Hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng

Một phần của tài liệu luận văn cơ sở lý luận thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại toán án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 90 - 94)

Để giải quyết một vụ án đợc đúng pháp luật, thì việc quy định những nguyên tắc cơ bản; trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết; trình tự, thủ tục

Tòa án giải quyết vụ án đòi hỏi phải cụ thể, đầy đủ. Việc quy định những vấn đề này phải đợc thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục tố tụng. Kết quả nghiên cứu tại chơng 2 và trong mục 3.1 của chơng 3 cho thấy pháp luật về thủ tục tố tụng của chúng ta cha đợc hoàn chỉnh, cần phải tiếp tục hoàn thiện.

* Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: Thứ nhất, cần sớm ban hành Luật tố tụng hành chính.

Một trong các tiêu chí về mặt lý luận đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT đó là tính đồng bộ. Tính đồng bộ không chỉ đợc biểu hiện ở nội dung mà cần đợc biểu hiện ở cách trình bày, hình thức và thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật. Nghiên cứu Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành cho thấy các nguyên tắc cơ bản của thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cha đợc quy định trong Pháp lệnh. Đồng thời, trong Pháp lệnh nhiều vấn đề mới chỉ đợc quy định ở dạng khung mà cha đợc quy định cụ thể. Mặt khác, để bảo đảm tính đồng bộ, hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật thì thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cần phải đợc luật hóa do Quốc hội ban hành. Với những lý do trên, chúng tôi kiến nghị sớm xây dựng Luật tố tụng hành chính.

Thứ hai, các khiếu kiện nói chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án còn quy định quá chung chung, đặc biệt là các khiếu kiện trong lĩnh vực SHTT. Xuất phát từ Điều 10 của Luật SHTT quy định nội dung quản lý nhà nớc về SHTT, chúng tôi kiến nghị cần quy định cụ thể các khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý nhà nớc về SHTT và chuyển giao công nghệ. Cụ thể kiến nghị khoản 12 Điều 11 của Pháp lệnh năm 2006 đợc sửa đổi, bổ sung nh sau:

Điều 11:...

12. Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý nhà nớc về SHTT, chuyển giao công nghệ bao gồm:

a) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký QTG, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, Văn bằng bảo hộ các đối tợng SHCN, Bằng bảo hộ giống cây trồng;

b) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về SHTT;

c) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về SHTT;

d) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thực hiện giám định về SHTT; đ) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thực hiện thủ tục hải quan liên quan đến SHTT;

e) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thực hiện quản lý nhà nớc về SHTT mà pháp luật quy định.

* Hoàn thiện pháp luật trong tố tụng hình sự:

Để điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự về các tội xâm phạm QSHTT nói riêng thì BLTTHS của nớc ta cần đợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nớc, của cuộc sống xã hội. BLTTHS năm 1999 là một bớc tiến dài trong công tác lập pháp so với BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên, những vấn đề tranh tụng vẫn cha đợc quy định cụ thể, những vấn đề liên quan đến chuyên ngành cha có quy định những nguyên tắc chung. Liên quan đến thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND bằng biện pháp hình sự, chúng tôi kiến nghị cần có những quy định đặc thù, nh quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nớc về SHTT trong điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là trong việc chứng minh hành vi xâm phạm QSHTT đó là tội phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự:

BLTTDS năm 2004 là công cụ pháp lý quan trọng của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và các vụ việc dân sự về SHTT

nói riêng. Qua gần hai năm thực hiện cho thấy có nhiều vấn đề cha đợc quy định hoặc quy định cha đợc cụ thể, cho nên Tòa án gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Sau khi Quốc hội ban hành Luật SHTT (ngày 29-11-2005) và kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2006) cho thấy giữa BLTTDS và Luật SHTT có những quy định cha đợc thống nhất với nhau nếu không muốn nói là xung đột. Do đó, chúng tôi kiến nghị cần phải rà soát các quy định của luật về nội dung, trong đó có Luật SHTT để có sự sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS. Liên quan đến việc giải quyết các vụ án dân sự về SHTT, chúng tôi kiến nghị cần có sự sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS về các BPKCTT, về sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nớc về SHTT trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án; cụ thể nh sau:

- Bổ sung khoản 2a mới vào Điều 99 của BLTTDS có nội dung:

Điều 99: Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT 1...

2...

2a. Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, nguyên đơn là chủ thể QSHTT có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong các trờng hợp sau đây:

a) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục đợc cho chủ thể QSHTT;

b) Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm QSHTT hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm QSHTT có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu hủy nếu không đợc bảo vệ kịp thời.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 120 của BLTTDS nh sau:

"Điều 120: Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

1. Ngời yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT do Luật SHTT quy định phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng

BPKCTT hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định đợc giá trị hàng hóa đó hoặc phải có chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác... Trong trờng hợp yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 10 của Điều 102 của Bộ luật này phải...".

- Sửa đổi, bổ sung Điều 23 của BLTTDS nh sau:

Điều 23. Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.

Các cơ quan quản lý nhà nớc về SHTT có trách nhiệm tham gia tố tụng dân sự đối với các vụ án về bảo vệ QSHTT khi có yêu cầu của Tòa án.

Một phần của tài liệu luận văn cơ sở lý luận thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại toán án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w