin để giải độc.

1.3. Dược động học

Sau khi bôi tại chỗ một liều pilocarpin hydroclorid 4% dạng gel. Chế phẩm dạng gel có độ nhớt cao làm cho thuốc được giữ lâu hơn ở vùng trước giác mạc; so sánh với dung dịch thuốc nhỏ tại chỗ, gel làm tăng khả dụng sinh học ở giác mạc do giảm thải trừ pilocarpine từ vùng trước giác mạc và có thời gian tác dụng trên mắt kéo dài hơn.

Nếu cho uống viên nén 5 hoặc 10mg pilocarpin hydroclorid lúc 8 giờ sáng, buổi trưa, và 6 giờ chiều, nửa đời thải trừ trung bình là 0,76 giờ cho liều 5mg và 1,35 giờ cho liều 10mg. Thời gian đạt nồng độ tối đa trong máu (Tmax) tương ứng là 1,25 giờ và 0,85 giờ. Khử hoạt tính của pilocarpine diễn ra ở xinap tế bào thần kinh và ở huyết tương. Pilocarpine và những sản phẩm phân hủy ít có hoạt tính, trong đó có acid pilocarpic, bài tiết trong nước tiểu. Pilocarpine không liên kết với protein huyết tương trong phạm vi nồng độ từ 5 đến 25.000 nanogam/ml.

1.4. Ứng dụng điều trị

Pilocarpine thường được sử dụng để can thiệp trong các trường hợp: Trị các chứng trở ngại đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.

Trị bội thực dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ của trâu, bò và dê, cừu. Chú ý: trường hợp này chỉ được dùng vào giai đoạn sau, khi thức ăn, hơi đã vơi bớt trong dạ cỏ. Vì nếu dùng sớm khi thức ăn hoặc hơi còn quá nhiều trong dạ cỏ sẽ làm cho con vật rất đau, có khi rất nguy hiểm.

Dùng trong sản khoa: một số trường hợp như đẻ khó, sát nhau, chết thai.

Sử dụng khi con vật bị táo bón, nhưng trước hết phải làm mềm khối phân sau đó mới dùng pilocarpine.

Ngựa: 0,05 - 0,15g/con

Trâu, bò: 0,05 - 0,15g/con

Dê, cừu: 0,01g/con

Lợn: 0,01g/con. Cách dùng pha dung dịch 1%, tiêm dưới da.

Trong nhân y, pilocarpine dùng uống để điều trị triệu chứng khô miệng do thiểu năng tuyến nước bọt, xảy ra sau khi dùng tia xạ điều trị ung thư vung đầu, cổ.

Chú ý: không dùng cho gia súc già yếu, có bệnh tim mạch con vật có thai.

2. Atropine

2.1. Tính chất lý hóa học

Atropine là một alcaloide chiết xuất từ cây Atropa

belladonna hoặc từ cây cà

độc dược Datura fastuosa L. Atropine là thuốc có độc tính cao, là thuốc độc bảng A. Trong điều trị thuốc thường được dùng ở dạng muối

atropin sulfate. Viên nén 0,25 mg; dung dịch tiêm 0,25 mg/1 ml, 0,50 mg/ml; dung dịch nhỏ mắt 1%.

2.2. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng

Atropine có tác dụng phong tỏa hệ thần kinh phó giao cảm, tức có tác dụng đối lập với nhóm thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm. Cụ thể là atropine có tác dụng ức chế acetylcholine do thần kinh phó giao cảm tiết ra. Biểu hiện lâm sàng về tác dụng của atropine là giãn đồng tử mắt, giảm tiết dịch vị, làm cho da và miệng khô. Ruột và dạ dày cũng như hệ thống cơ trơn nói chung đều giảm co bóp, nhịp tim tăng lên.

Atropine còn có tác dụng kích thích thần kinh trung ương giai đoạn đầu, nhưng sau đó lại chuyển sang ức chế (tác dụng này gần giống như tác dụng của rượu).

Độc tính: nếu sử dụng sai quy định, atropine có thể gây trúng độc. Biều hiện của trúng độc như sau: giai đoạn đầu con vật bị kích thích, hưng phấn, tim mạch loạn nhịp, bồn chồn, không yên. Giai đoạn sau, chuyển sang giai đoạn ức chế sâu, đồng tử mắt mở rộng, nặng thì chuyển sang trạng thái hôn mê, riêng ở người còn có hiện tượng ảo giác.

Cách giải độc: dùng thuốc đối kháng với atropine như physostigmine hoặc neostigmine với liều:

Công thức cấu tạo

Ngựa: 0,02mg/kg, tiêm dưới da.

2.3. Dược động học

Atropine được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc, ở mắt và một ít qua da lành lặn. Khả dụng sinh học của thuốc theo đường uống khoảng 50%. Thuốc đi khỏi máu nhanh và phân bố khắp cơ thể. Thuốc qua hàng rào máu - não, qua nhau thai và có vết trong sữa mẹ. Nửa đời của thuốc vào khoảng 2 - 5 giờ. Một phần atropine chuyển hóa ở gan, thuốc đào thải qua thận nguyên dạng 50% và cả dạng chuyển hóa.

2.4. Ứng dụng điều trị

Chỉ định

Dùng can thiệp khi có hiện tượng co thắt ruột, làm giảm bớt nhu động ruột và cơ trơn nói chung. Rối loạn bộ máy tiêu hóa: Loét dạ dày - hành tá tràng, ức chế khả năng tiết acid dịch vị. Ðiều trị triệu chứng ỉa chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn: Cơn đau co thắt đường mật, đường tiết niệu (cơn đau quặn thận).

Dùng trước khi phẫu thuật nhằm tránh bài tiết quá nhiều nước bọt và dịch ở đường hô hấp và để ngừa các tác dụng của đối giao cảm (loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chậm nhịp tim) xảy ra trong khi phẫu thuật.

Dùng để giải độc các thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm arecholine, pilocarpine và một số thuốc khác. Ðiều trị ngộ độc phospho hữu cơ.

Chỉ định khác: đi tiểu không tự chủ, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt. Liều lượng: Ngựa: 0,02 - 0,1g/con Trâu, bò: 0,02 - 0,1g/con Dê: 0,005 - 0,05g/con Lợn: 0,005 - 0,05g/con

Chó: 0,002 - 0,05g/con, Pha dung dịch 1%, tiêm dưới da.

Chống chỉ định

Các trường hợp gây bí đái, liệt ruột hay hẹp môn vị. Người suy gan, suy thận. Dùng atropine nhỏ mắt, có thể gây ra ngộ độc toàn thân. Dùng atropin nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.

Thời kỳ cho con bú: gia súc non rất nhạy cảm với thuốc kháng acetylcholin, cần tránh dùng kéo dài trong thời kỳ cho con bú vì trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với thuốc kháng acetylcholin.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thú Y Cơ Bản (Trang 74)