7. Cấu trúc đề tài
3.2.1. Phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lí và phát triển tà
cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở huyện Vị Xuyên
3.2.1. Phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lí và phát triển tài nguyên rừng nguyên rừng
Kinh nghiệm truyền thống hay kiến thức bản địa có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa như huyện Vị Xuyên. Nét đặc thù sống gần rừng và sống dựa vào rừng giúp các cộng đồng dân tộc có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất vô cùng phong phú trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.
* Kiến thức bản địa trong việc bảo vệ rừng
- Kinh nghiệm quản lí rừng cộng đồng
Quản lí rừng cộng đồng là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.
Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản đã được quản lý theo truyền thống lâu đời (rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước.. .quản lý theo các luật tục truyền thống với tinh thần tự nguyện cao); rừng trồng của các hợp tác xã, rừng
tự nhiên được giao cho các hợp tác xã trước đây, nay hợp tác xã giao lại cho các xã, hoặc các thôn quản lý; rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng. Quản lý rừng cộng đồng phù hợp với tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, có tính cộng đồng cao, có nhiều kiến thức bản địa tốt, đặc biệt cộng đồng dân tộc có mặt hầu khắp mọi nơi, mọi lúc trong vùng núi, đây là một lợi thế mà các thành phần kinh tế khác không có. Vì vậy cần phát huy những mặt mạnh của kiến thức bản địa trong quản lý, bảo vệ rừng bằng các hương ước, quy ước, luật tục.
Để phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lý và phát triển tài nguyên rừng cần tổ chức nghiên cứu, định hướng sưu tập, tổng hợp, đánh giá luật tục của đồng bào các dân tộc ít người sống gắn bó với rừng cả phương diện các quy định cũng như sự vận hành của luật tục. Qua đó, xác định những quy định trong luật tục phù hợp, có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật bảo vệ rừng, những quy định là hủ tục, phản tiến bộ để lựa chọn biện pháp giải quyết phù hợp trong quản lý bảo vệ rừng. Giúp đỡ đồng bào dân tộc nhận thức được các giá trị tốt đẹp của luật tục cũng như các nội dung lạc hậu, mê tín dị đoan trái pháp luật, xoá bỏ những nội dung luật tục không phù hợp và tự giác thực hiện pháp luật nhà nước. Cần nghiên cứu để áp dụng những phương thức tác động thích hợp đối với cộng đồng để tăng cường việc tự quản lý rừng bằng luật tục của đồng bào các dân tộc.
Tùy theo đặc điểm tình hình thực tế của mỗi cộng đồng dân cư mà lựa chọn hình thức hương ước hoặc quy ước bảo vệ rừng thích hợp. Những cộng đồng sống trong rừng, có cuộc sống gắn bó với rừng thì rà soát, bổ sung hoặc hướng dẫn cộng đồng xây dựng mới quy ước riêng về bảo vệ rừng. Những cộng đồng sống gần rừng hoặc quản lý diện tích rừng không lớn thì lồng ghép nội dung bảo vệ rừng vào trong hương ước chung của cộng đồng.
- Kinh nghiệm phòng chống các tác nhân ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng.
+ Kinh nghiệm phòng chống sâu bệnh hại: Các kĩ thuật làm giảm thiểu những tác hại do sâu bệnh gây ra đối với việc phát triển các nguồn tài nguyên rừng.
+ Kinh nghiệm phòng chống cháy rừng: lựa chọn các loại cây rừng bản địa làm đường băng cản lửa (me rừng, thẩu tấu, vối thuốc răng cưa…). Sử dụng một số kĩ thuật bản địa trong phòng chống cháy rừng như kĩ thuật trồng những cây đai xanh chịu lửa với kết cấu nhiều loại cây, nhiều tầng ở những khu vực rừng dễ bị cháy, kĩ thuật xây dựng những đường băng trắng, kĩ thuật đốt có kiểm soát…
* Kĩ thuật bản địa trong phát triển rừng
Là các kĩ thuật chọn loài cây giống, chọn giống, thu hái hạt giống, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây, kĩ thuật tỉa thưa, thu hái sản phẩm phụ, kĩ thuật trồng và khai thác lâm sản ngoài gỗ như cây dược liệu, cây thực phẩm (măng, nấm, mộc nhĩ,..), kĩ thuật nuôi ong lấy mật, kĩ thuật khai thác, chế biến lâm sản… Ngoài ra còn phải kể đến kĩ thuật bản địa trong trồng, thu hái, sử dụng các loại cây lấy dầu, lấy tinh bột, cây cho nhựa, cho chất thắp sáng, cây làm cảnh…
Trong công tác quản lý, bảo vệ rừng chúng ta cần đặc biệt coi trọng và phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng họ.