Cơ hội (Opportunities)

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 104)

7. Cấu trúc đề tài

2.5.3. Cơ hội (Opportunities)

Xét về nhiều mặt, huyện Vị Xuyên còn rất nhiều cơ hội cho phát triển rừng và nghề rừng, cụ thể :

- Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, Vị Xuyên thích hợp vói nhiều loài cây trồng lâm nghiệp như keo, xoan, mỡ... và có thể mở rộng vùng sản xuất.

- Diện tích đất lâm nghiệp của huyện năm 2012 là 121.439,3 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 18.805 ha. Đó là cơ sở thúc đẩy phát triển rừng trong thời gian tới.

- Cơ sở chế biến: Tính đến ngày 31/05/2012 toàn huyện có 105 cơ sở chế biến lâm sản, đặc biệt là trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên đang xây dựng nhà máy chế biến gỗ MDF có quy mô khá lớn. Với công suất thiết kế 100.000m3/năm và dây truyền sản xuất ván ghép thanh 20.000m3/năm. Nhu cầu nguyên liệu trung bình là 200.000m3/năm tương đương với 2.000 ha rừng trồng được khai thác trên năm [3]. Điều này mở ra cơ hội lớn về đầu ra cho những hộ dân trồng rừng kinh tế.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh. Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh nghề rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

- Công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng rừng những năm qua đạt nhiều thành tựu. Huyện đã có hệ thống nguồn giống, vườn ươm đảm bảo cung ứng đủ lượng cây giống có chất lượng cho trồng rừng hàng năm.

- Quá trình giao đất giao rừng đã tiến hành trên địa bàn từ năm 2009 tại thôn Lùng Chang xã Linh Hồ và đã tiến hành giao được 1.414,2 ha cho 145 hộ gia đình và 2 cộng đồng dân cư. Được giao đất giao rừng, lại được sự tư vấn hỗ trợ về vốn, khoa học kĩ thuật.. người dân có cơ hội tự làm kinh tế rừng.

- Về khoa học công nghệ sẽ phát triển mạnh trong các năm tới đối với công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao. Bên cạnh đó các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được áp dụng phổ biến như công nghệ nhân giống vô tính, phương pháp thâm canh rừng sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế từ một đơn vị diện tích rừng lên 2-3 lần giá trị kinh doanh rừng hiện tại.

- Với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, nếu biết tận dụng và phát huy kiến thức bản địa một cách đúng đắn sẽ là cơ hội lớn để giúp Vị Xuyên giữ gìn những khu rừng phòng hộ, đặc dụng và phát triển rừng sản xuất.

- Hiện nay, Vị Xuyên đang nghiên cứu, thành lập dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng cho những người tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng. Điều này là cơ hội rất lớn để những người trồng rừng, bảo vệ rừng có thêm thu nhập. Hơn nữa đây cũng sẽ là động lực thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn.

2.5.4.Thách thức (Threats)

Bên cạnh những cơ hội đã đề cập ở trên, phát triển rừng trên địa bàn huyện cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức:

- Chính tiềm năng to lớn về LSNG, trong tương lai có thể là nguy cơ cho việc tận thu khai thác bất hợp lý nguồn LSNG tại địa phương, ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng rừng.

- Có thể nhiều cách thu hái thiếu ý thức của người dân làm ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn tài nguyên LSNG.

- Cơ sở chế biến trong huyện tuy phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, giá thành sản phẩm thấp. - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thiên tai như hạn hán, lũ quét đã ảnh hưởng không nhỏ tới số lượng và chất lượng rừng trồng.

Tiểu kết chƣơng 2

Là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, Vị Xuyên có tiềm năng lớn để phát triển tài nguyên rừng. Song song với công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, công tác xã hội hóa nghề rừng đang từng bước đạt hiệu quả đưa ngành lâm nghiệp của huyện chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tượng xã hội vào việc bảo vệ phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn. Nhờ đó mà diện tích rừng tăng lên đáng kể, độ che phủ rừng đạt 68% (2012).

Trong công tác xóa đói giảm nghèo, tài nguyên rừng đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập của các hộ dân sống dựa vào rừng. Từ việc trồng, khai thác, chế biến gỗ; thu hái, nuôi trồng LSNG đến các hoạt động giao khoán rừng, bảo vệ rừng; dịch vụ môi trường rừng; đồng thời giải quyết công ăn việc làm tại cho cho người dân địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp của tài nguyên rừng, việc giảm nghèo dựa vào rừng ở Vị Xuyên còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả. Vấn đề đặt ra là huyện Vị Xuyên cần phải có những định hướng và giải pháp đúng đắn để phát huy hơn nữa vai trò của rừng trong phát triển KTXH của huyện.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG

3.1. Quan điểm, định hƣớng chung

3.1.1. Quan điểm

Để phát triển tài nguyên rừng có hiệu quả và bền vững ở huyện Vị Xuyên cần có quan điểm tổng hợp gắn phát triển trồng rừng, bảo vệ rừng với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân sống được bằng nghề rừng và gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

3.1.2. Định hướng chung

- Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia của người dân. - Bên cạnh việc nâng cao phương cách kiếm sống dựa vào rừng của người dân cần tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng kinh tế. Ưu tiên phát triển các loài cây trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, tập trung ở những vùng có lợi thế cạnh tranh sản xuất ổn định. Trồng cây theo hướng đầu tư thâm canh

- Gắn trồng rừng kinh tế với các cơ sở chế biến

- Thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, bao gồm thị trường dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản.

- Xây dựng các chính sách phù hợp để thu hút khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.

- Có những chính sách hỗ trợ khuyến lâm dành cho người nghèo, để họ có thể sống được bằng "nghề rừng".

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ kĩ thuật về giống cây trồng, kĩ thuật lâm sinh và kĩ thuật nông lâm kết hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về KTXH và môi trường.

- Thiết lập hệ thống quản lí và tổ chức thực hiện từ huyện đến xã đến thôn đem lại hiệu quả thiết thực.

- Xây dựng trên 50 km đường lâm nghiệp kết hợp làm đường vận xuất, vận chuyển tại các khu trồng rừng tập trung tại các xã Bạch Ngọc, Ngọc Minh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khai thác, hạ giá thành sản phẩm gỗ tròn tại bãi 1.

- Tạo việc làm thu hút lao động tại địa phương, tạo thu nhập ổn định từ khai thác và trồng rừng nguyên liệu, nâng cao đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo. Gắn quyền lợi kinh tế, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân đối với rừng. Đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Phát huy đầy đủ tính năng phòng hộ, điều hòa nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái. Bảo tồn hệ thực vật, hệ động vật rừng, góp phần làm giàu rừng.

3.2. Các giải pháp nhằm phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở huyện Vị Xuyên cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở huyện Vị Xuyên

3.2.1. Phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lí và phát triển tài nguyên rừng nguyên rừng

Kinh nghiệm truyền thống hay kiến thức bản địa có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa như huyện Vị Xuyên. Nét đặc thù sống gần rừng và sống dựa vào rừng giúp các cộng đồng dân tộc có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất vô cùng phong phú trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.

* Kiến thức bản địa trong việc bảo vệ rừng

- Kinh nghiệm quản lí rừng cộng đồng

Quản lí rừng cộng đồng là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.

Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản đã được quản lý theo truyền thống lâu đời (rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước.. .quản lý theo các luật tục truyền thống với tinh thần tự nguyện cao); rừng trồng của các hợp tác xã, rừng

tự nhiên được giao cho các hợp tác xã trước đây, nay hợp tác xã giao lại cho các xã, hoặc các thôn quản lý; rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng. Quản lý rừng cộng đồng phù hợp với tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, có tính cộng đồng cao, có nhiều kiến thức bản địa tốt, đặc biệt cộng đồng dân tộc có mặt hầu khắp mọi nơi, mọi lúc trong vùng núi, đây là một lợi thế mà các thành phần kinh tế khác không có. Vì vậy cần phát huy những mặt mạnh của kiến thức bản địa trong quản lý, bảo vệ rừng bằng các hương ước, quy ước, luật tục.

Để phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lý và phát triển tài nguyên rừng cần tổ chức nghiên cứu, định hướng sưu tập, tổng hợp, đánh giá luật tục của đồng bào các dân tộc ít người sống gắn bó với rừng cả phương diện các quy định cũng như sự vận hành của luật tục. Qua đó, xác định những quy định trong luật tục phù hợp, có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật bảo vệ rừng, những quy định là hủ tục, phản tiến bộ để lựa chọn biện pháp giải quyết phù hợp trong quản lý bảo vệ rừng. Giúp đỡ đồng bào dân tộc nhận thức được các giá trị tốt đẹp của luật tục cũng như các nội dung lạc hậu, mê tín dị đoan trái pháp luật, xoá bỏ những nội dung luật tục không phù hợp và tự giác thực hiện pháp luật nhà nước. Cần nghiên cứu để áp dụng những phương thức tác động thích hợp đối với cộng đồng để tăng cường việc tự quản lý rừng bằng luật tục của đồng bào các dân tộc.

Tùy theo đặc điểm tình hình thực tế của mỗi cộng đồng dân cư mà lựa chọn hình thức hương ước hoặc quy ước bảo vệ rừng thích hợp. Những cộng đồng sống trong rừng, có cuộc sống gắn bó với rừng thì rà soát, bổ sung hoặc hướng dẫn cộng đồng xây dựng mới quy ước riêng về bảo vệ rừng. Những cộng đồng sống gần rừng hoặc quản lý diện tích rừng không lớn thì lồng ghép nội dung bảo vệ rừng vào trong hương ước chung của cộng đồng.

- Kinh nghiệm phòng chống các tác nhân ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng.

+ Kinh nghiệm phòng chống sâu bệnh hại: Các kĩ thuật làm giảm thiểu những tác hại do sâu bệnh gây ra đối với việc phát triển các nguồn tài nguyên rừng.

+ Kinh nghiệm phòng chống cháy rừng: lựa chọn các loại cây rừng bản địa làm đường băng cản lửa (me rừng, thẩu tấu, vối thuốc răng cưa…). Sử dụng một số kĩ thuật bản địa trong phòng chống cháy rừng như kĩ thuật trồng những cây đai xanh chịu lửa với kết cấu nhiều loại cây, nhiều tầng ở những khu vực rừng dễ bị cháy, kĩ thuật xây dựng những đường băng trắng, kĩ thuật đốt có kiểm soát…

* Kĩ thuật bản địa trong phát triển rừng

Là các kĩ thuật chọn loài cây giống, chọn giống, thu hái hạt giống, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây, kĩ thuật tỉa thưa, thu hái sản phẩm phụ, kĩ thuật trồng và khai thác lâm sản ngoài gỗ như cây dược liệu, cây thực phẩm (măng, nấm, mộc nhĩ,..), kĩ thuật nuôi ong lấy mật, kĩ thuật khai thác, chế biến lâm sản… Ngoài ra còn phải kể đến kĩ thuật bản địa trong trồng, thu hái, sử dụng các loại cây lấy dầu, lấy tinh bột, cây cho nhựa, cho chất thắp sáng, cây làm cảnh…

Trong công tác quản lý, bảo vệ rừng chúng ta cần đặc biệt coi trọng và phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng họ.

3.2.2. Giải pháp về đất đai và thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho thôn bản và từng hộ gia đình quản lí thôn bản và từng hộ gia đình quản lí

- Xác định rõ ràng chi tiết ranh giới 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa, hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới 3 loại rừng. Xây dựng phương án sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng cho 3 loại rừng.

- Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ huyện cần có quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên thực địa tới các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt tình trạng quy hoạch phát triển trồng rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích.

- Cần thực hiện triệt để những quy định nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng đất trong vùng đã có quy hoạch trồng rừng sản xuất, đồng thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

- Cần công khai quỹ đất để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu có thể nhận giao khoán hay thuê để trồng rừng.

- Đẩy mạnh rà soát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và xây dựng kế hoạch phát triển rừng phù hợp. Đây cũng là vấn đề quan trọng để khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình tự giác đầu tư, phát triển kinh tế rừng. Vì có như vậy, người dân mới thực sự gắn hết trách nhiệm, tâm huyết vào rừng, đầu tư, chăm sóc, quản lí, bảo vệ từng tán rừng của mình, từ đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rừng.

- Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng đất, rừng để tập trung hình thành các khu rừng tập trung liền khu, liền khoảnh.

- Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Mục đích là phát huy tối đa trách nhiệm, tính sáng tạo của cộng đồng và mỗi gia đình với những khu rừng được giao. Mỗi người dân khi được giao đất rừng họ sẽ sử dụng những khu rừng của mình vào sản xuất để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống nhưng phải chịu sự giám sát của cán bộ quản lý. Quá trình thực hiện giao đất đồng bộ đối với các tổ chức cá nhân đúng theo qui hoạch, xây dựng phương án giao đất cụ thể đến từng xã. Các chủ rừng phải xây dựng kế hoạch thực hiện theo giai đoạn đảm bảo không lãng phí nguồn lực đất đai. Kiên quyết thu hồi các diện tích đã giao mà chủ rừng không thực hiện đầu tư. Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo đúng Luật Đất đai.

- Đối với các diện tích rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn, huyện tiến hành giao đất giao rừng cho Ban quản lý rừng phòng hộ. Khảo sát đánh giá diện tích, mật độ cây, trữ lượng rừng chi tiết ký hợp đồng giao khoán cho các hộ dân tại chỗ gắn trách nhiệm của người dân với rừng.

- Làm rõ quyền lợi và trách nhiệm đối với từng loại chủ rừng, trong đó bảo đảm cho người nhận bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng có được lợi ích

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)