Tình hình sử dụng sản phẩm từ dƣợc liệu ở trên thế giớ

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh đối với một số sản phẩm từ dược liệu dành cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh từ 2009 - 2012 (Trang 31)

5 cách lựa chọn thị trƣờng mục tiêu Sơ đồ minh họa

1.3.3. Tình hình sử dụng sản phẩm từ dƣợc liệu ở trên thế giớ

Mặc dù hiện nay thuốc tân dược được phát triển mạnh ở hầu khắp mọi nơi trên toàn thế giới nhưng đại bộ phận dân cư ở các nước đang phát triển vẫn ưa sử dụng thuốc cổ truyền, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cùng với sự phát triển

24

không ngừng của những tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta càng nhận biết rõ hơn những giá trị của thảo dược trong phòng và chữa bệnh.

Một trong những quốc gia tiêu biểu sử dụng Đông dược trong chăm sóc sức khỏe phải kể đến Trung Quốc, quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời và ảnh hướng sâu sắc đến nền y học cổ truyền của nhiều quốc gia khác như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...[18] Y học cổ truyền Trung Quốc với bản sắc riêng, hiệu quả điều trị nổi bật, các phương pháp chẩn đoán độc đáo cùng với hệ thống lý luận chặt chẽ, y học cổ truyền Trung Quốc có giá trị như một bộ phận thiết yếu trong kho tàng kiến thức y học của nhân loại. Dược điển Trung Quốc đã có 784 chuyên luận về thuốc y học cổ truyền. 95% các bệnh viên đa khoa ở Trung Quốc có y học cổ truyền, hàng ngày điều trị khoảng 20% bệnh ngoại trú. [15]

Nhật Bản với nền y học cổ truyền trên 1400 năm, là nước có tỷ lệ người sử dụng y học cổ truyền cao nhất thế giới hiện nay. Việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ở Nhật Bản được quản lý chặt chẽ. các phòng khám được xây dựng một cách quy mô, trang thiết bị hiện đại. Trên 65% bác sỹ ở Nhật Bản khẳng định họ đã từng sử dụng phối hợp đồng thời thuốc y học cổ truyền và thuốc hiện đại [7].

Một số nước ở khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia... cũng có truyền thống sử dụng Đông dược.[15]

Ở Mỹ có đến 40% dân số sử dụng thuốc y học cổ truyền, số tiền hàng năm sử dụng cho y học cổ truyền lên đến 2,7 tỷ đô la, trong đó giá trị các đơn thuốc y học cổ truyền là 1,6 tỷ đô la và vẫn đang tiếp tục tăng.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, 70% dân số Đức nói rằng họ đã từng có sử dụng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên và hầu hết người dân Đức xem thuốc thảo dược là sự lựa chọn đầu tiên khi cần điều trị những bệnh nhẹ. Đức chiếm thị phần lớn nhất với 39% thị trường thuốc thảo dược toàn châu Âu, sau đó là Pháp 29%, Italia 7%, Balan 6%, Anh 6%. [17]

Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 700.000 tần dược liệu được đưa vào sản xuất 6.266 mặt hàng , mang lại doanh thu khoảng 17,57 tỷ đô la; việc buôn bán dược liệu cũng là mọt nguồn thu lớn của Ấn Độ khi mỗi năm, mặt hàng này đem lại cho quốc gia trên 60 tỷ rupi, cung cấp 12% nhu cầu thế giới. Tại Việt Nam, dược

25

liệu và thuốc từ dược liệu cũng là thị trường đầy hứa hẹn khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này của trên 80 triệu dân là rất lớn. [8]

Thị trường thuốc thảo mộc cho đến nay với hơn 3000 sản phẩm, chiếm 10% toàn bộ thị trường dược phẩm và 1/3 thị trường thuốc.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng thuốc y học cổ truyền quá lớn, trữ lượng cây thuốc ngày càng bị giảm sút. Sự suy thoái của tài nguyên rừng, nhiều loại cây quý đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng, việc chạy theo lợi nhuận mà chất lượng dược liệu cũng rất khó được kiểm soát. Vì vậy việc bảo tồn đa dạng sinh vật nói cung và tài nguyên cây thuốc nói riêng luôn là vấn đề thời sự đáng quan tâm.

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh đối với một số sản phẩm từ dược liệu dành cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh từ 2009 - 2012 (Trang 31)