Giải pháp xây dựng, phát triển mô hình giảm nghèo từ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 118 - 120)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.8. Giải pháp xây dựng, phát triển mô hình giảm nghèo từ tài nguyên rừng

- Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi đất nương rẫy kém hiệu quả, đất rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế có giá trị. Mục tiêu là khuyến khích người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi nương rẫy sang trồng rừng, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và Chiến lược phát triển lâm nghiệp định hướng đến năm 2020. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trống, đồi núi trọc, ổn định cuộc sống, tạo việc làm và có thu nhập từ sản xuất nông – lâm nghiệp cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

- Khuyến khích người dân thực hiện mô hình liên kết 4 nhà trong trồng rừng, giữa Nhà nước - Nhà đầu tư (Doanh nghiệp) - Nhà khoa học - Nhà nông (Hộ có đất rừng). Điều đặc biệt là từ mô hình này, tất cả các bên tham gia đều được hưởng lợi. Cụ thể doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư cây giống và phân bón, trả tiền thuê phát thực bì, đào hố trồng cây ban đầu. Còn hộ có đất rừng thì góp vốn bằng đất rừng, tự bỏ công chăm sóc, tự bảo vệ rừng.

- Mở rộng mô hình trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu bằng các giống cây thích hợp như xoan, keo, mỡ... Người dân có thể tận dụng đất vườn, đất đồi để trồng cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế. Có thể bước đầu sẽ còn nhiều khó khăn song chỉ vài năm là người dân có thể tỉa cành, thu hái sản phẩm phụ và chu kì 6-9 năm là có thể thu hoạch gỗ.

- Phát triển, nhân rộng mô hình trồng cây dược liệu, LSNG, nuôi ong. Đây là mô hình đem lại hiệu quả thiết thực với những loài bản địa như: Thảo quả, thiên niên kiện, măng tre Bát Độ... đem lại hiệu quả nhanh. Mô hình nuôi ong lấy mật là một mô hình đem lại lợi ích kinh tế cao mà lại không tốn nhiều lao động và công sức.

- Đặc biệt phát huy những mô hình nông lâm kết hợp mang lại hiệu quả như trồng xen với rừng một số loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngoài ra còn có thể tận dụng không gian chăn nuôi bên dưới tán rừng.

- Đẩy mạnh phát triển nghề thủ công mây tre đan, hình thành những hợp tác xã thủ công hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế.

3.2.9. Giải pháp khuyến lâm cho hộ nghèo

- Huyện cần tổ chức các hình thức tập huấn khuyến lâm nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo. Phát triển các mô hình trồng rừng với giống mới, kĩ thuật mới trong sản xuất, giúp đỡ người nghèo nâng cao kiến thức và tăng thu nhập.

- Có tổ chức khuyến lâm đủ năng lực hoạt động thường xuyên tại các thôn, xã để hướng dẫn đồng bào kĩ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng, kĩ thuật nuôi, kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng. Ngoài việc phổ biến chuyển giao kĩ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh.

- Tập trung kinh phí khuyến lâm vào các vùng khó khăn để đảm bảo người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng chất lượng dịch vụ khuyến lâm tương đương với các vùng khác.

- Tổ chức thường xuyên việc cung cấp thông tin về áp dụng giống mới, hướng dẫn kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giới thiệu các mô hình tiên tiến, kinh doanh giỏi và cách làm ăn mới có hiệu quả của các hộ nghèo... Chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác khuyến lâm là phụ nữ, người địa phương, biết tiếng dân tộc.

- Xây dựng và phổ biến các mô hình tự phát triển để xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở các vùng khác nhau, tập dần cho người nghèo khả năng tự vươn lên, thay đổi tập quán làm ăn để thoát nghèo và hòa nhập cùng cộng đồng.

- Xây dựng và ưu tiên khuyến lâm, tập trung công tác khuyến lâm vào các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, nơi có nhiều người

nghèo sinh sống. Mở rộng cung cấp các dịch vụ khuyến lâm ở cấp xã, thôn đặc biệt những thôn, xã nghèo.

- Mở lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm sản, cây đặc sản, đặc biệt là mở các lớn dạy nghề thủ công truyền thống như mây tre đan.

- Hỗ trợ dạy nghề khuyến nông khuyến lâm miễn phí cho người nghèo. - Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng kí cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng cấp xã, thôn.

- Trong Đề án phát triển kinh tế rừng của huyện giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ đặt ra sẽ tổ chức trên 150 lớp tập huấn chuyển giao KHKT lâm nghiệp cho các hộ nhân dân trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)