7. Cấu trúc đề tài
1.2.1. Tổng quan về phát triển tài nguyên rừng và vai trò trong việc
nghèo của Việt Nam
1.2.1.1. Tổng quan về phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai, thổ nhưỡng và các điều kiện tự nhiên khác thuận lợi cho thực vật rừng sinh trưởng và phát triển. Theo cơ cấu sử dụng đất năm 2011, diện tích đất dành cho lâm nghiệp là 15.366,5 nghìn ha chiếm 46,4% diện tích tự nhiên đất nước. Trong đó diện tích đất rừng phòng hộ là 5.795,5 nghìn ha, đất rừng đặc dụng 2.139,1 nghìn ha và diện tích đất rừng sản xuất lớn nhất với 7.431,9 nghìn ha chiếm 48,4% diện tích đất lâm nghiệp.[41]
Và tính đến ngày 31/12/2012, tổng diện tích rừng của Việt Nam là 13.515.064 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.285.383 ha, rừng trồng là 3.299.681 ha. Độ che phủ rừng là 39,7%. [8]
Bảng 1.1. Diện tích rừng của Việt Nam tính đến ngày 31/12/2011
(Đơn vị: Ha)
Loại rừng Tổng cộng
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Ngoài quy hoạch rừng và đất LN Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng diện tích rừng 13.515.064 2.011.261 4.644.404 6.677.105 182.294 Rừng tự nhiên 10.285.383 1.930.971 4.018.568 4.292.751 43.093 Rừng trồng 3.229.681 80.290 625.836 2.384.354 139.201 Rừng trồng đã khép tán 2.852.717 70.919 552.789 2.106.055 122.954 Rừng trồng chưa khép tán 376.964 9.371 73.047 278.299 16.247 Độ che phủ rừng 39,70%
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo, đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng. nhiều chương trình, dự án lâm nghiệp được triển khai thực hiện như Chương trình 327, 661… Chương trình 327 được thực hiện theo quyết định số 327-QĐ ngày 15/09/1992 của thủ tướng chính phủ với tên gọi "Một số chủ trương, chính sách sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước" nhằm mục đích “phủ xanh đất trống đồi trọc”.
Mục tiêu đầu tiên của chương trình là khuyến khích trồng và bảo vệ rừng, cải tạo sử dụng đất, tăng mức sống và hỗ trợ chương trình định canh định cư. Mỗi hộ trong vùng dự án được giao một diện tích đất nhất định để trồng rừng, bảo vệ, làm giàu trữ lượng rừng. Ở những nơi phù hợp, đất cũng được giao để chăn thả súc vật ăn cỏ và sản xuất cây lương thực hoặc các loại cây có giá trị kinh tế. Đặc biệt dự án trồng mới 5 triệu ha rừng hay còn gọi tắt là dự án 661. Đây là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam theo đó là trồng mới 5 triệu hecta rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. Trong thời gian qua nhiều địa phương thuộc khu vực miền núi đã xây dựng, triển khai và thực hiện tốt dự án này nhằm góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới. Đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Với nhiều chủ trương chính sách và biện pháp, diện tích rừng trồng tập trung ở nước ta đã tăng lên đáng kể. Việc tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng góp phần nâng độ che phủ rừng trên toàn quốc từ 27,2% (1990) lên 37% (2005) - 38,7% (2008) - 39,1% (2009) và 39,7% (2011).
Bảng 1.2. Diện tích rừng trồng tập trung của Việt Nam giai đoạn 1990-2010 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm 1990 1992 1995 2001 2006 2008 2009 2010 DT rừng trồng TT 100,3 122,8 209,6 190,8 192,7 200,1 243,0 252,5
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011
Tuy nhiên diện tích rừng trồng tập trung chưa đồng đều giữa các năm và giữa các tỉnh thành phố. Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp.
Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa. Đã có nhiều khu rừng các loài cây bản địa, phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến gỗ (chủ yếu là dăm, giấy). Năng suất, sản lượng gỗ khai thác và lâm sản hàng hóa tăng nhanh, đến năm 2010 Việt Nam đạt hơn 4 triệu m3
gỗ khai thác. Thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1.3. Sản lƣợng gỗ khai thác của Việt Nam giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: Nghìn m3)
Năm 2000 2002 2005 2006 2007 2008 2009 2010
SL gỗ
KT 2375,6 2504,0 2996,4 3128,5 3461,8 3610,4 3766,7 4042,6
Sau 10 năm, sản lượng gỗ khai thác của nước ta tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 đạt 18.714,7 tỷ đồng. Trong đó trồng và nuôi rừng là 2.711,1 tỷ đồng, khai thác lâm sản là 14.948,0 tỷ đồng và các hoạt động dịch vụ và lâm nghiệp khác là 1.055,6 tỷ đồng, [41]
Công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện ngày càng hiệu quả nhờ chủ trương xã hội hóa. Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm trường quốc doanh đứng ra chịu trách nhiệm quản lý. Về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy định pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư. Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức tham gia bảo vệ.
Bảng 1.4. Diện tích rừng của Việt Nam theo loại chủ quản lý tính đến ngày 31/12/2011
(Đơn vị: Ha)
Loại rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng
Tổng diện tích 10.285.383 3.229.681
Ban quản lý rừng 3.972.371 549.813
Doanh nghiệp Nhà nước 1.462.049 509.428
Tổ chức kinh tế khác 36.562 106.637 Đơn vị vũ trang 203.866 61.019 Hộ gia đình 1.991.334 1.519.022 Cộng đồng 266.021 32.963 Tổ chức khác 606.798 94.178 UBND 1.746.384 356.641
Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức cao. Bảng 1.5. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá ở nƣớc ta giai đoạn 2000 - 2009 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm 2000 2003 2004 2006 2007 2008 2009 DT rừng bị cháy 1045,9 5510,6 4787,0 2386,7 5136,4 1549,7 1658,0 DT rừng bị chặt phá 3542,6 2040,9 2254,0 3124,5 1348,1 3172,2 1563,0
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
Nguyên nhân chủ yếu do đốt dọn thực bì làm nương rẫy, hút thuốc, dùng lửa để săn bắt, hun khói lấy mật ong… và hoạt động khai thác rừng trái phép.
Định hướng phát triển tài nguyên rừng trong giai đoạn tới ở nước ta được nhắc đến trong rất nhiều các kế hoạch, mục tiêu, chương trình, dự án của Nhà nước, trong đó ngày 9 tháng 01 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 57/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu chủ yếu: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững; (ii) Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, (iii) Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.[16]
Với các nhiệm vụ cụ thể:
Bảo vệ rừng
- Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13.388.000 ha rừng hiện có (tính đến 31 tháng 12 năm 2010) và 750.000 ha rừng khoanh nuôi tái sinh, 1.250.000
ha rừng trồng mới trong giai đoạn 2011 - 2014: đến năm 2015 diện tích rừng đạt khoảng 14.270.000 ha, năm 2020 đạt 15.100.000 ha;
- Giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
Phát triển rừng
- Cả giai đoạn 2011 - 2020:
+ Trồng rừng: 2.600.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 250.000 ha (bình quân 25.000 ha/năm), trồng mới rừng sản xuất 1.000.000 ha (bình quân 100.000 ha/năm) và trồng lại rừng sau khai thác 1.350.000 ha (bình quân 135.000 ha/năm);
+ Khoanh nuôi tái sinh: 750.000 ha (chủ yếu là rừng phòng hộ, đặc dụng), trong đó khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp 350.000 ha, khoanh nuôi tái sinh mới 400.000 ha;
+ Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 350.000 ha (bình quân 35.000 ha/năm); + Trồng cây phân tán: 500 triệu cây (bình quân 50 triệu cây/năm);
+ Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 25% vào năm 2020 so với năm 2011.
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Trồng rừng: 1.250.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 150.000 ha (bình quân 30.000 ha/năm), trồng mới rừng sản xuất 500.000 ha (bình quân 100.000 ha/năm) và trồng lại rừng sau khai thác 600.000 ha (bình quân 120.000 ha/năm);
+ Khoanh nuôi tái sinh: 550.000 ha, trong đó khoanh nuôi tái sinh rừng chuyển tiếp 350.000 ha, khoanh nuôi tái sinh mới 200.000 ha;
+ Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 150.000 ha (bình quân 30.000 ha/năm); + Trồng cây phân tán: 250 triệu cây (bình quân 50 triệu cây/năm);
+ Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 10% vào năm 2015 so với năm 2011. [16]
1.2.1.2. Vai trò của rừng trong việc giảm nghèo ở Việt Nam
Đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng miền núi, là vùng đầu nguồn của nhiều hệ thống sông suối, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và là nơi định cư của gần 25 triệu người, trong đó có khoảng 13 triệu đồng bào vùng dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% dân số cả nước. " Rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo sống gần với rừng, rừng là sinh kế của họ, vì vậy các chiến lược giảm nghèo cần quan tâm thích đáng đến tài nguyên rừng. Ngược lại không thể hình dung một chính sách nhà nước chặt chẽ về rừng mà không chú trọng đến ý nghĩa và tác động của chủ trương giảm nghèo của Việt Nam. Theo cách này hay cách khác, giảm nghèo nông thôn quy mô lớn sẽ tác động đến các kế hoạch trồng rừng quy mô lớn".[1]
Để giải quyết được đói nghèo cho các cộng đồng sống trong rừng, sống phụ thuộc vào rừng thì không có giải pháp nào khác là phải dựa vào rừng, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên rừng thông qua đổi mới lâm trường quốc doanh; thực hiện mô hình đồng quản lý và chia xẻ lợi ích với cộng đồng dân cư địa phương..
Tài nguyên rừng đã đang và sẽ ngày càng có vai trò lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của rừng và kinh tế rừng. Vì vậy cần phát triển mạnh hơn nữa từ việc trồng, khai thác rừng trồng và bảo vệ rừng tự nhiên hiện có.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, tài nguyên rừng ở Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ rừng cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người và đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội địa. Đảng và Nhà nước tiếp tục kiên trì cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế rừng. Xã hội hóa được coi là phương thức và công cụ để đạt mục tiêu tạo thêm 2 triệu việc làm mới trong lâm nghiệp; tăng thu nhập, góp phần xóa
đói giảm nghèo 70% số hộ trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm như đã xác định trong Chiến lược lâm nghiệp quốc gia. [6]
Xã hội hóa nghề rừng trong giai đoạn vừa qua đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Một trong 3 thành tựu cơ bản nhất của kinh tế rừng trong giai đoạn vừa qua là thông qua xã hội hóa, kinh tế rừng tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người (Ví dụ: tại Bắc Kạn, thu nhập từ lâm nghiệp của nhóm hộ thoát nghèo chiếm 32,8% tổng thu nhập, nhóm hộ khá là 16,8%; tại Tây Nguyên, thu nhập từ lâm nghiệp của nhóm hộ khá là gần 40%, nhóm hộ nghèo là 17%). [26]
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã theo dõi một số địa điểm cụ thể ở nước ta và đi đến kết luận rằng khoán bảo vệ rừng đối với các rừng phòng hộ và đặc dụng đã góp phần giảm nghèo nhờ có phí quản lý, bảo vệ rừng.
Như vậy có thể nói diện tích rừng tăng lên, ở mức độ nhất định nó góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta. Năm 2011 diện tích rừng Việt Nam tăng 127 nghìn ha, góp phần vào công cuộc giảm 1,6% tỉ lệ hộ nghèo so với năm 2010.
Bảng 1.6. Diện tích rừng, tỉ lệ che phủ rừng và tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011
Năm Diện tích rừng (Nghìn ha) Tỉ lệ che phủ rừng (%) Tỉ lệ hộ nghèo (%) 2010 13.388,1 39,5 14,2 2011 13.515,1 39,7 12,6
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011
Tuy nhiên tác động của tài nguyên rừng đối với xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, cần phải có những giải pháp đồng bộ và thiết thực để người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể làm kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.