7. Cấu trúc đề tài
3.2.2. Giải pháp về đất đai và thực hiện chính sách giao đất, giao rừng
thôn bản và từng hộ gia đình quản lí
- Xác định rõ ràng chi tiết ranh giới 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa, hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới 3 loại rừng. Xây dựng phương án sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng cho 3 loại rừng.
- Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ huyện cần có quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên thực địa tới các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt tình trạng quy hoạch phát triển trồng rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích.
- Cần thực hiện triệt để những quy định nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng đất trong vùng đã có quy hoạch trồng rừng sản xuất, đồng thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
- Cần công khai quỹ đất để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu có thể nhận giao khoán hay thuê để trồng rừng.
- Đẩy mạnh rà soát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và xây dựng kế hoạch phát triển rừng phù hợp. Đây cũng là vấn đề quan trọng để khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình tự giác đầu tư, phát triển kinh tế rừng. Vì có như vậy, người dân mới thực sự gắn hết trách nhiệm, tâm huyết vào rừng, đầu tư, chăm sóc, quản lí, bảo vệ từng tán rừng của mình, từ đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rừng.
- Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng đất, rừng để tập trung hình thành các khu rừng tập trung liền khu, liền khoảnh.
- Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Mục đích là phát huy tối đa trách nhiệm, tính sáng tạo của cộng đồng và mỗi gia đình với những khu rừng được giao. Mỗi người dân khi được giao đất rừng họ sẽ sử dụng những khu rừng của mình vào sản xuất để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống nhưng phải chịu sự giám sát của cán bộ quản lý. Quá trình thực hiện giao đất đồng bộ đối với các tổ chức cá nhân đúng theo qui hoạch, xây dựng phương án giao đất cụ thể đến từng xã. Các chủ rừng phải xây dựng kế hoạch thực hiện theo giai đoạn đảm bảo không lãng phí nguồn lực đất đai. Kiên quyết thu hồi các diện tích đã giao mà chủ rừng không thực hiện đầu tư. Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo đúng Luật Đất đai.
- Đối với các diện tích rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn, huyện tiến hành giao đất giao rừng cho Ban quản lý rừng phòng hộ. Khảo sát đánh giá diện tích, mật độ cây, trữ lượng rừng chi tiết ký hợp đồng giao khoán cho các hộ dân tại chỗ gắn trách nhiệm của người dân với rừng.
- Làm rõ quyền lợi và trách nhiệm đối với từng loại chủ rừng, trong đó bảo đảm cho người nhận bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng có được lợi ích thoả đáng phù hợp với công sức bỏ ra; đặc biệt là đối với hộ nông dân được giao hoặc khoán rừng tự nhiên để bảo vệ, khoanh nuôi và làm giàu rừng, ngoài các khoản tiền công và khoán hoặc hỗ trợ của Nhà nước khi rừng được phép khai thác, chủ rừng được hưởng một phần sản phẩm khai thác và nộp thuế tài nguyên bình đẳng như đối với các chủ rừng thuộc Nhà nước.
- Thực hiện tốt chính sách "Lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ lợi nhuận".