5 cách lựa chọn thị trƣờng mục tiêu Sơ đồ minh họa
1.2.3.2. Rối loạn vận mạch
Rối loạn vận mạch là một trong những triệu chứng điển hình của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh với các biểu hiện như: bốc hỏa, ra mồ hôi đêm. Cơ chế của rối loạn vận mạch được cho là có liên quan với rối loạn chức năng điều nhiệt của cơ thể. Bình thường, nhiệt độ cơ thể luôn được duy trì hằng định trong một khoảng thời gian nhất định, với giới hạn trên là ngưỡng gây đổ mồ hôi và giới hạn dưới là ngưỡng gây run. Ở phụ nữ mãn kinh, khoảng giới hạn này bị thu hẹp lại. Một yếu tố khác liên quan đến rối loạn điều nhiệt là sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy, thay đổi nồng độ estrogen làm thay đổi nồng độ các chất norepinerphrin và serotonin. Nồng độ estrogen giảm có thể kích thích vùng dưới đồi tăng giải phóng norepinerphrin và serotonin, làm hạ thấp ngưỡng điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Như vậy, chỉ cần bất kỳ một sự tác động nhỏ nào từ môi trường bên ngoài cũng có thể gây ra đáp ứng quá mức của cơ thể. Mặt khác, giai đoạn mãn kinh, đáp ứng của các mạch máu dưới da với thay đổi nhiệt độ nhạy cảm hơn, góp phần làm tăng cường mức độ của các đáp ứng.
Những cơn bốc hỏa thường xuất hiện đột ngột với cảm giác nóng đột ngột ở phần trên cơ thể như mặt, cổ và ngực. Cơn nóng bừng thường bắt đầu từ ngực, sau đó lan lên trên và xuống dưới, xuyên suốt toàn bộ cơ thể. Biểu hiện trên da có thể quan sát được là da mặt đỏ bừng, trên da mặt, tay, chân có thể có những đốm đỏ. Tim đập nhanh hơn và cơ thể vã nhiều mồ hôi. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ một vài phút tới nửa giờ, nhưng đa số hết sau khoảng 5 phút. Khi cơn bốc hỏa dịu xuống, cơ thể có cảm giác lạnh do bị mất nhiệt qua đổ mồ hôi. Các cơn bốc hỏa có thể xuất hiện nhiều lần trong một ngày hay chỉ thỉnh hoảng mới xuất hiện, nhưng đặc biệt chúng hay xuất hiện vào ban đêm. Những cơn bốc hỏa ban đêm gây rối loạn giấc ngủ cho nhiều phụ nữ do phải thức dậy bởi cảm giác ướt đẩm mồ hôi.
Giai đoạn tiền mãn kinh, gần 80% phụ nữ có bốc hỏa. Các cơn bốc hỏa thường xuất hiện vào khoảng 2 năm trước chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Tần suất các cơn bốc hỏa tăng lên trong giai đoạn quanh mãn kinh và sau mãn kinh. Ngoài ra, tần suất và mức độ của các cơn bốc hỏa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mãn
18
kinh do phẫu thuật, khác biệt về chủng tộc, dân tộc, các yếu tố về kinh tế, xã hội,…[23],[26]