Đông dược 10% Tân dược 90%
Hình 1.8. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dược năm 2012
Tuy nhiên, thói quen dùng Đông dược của người dân Việt Nam đã được tích lũy từ rất lâu sẽ là tiền đề cho ngành Đông dược phát triển. Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 50% dân số Việt Nam sử dụng thuốc Đông dược. Với quan niệm về độ an toàn, ít tác dụng phụ, khi thói quen tiêu dùng các loại thuốc không kê đơn tăng lên, tỷ lệ tiêu dùng Đông dược được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới.
Theo báo cáo của Bộ Y Tế thì doanh thu thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước tăng 33% trong năm 2011, năm 2010 tăng 25% so với năm trước.
Ước tính năm 2012 doanh thu thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước đạt trên 3.500 tỷ đồng tăng 35% so với năm 2011.
Hiện nay, nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành Đông dược còn yếu. Việt Nam phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu để sản xuất thuốc Đông dược, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc nhập khẩu này chưa được quản lý chặt chẽ từ cơ quan quản lý. Nguồn nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc có giá thành rẻ, nhưng điều này lại gắn liền với nguy cơ chất lượng thấp. Vì vậy Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng và phát triển một ngành cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dược.
27
1.4. Một số đề tài nghiên cứu trƣớc đó có liên quan
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động marketing trước đó, trong đó có đề tài nghiên cứu liên quan như sau:
Đề tài: "Khảo sát chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh sản phẩm Đông dược của công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 2004 – 2008"của tác giả Hà Thị Huyền Trang năm 2009.
Nội dung chính của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: các sản phẩm Đông dược của công ty Traphaco bao gồm: Boganic, Carmanus (nhóm thuốc tiêu hóa), Hoạt huyết dưỡng não (nhóm thuốc hướng thần kinh), Viên sáng mắt (nhóm thuốc mắt), Lục vị ẩm (nhóm thuốc bổ).
- Đề tài trên đã khảo sát và trình bày những số liệu nghiên cứu cụ thể, đầy đủ, trong đó nhận diện được các chiến lược trong chính sách sản phẩm, nhận diện các chiến lược và công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của một số sản phẩm Đông dược nằm trong các nhóm thuốc khác nhau, hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau của công ty cổ phần Traphaco.
Điểm khác biệt của đề tài so với đề tài trƣớc đã nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về một nhóm sản phẩm từ dược liệu dành cho một đối tượng khách hàng cụ thể đó là phụ nữ nhưng không phải là tất cả phụ nữ mà chỉ tập trung vào phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh. Nhóm khách hàng này có đặc điểm như sau: tự chủ về tài chính, có kinh tế tương đối ổn định hơn so với các đối tượng khác và họ có khả năng và sẵn sàng chi trả.
Thứ hai đối tượng mà đề tài nghiên cứu là các sản phẩm được đăng ký dưới dạng sản phẩm từ dược liệu do đó có một số điểm khác so với thuốc như: về công dụng chỉ là "hỗ trợ điều trị" và được sử dụng các công cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh một cách linh hoạt, dễ dàng hơn.
28
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các dữ liệu, sự kiện, hiện tượng, sản phẩm, công ty, khách hàng, đối thủ cạnh tranh có liên quan đến chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinhd doanh của một số sản phẩm từ dược liệu dành cho phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh: Sâm Angela, Bảo Xuân, Estrolife, Tố Nữ Nhất Nhất và Spacaps.
Bảng 2.5. Một số sản phẩm từ dược liệu dành cho phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh
STT SẢN PHẨM CÔNG TY SẢN XUẤT CÔNG TY PHÂN PHỐI
1 Sâm Angela St.Paul Brands (Mỹ) Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Eco
2 Bảo Xuân Công ty Cổ Phần Nam Dược
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
3 Estrolife Công ty Cổ Phần Nam Dược
Công ty TNHH Thương Mại Dược PhẩmAn Phú 4 Tố Nữ Nhất Nhất Công ty TNHH Nhất Nhất Công ty TNHH Nhất Nhất
5 Spacaps Công ty IMC Công ty Cổ Phần Kinh Doanh Dịch Vụ Thương Mại Nam Phương
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu 2.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu có mục đích, mẫu được chọn theo mục tiêu của đề tài, với các tiêu chí chọn mẫu như sau:
Có nguồn tài liệu phong phú và dễ tiếp cận Có các hoạt động marketing nổi bật
Trên cơ sở đó, các đối tượng được chọn lựa là: Spacaps, Estrolife, Bảo Xuân, Sâm Angela và Tố Nữ Nhất Nhất.
29
Mô tả các thông tin, dữ liệu thu được, so sánh với lý thuyết Marketing và dựa trên phân tích Quản trị học (SWOT, 3C) để làm rõ việc ứng dụng chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của Marketing vào các sản phẩm của các công ty Dược phẩm trong và ngoài nước.
Hình 2.9. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu mô tả trong marketing
2.2.3. Một số phƣơng pháp phân tích của quản trị học hiện đại
Trong đề tài ứng dụng phương pháp phân tích sản phẩm, đối thủ cạnh tranh theo mô hình phân tích SWOT, phân tích 3C với mục đích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và xác định các cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra để từ đó có thể nhận dạng chiến lược kinh doanh.
Chính sách sản phẩm Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh - Doanh số - Lợi nhuận - Vị thế cạnh tranh - Sự tin tưởng sản phẩm của công ty - Thói quen sử dụng - Doanh thu - Thị phần - Đối thủ cạnh tranh Hiệu quả Lý thuyết Marketing Mô tả sự kiện, hiện tượng, sản phẩm, khách hàng liên quan đến các hoạt động marketing, những thành công, thất bại và các chiêu thức marketing đặc biệt
30
Phƣơng pháp phân tích thị trƣờng, phân tích chiến lƣợc, phân tích sản phẩm, phân tích đối thủ cạnh tranh theo ma trận SWOT
Hình 2.10. Sơ đồ phương pháp phân tích theo ma trận SWOT