7. Cấu trúc đề tài
3.2.4. Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ người dân, đặc biệt là hộ nghèo tham
trồng và bảo vệ rừng
- Kinh tế người dân trên địa bàn huyện đa phần còn nhiều khó khăn, việc tự đầu tư trồng rừng là điều khó thực hiện, nhiều hộ có lao động, có đất đai, có nguyện vọng phát triển nghề rừng nhưng không có vốn. Bởi vậy nguồn vốn hỗ trợ sẽ mang tính quyết định để thúc đẩy trồng rừng. Nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí mua giống, phân bón bằng các nguồn vốn khác nhau : Vốn chương trình mục tiêu về bảo vệ và phát triển rừng, vốn theo nghị quyết 30a, chương trình 135 giai đoạn 2, vốn các dự án 661, 327... Hàng năm bố trí trích thu từ phí khai thác rừng để hỗ trợ cho tu sửa đường vận chuyển sản xuất.
- Thực hiện tốt chính sách cho hộ gia đình và doanh nghiệp vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, các nguồn vốn của ngân hàng chính sách, đặc biệt có chế độ ưu đãi đối với những hộ nghèo để thực hiện các dự án trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, sản xuất bột giấy và ván nhân tạo. Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề, khuyến nông khuyến lâm miễn phí cho người nghèo; Tổ chức thực hiện tốt chương trình quốc gia khuyến nông-lâm miễn phí đối với người nghèo
- Khuyến khích tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong huyện, tỉnh và ngoài tỉnh tham gia vào trồng rừng, xây dựng cơ sở chế biến lâm sản, tiêu thụ sản phẩm với các hình thức khác nhau.
- Tăng cường đầu tư cho xây dựng hệ thống rừng giống và sản xuất cây giống chất lượng cao có chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp.
- Tiếp tục triển khai hỗ trợ giá giống đối với phát triển trồng cây đặc sản bằng các nguồn vốn khác nhau.
- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người dân tham gia trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.