Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 55 - 56)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

Tính đến năm 2011, dân số huyện Vị Xuyên là 98.310 người, chiếm 13,17% dân số toàn tỉnh. Trong đó dân số nam là 49.627 người (chiếm 50,5%), dân số nữ 48.683 người (49,5%).

Trong những năm qua do thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần. Nếu năm 2000 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,63% thì đến năm 2011 còn 1,2%.

Huyện Vị Xuyên có cơ cấu dân tộc đa dạng, với khoảng 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó có dân tộc Tày (35.817 người, chiếm 36,2%), dân tộc Dao (22.704 người, chiếm 22,9%), dân tộc Kinh (16.356 người, chiếm 16,5%), dân tộc Nùng (6,9%), dân tộc Giấy (2,9%), Dân tộc Hoa (1,4%)... và 13,2% còn lại là các dân tộc khác (La Chí, Pà Thẻn, Cờ Lao, Bố Y, Mông...). Các dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, độc đáo, tuy nhiên giữa các dân tộc có sự chênh lệch về trình độ phát triển, học vấn và mức sống.

Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2011 là 65,51 người/km2 , nhưng phân bố không đồng đều. Dân số phân bố đông tại các thị trấn, trung tâm cụm xã như TT Vị Xuyên (431,14 người/km2), TT Việt Lâm (310,63 người/km2), xã Cao Bồ (135,32 người/km2), xã Đạo Đức (115,5 người/km2

), xã Việt Lâm (111,75 người/km2), xã linh Hồ (100,21 người/km2).... Những nơi dân cư tập trung thưa thớt chủ yếu là các xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa như: Xã Quảng Ngần (26,39 người/km2), xã Bạch Ngọc(32,59 người/km2

), xã Thanh Đức (32,66 người/km2)... Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn với 85.412 người chiếm 86,9%, dân số thành thị là 12.898 người chiếm 13,1%.

Các dân tộc có sự phân bố xen kẽ tới tận thôn bản, tuy nhiên dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở 2 thị trấn Vị Xuyên, Việt Lâm và các xã vùng thấp như Đạo Đức, Ngọc Linh, Linh Hồ, Trung Thành; dân tộc Tày chủ yếu ở TT Vị Xuyên, Thuận Hòa, Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Trung Thành; dân tộc Mông phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao như Minh Tân, Thuận Hòa, Lao Chải, Bạch Ngọc; dân tộc Dao chủ yếu ở Minh Tân, Phương Tiến, Cao Bồ, Thượng Sơn, Quảng Ngần…

Số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2011 là 42.525 người chiếm 43,3%, trong đó số lao động nữ là 21.645 người.

Vị Xuyên là huyện biên giới còn nhiều khó khăn, đại bộ phận các dân tộc Vị Xuyên sinh sống ở nông thôn với nghề nông lâm nghiệp là chủ yếu, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu đã tạo nên nhiều sức ép về việc làm, đời sống, y tế, văn hoá giáo dục… cũng như vấn đề sử dụng rừng và đất rừng.

2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vị Xuyên đều và khá cao, năm 2000 là 11,5% đến năm 2007 tăng lên 13,6%, và đến năm 2011 đạt 18,1%.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Song nông lâm ngư nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao (29% năm 2011) và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 13,5 triệu đồng/người/năm. Lương thực bình quân đầu người đạt 496,8 kg/người/năm. Tuy nhiên Vị Xuyên vẫn là huyện còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao với 5.317 hộ nghèo chiếm 24,05%, và 3.931 hộ cận nghèo chiếm 17,78% (2012).

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)