7. Cấu trúc đề tài
3.1.2. Định hướng chung
- Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia của người dân. - Bên cạnh việc nâng cao phương cách kiếm sống dựa vào rừng của người dân cần tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng kinh tế. Ưu tiên phát triển các loài cây trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, tập trung ở những vùng có lợi thế cạnh tranh sản xuất ổn định. Trồng cây theo hướng đầu tư thâm canh
- Gắn trồng rừng kinh tế với các cơ sở chế biến
- Thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, bao gồm thị trường dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản.
- Xây dựng các chính sách phù hợp để thu hút khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.
- Có những chính sách hỗ trợ khuyến lâm dành cho người nghèo, để họ có thể sống được bằng "nghề rừng".
- Tăng cường ứng dụng tiến bộ kĩ thuật về giống cây trồng, kĩ thuật lâm sinh và kĩ thuật nông lâm kết hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về KTXH và môi trường.
- Thiết lập hệ thống quản lí và tổ chức thực hiện từ huyện đến xã đến thôn đem lại hiệu quả thiết thực.
- Xây dựng trên 50 km đường lâm nghiệp kết hợp làm đường vận xuất, vận chuyển tại các khu trồng rừng tập trung tại các xã Bạch Ngọc, Ngọc Minh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khai thác, hạ giá thành sản phẩm gỗ tròn tại bãi 1.
- Tạo việc làm thu hút lao động tại địa phương, tạo thu nhập ổn định từ khai thác và trồng rừng nguyên liệu, nâng cao đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo. Gắn quyền lợi kinh tế, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân đối với rừng. Đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Phát huy đầy đủ tính năng phòng hộ, điều hòa nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái. Bảo tồn hệ thực vật, hệ động vật rừng, góp phần làm giàu rừng.