Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân

Một phần của tài liệu luận văn cơ sở lý luận thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại toán án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 61 - 62)

quyết của Toà án nhân dân

Theo quy định tại khoản 4 Điều 25, khoản 2 Điều 29 của BLTTDS và các quy định của Luật SHTT, thì các tranh chấp về QSHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND bao gồm:

- Các tranh chấp về QTG đối với tác phẩm (quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật SHTT) bao gồm: các tranh chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản (đối với: tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu; chơng trình máy tính, su tập dữ liệu; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học); các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhợng, chuyển quyền sử dụng, hợp đồng dịch vụ; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa QTG.

- Các tranh chấp về quyền liên quan (quy định tại Điều 29 của Luật SHTT) bao gồm: các tranh chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản (đối với: cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình, chơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chơng trình đợc mã hoá); các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhợng, chuyển quyền sử dụng, hợp đồng dịch vụ; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền liên quan…

- Các tranh chấp về QSHCN (quy định tại Điều 122 của Luật SHTT) là các tranh chấp về quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: các tranh chấp về quyền đăng ký, quyền u tiên đối với đơn đăng ký; các tranh chấp về quyền của tác giả; các tranh chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản; các tranh chấp về quyền tạm thời; các tranh chấp về quyền sử dụng trớc; các tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ Văn bằng bảo hộ với ngời sử dụng trong

khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp Văn bằng bảo hộ; các tranh chấp về xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ; các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhợng, chuyển quyền sử dụng đối tợng SHCN, hợp đồng dịch vụ đại diện SHCN; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa QSHCN, QTG; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh…

- Các tranh chấp về quyền đối với giống cây trồng (quy định tại Điều 164 của Luật SHTT) bao gồm: các tranh chấp về quyền nộp đơn đăng ký cấp Bằng bảo hộ; quyền u tiên đối với đơn yêu cầu đăng ký cấp Bằng bảo hộ; các tranh chấp về QTG (tranh chấp ai là ngời chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc vật liệu nhân giống cây trồng...); các tranh chấp về sử dụng giống cây trồng và vật liệu nhân giống cây trồng giữa ngời có quyền sử dụng trớc và ngời đợc cấp đơn đăng ký bảo hộ các đối tợng đó; các tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa ngời đăng ký với ngời sử dụng giống cây trồng và vật liệu nhân giống cây trồng của ngời đăng ký trong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu đăng ký cấp Bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp Bằng bảo hộ; các tranh chấp về xâm phạm quyền của chủ Bằng bảo hộ; các tranh chấp về hợp đồng chuyển giao, chuyển nhợng, dịch vụ đại diện quyền; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh…

Một phần của tài liệu luận văn cơ sở lý luận thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại toán án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 61 - 62)