- Nhu cầu đối với sản phẩm
b) Tổ chức tốt các sự kiện
4.3. Bàn luận chung về chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của các sản phẩm: Spacaps, Estrolife, Sâm Angela, Bảo Xuân và Tố Nữ
doanh của các sản phẩm: Spacaps, Estrolife, Sâm Angela, Bảo Xuân và Tố Nữ Nhất Nhất
Nhóm sản phẩm từ dược liệu dành cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh khá đa dạng về sản phẩm và có sự cạnh tranh mạnh mẽ, tranh giành thị phần. Trong quá trình cạnh tranh lẫn nhau, các sản phẩm nói chung đều đã áp dụng chính sách marketing một cách linh hoạt, đa dạng để phù hợp với tình hình thị trường và với sự cạnh tranh của đối thủ. Trong đó, các sản phẩm đều áp dụng chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh khá nhuần nhuyễn.
Các sản phẩm Spacaps, Estrolife, Sâm Angela, Bảo Xuân và Tố Nữ Nhất Nhất mặc dù ra đời không cùng thời điểm với thành phần khác nhau nhưng đều theo cơ chế điều trị rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh bằng thuốc đó là:
- Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế (điều trị nguyên nhân) bằng cách bổ sung estrogen thực vật có nhiều trong các loại cây: mầm đậu nành, Lepidium Meyenii
- Điều trị hỗ trợ: dùng các loại thảo dược để hỗ trợ điều trị các rối loạn sinh dục, rối loạn vận mạch, tâm lý bằng các loại thảo dược: Đương Quy, Nhân Sâm, Thục Địa, Cao Xương Ngựa...
Tuy có cơ chế điều trị rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh giống nhau, đều là sản phẩm dành cho phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh nhưng mỗi sản phẩm có một chính sách sản phẩm riêng và định vị vào một thị trường mục tiêu khác nhau do đó sự thành công (lợi nhuận, thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường) cũng khác nhau.
70
Lợi nhuận, thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm Spacaps, Estrolife, Sâm Angela, Bảo Xuân và Tố Nữ Nhất Nhất còn do chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh mang lại. Các sản phẩm đều tiến hành quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện báo chí, truyền hình, đài tiếng nói, internet, tham gia các hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện dành cho cộng đồng để truyền bá hình ảnh sản phẩm tới khách hàng và tạo được sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng với sản phẩm. Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế mỗi công ty là khác nhau, năng lực của các nhân viên marketing, của người quản lý nhãn hàng khác nhau nên các sản phẩm có các chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh khác nhau để phù hợp với điều kiện công ty, mục tiêu phát triển sản phẩm và tranh giành thị phần với các sản phẩm còn lại. Nhìn chung, các công ty lớn, có tiềm lực kinh tế và nhân sự lớn thì thường thực hiện các chiến dịch quảng cáo lớn, rầm rộ, tổ chức các hoạt động cộng đồng quy mô lớn để tạo được tiếng vang của sản phẩm. Còn các công ty nhỏ, tiềm lực yếu hơn về tài chính và nhân sự thì thường tìm đến các công cụ quảng cáo ít tiền hơn như quảng cáo internet,…hoặc chiết khấu, khuyến mại lớn cho khách hàng để kích thích tiêu thụ. Ngoài các hình thức quảng cáo truyền thống, các sản phẩm còn tự tìm ra các hình thức quảng cáo khác cho riêng mình để tạo ra sự khác biệt và nâng cao hiệu quả marketing. Ngoài sự cạnh tranh mạnh mẽ, lành mạnh, công khai, các sản phẩm còn có sự canh tranh không lành mạnh, “chơi xấu” để nhằm hạ thấp uy tín của đối thủ. Đây cũng là điều mà các công ty cần đề phòng, đặc biệt là các công ty lớn, khi các công ty nhỏ không thể cạnh tranh sòng phẳng thì họ phải tìm các cách “không đẹp” để cạnh tranh.