Kiến thức bản địa của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 100 - 102)

7. Cấu trúc đề tài

2.4.2. Kiến thức bản địa của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác

cháy rừng. Ai làm cháy rừng sẽ phải nộp phạt . Chỗ nào cắm nêu (một đoạn cây dài, trên đầu có cài cành lá ), tức chỗ đó đã có chủ , không ai được tự ý xâm phạm. Với khu rừng thờ thổ thần , ai chặt cây hoặc để trâu bò phá hoại cây cối mà làng bị dịch bệnh nhiều , phải đi mời thầy cúng thì người ấy phải chịu toàn bộ phí tổn trong lễ cúng.

Trong quản lý , bảo vệ rừng , vai trò của già l àng, trưởng bản, trưởng họ rất lớn. Họ là người có uy tín trong cộng đồng, là người chịu trách nhiệm cao nhất. Là người đưa ra quy ước, hương ước và có quyền xử phạt những ai vi phạm. Là người tiếp thu, lĩnh hội chính sách của Đảng, Nhà nước, chình quyền địa phương và truyền đạt lại cho bà con thực hiện.

2.4.2. Kiến thức bản địa của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác và bảo vệ rừng vệ rừng

Kiến thức bản địa là những kiến thức do người dân của một cộng đồng phát triển trong nhiều năm và hiện vẫn đang được giữ gìn dựa vào kinh nghiệm; đã được thử nghiệm qua nhiều thế kỉ áp dụng; phù hợp với văn hóa và môi trường của từng địa phương; thay đổi theo cuộc sống của người dân bản

xứ. Khái niệm kiến thức bản địa bao hàm nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, quản lý cộng đồng... trong đó kiến thức bản địa liên quan tới việc quản lý, khai thác và bảo vệ rừng khá phong phú và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong quá trình khai thác rừng, đặc biệt khai thác gỗ tự nhiên đồng bào dân tộc Mông đã rút ra kinh nghiệm là khi chặt cây bao giờ cũng để lại một đoạn gốc khoảng từ 50cm – 1m, như vậy sau một thời gian cây sẽ lên chồi và tái sinh trở lại. Hay khi đi rừng chặt 1 cây to bao giờ họ cũng phải chọn hướng đổ làm sao cho ít ảnh hưởng tới cây con và các cây xung quanh. Đây là một trong những kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng với bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên.

Khi chưa có chính sách giao đất giao rừng thì người Mông đã có sự phân chia rừng thành các loại: Khu chuyên khai thác làm nhà cửa; khu phục vụ chăn nuôi gia súc; khu rừng nguyên sinh để làm chỗ cho thú rừng; khu để canh tác nông nghiệp chủ yếu làm nương rẫy và có sự phân chia theo bản, xã. Khu rừng thuộc địa bàn xã nào thì xã ấy được quyền sử dụng và bảo vệ.

Hầu hết các cộng đồng dân tộc thiểu số đã có truyền thống lâu đời về việc sử dụng, khai thác những sản phẩm LSNG. Trong quá trình khai thác, họ đúc rút được những kinh nghiệm thu hái, chế biến, sử dụng một số LSNG, đặc biệt là cây thuốc. Các loại thuốc chữa bệnh lấy từ rừng rất đa dạng. Theo kinh nghiệm của nhiều dân tộc, thời gian lấy thuốc tốt nhất là vào buổi sáng từ khoảng 7-10h hoặc 2-4h chiều. Cố gắng chọn các hướng núi hoặc đồi đối diện với mặt trời.

Việc bảo vệ các loại cây thuốc quý cũng được đặc biệt chú ý. Với dân tộc Mông khi phát nương gặp cây thuốc, họ để lại và dọn quanh gốc không cho lửa cháy; khi hái những cây thuốc quý hiếm trong rừng họ thường chỉ lấy khoảng 1/2 lá và không hái ngọn, lấy rễ cũng vậy, chủ yếu lấy rễ bàng và chỉ lấy 1 phần, vỏ cây, cành cây cũng lấy 1 phần và vết cắt chéo, phải "sắc",

"ngọt"... sao cho cây vẫn tiếp tục sống và phát triển. Nhiều cây thuốc được họ đem về trồng quanh nhà hoặc trên nương và sau đó được nhân rộng. Nếu những khu rừng trên núi đá vôi mà bị cháy thì nhà nào ở gần khu vực bị cháy sẽ chịu trách nhiệm trước dân làng vì không bảo vệ được khu vực rừng. Người dân chú ý đến việc bảo vệ những khu rừng mọc trên núi đá vôi. Theo quan niệm của họ thì những khu rừng này là thần thánh đã giúp dân làng được bình yên khi vào mùa mưa lũ, bởi rừng giúp cho những tảng đá lớn trên núi không bị lăn xuống gây thiệt hại cho dân làng.

Đối với các loại LSNG khác, đồng bào dân tộc sử dụng nhiều nhất là măng, mỗi dân tộc có cách lấy măng không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bụi tre, vầu. Ngoài ra hệ thống kiến thức bản địa của một số dân tộc còn truyền đạt kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây gỗ, LSNG. Từ những kinh nghiệm chọn giống, tỉa thưa, thu hái, khai thác, phòng chống sâu bệnh, cháy rừng,... tất cả đều là những kiến thức có giá trị lớn trong bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cũng như làm kinh tế rừng.

Việc phát huy mặt tích cực của kiến thức bản địa , đồng thời kết hợp với những kiến thức khoa học sẽ là giải pháp cần thiết cho phát triển s ản xuất, quản lý tài nguyên nói chung và kinh tế rừng nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)